Bạn Cần Làm Gì Khi Là F0? - CarePlus
Có thể bạn quan tâm
ĐỪNG LO LẮNG VIỆC LÀ F0 PHẢI CÁCH LY TẠI NHÀ.BÁC SĨ CAREPLUS SẼ ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN.
10 ĐIỀU CẦN LÀM KHI LÀ F0: 1. Bình tĩnh, không hoảng sợ 2. Áp dụng các biện pháp tránh lây cho người xung quanh 3. Tiếp tục điều trị tốt bệnh nền (nếu có) 4. Ngủ đủ giấc 5. Uống đủ nước 6. Ăn đủ, dễ tiêu, đa dạng thức ăn, không được bỏ bữa 7. Thể dục nhẹ nhàng tại chỗ 8. Theo dõi các triệu chứng của cơ thể. Kiểm tra nhiệt độ, nhịp thở ngày 2 lần. Kiểm tra oxy máu SpO2 (nếu có máy). Ghi chép các kết quả này và các biểu hiện bất thường vào sổ. 9. Không tự ý điều trị theo những phương pháp chưa được kiểm chứng 10.Liên hệ khám cấp cứu ngay nếu có dấu hiệu nặng
YÊU CẦU VỀ PHÒNG Ở CỦA NGƯỜI CÁCH LY: - Biệt lập với các phòng còn lại. Thoáng gió với bên ngoài. Không nên dùng máy lạnh, nếu dùng không để nhiệt độ quá thấp. - Phòng có tiện nghi sinh hoạt, tốt nhất là sử dụng phòng tắm, vệ sinh riêng hoặc cọ rửa các bề mặt tiếp xúc ngay sau khi sử dụng. - Chuẩn bị bàn riêng để nhận đồ để hạn chế tiếp xúc gần. - Luôn đóng cửa CÁC BIỆN PHÁP GIÚP TRÁNH LÂY NHIỄM CHO NGƯỜI NHÀ: - Thông báo với người bạn đã tiếp xúc trong khoảng thời gian bạn nghi mình đã mắc Covid-19 (bạn có thể lây bệnh cho người khác từ sau khi bạn tiếp xúc với nguồn lây từ 48 giờ). - Người nhiễm F0 nên tự chăm sóc bản thân , ví dụ: tự giặt giũ trong phòng trước (nếu được). - Chỉ 01 người ít nguy cơ nhất (trẻ, không bệnh nền) chăm sóc người F0 khi cần thiết. - Người cùng nhà khi thu gom vật dụng phải trang bị bảo hộ kỹ lưỡng. Chuẩn bị bàn riêng để nhận/giao đồ được vệ sinh bằng cồn ≥ 60 độ hoặc chất tẩy rửa thường xuyên. - Phân loại rác có nguy cơ lây nhiễm cao. - Lau chùi tất cả đồ vật chung trong nhà (bàn ghế, nắm cửa, lavabo, bồn vệ sinh) bằng cồn ≥60 độ hoặc chất tẩy rửa thường xuyên. - Tránh tiếp xúc thú cưng, không dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân - Người bị F0 tránh ra khỏi phòng. Không tiếp khách. ĐIỀU TRỊ TỐT CÁC BỆNH NỀN SẴN CÓ - Bệnh nền là các bệnh mạn tính sẵn có như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, trầm cảm, động kinh, viêm gan B, C… - COVID-19 dễ bị nặng và biến chứng ở người có bệnh nền, do vậy cần phải kiểm soát tốt bệnh nền giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19 và biến chứng nặng. - Người nhiễm Covid-19 nếu có bệnh nền đang ổn cần tiếp tục điều trị, nếu không thể tái khám hay liên lạc với bác sỹ có thể dùng tiếp toa thuốc đang sử dụng ổn định. - Nếu bệnh nền trở nên bất ổn: như huyết áp dao động, đường tăng hơn mức an toàn…cần đi khám lại ngay.
CÁC LOẠI THUỐC GIÚP GIẢM TRIỆU CHỨNG COVID-19 CÓ THỂ SỬ DỤNG TẠI NHÀ: Khi có triệu chứng, cần thông báo ngay cho Nhân viên Y tế đang theo dõi. Các loại thuốc điều trị triệu chứng Covid-19 có thể sử dụng tại nhà: - Thuốc hạ sốt, giảm đau chứa acetaminophen như Panadol, Efferalgan, Tylenol, Hapacol… Chỉ nên dùng khi sốt cao hoặc đau nhiều, liều acetaminophen cho phép là 10-15 mg/kg/ lần, không nên dùng quá 4 lần hoặc 3g/24 giờ, khoảng cách 2 liều ít nhất 4 giờ. - Oresol bù nước nếu có tiêu chảy - Phosphalugel, omeprazole, lansoprazole, rabeprazole… nếu có đau dạ dày - Vitamin D 1000UI/ ngày hoặc phơi nắng 10-15 phút/ ngày, uống sữa, ăn trứng, nấm… - Thuốc ho long đàm như bromhexin, acetylcystein, thảo dược… - Các biện pháp dân gian trị cúm, đau họng.. và các biện pháp khác có vai trò hỗ trợ như: Xông hơi (lưu ý chỉ xông khi bị sốt, đau nhức người mà không ra được mồ hôi. Chỉ nên xông mũi họng. Không được xông quá nhiều sẽ làm cơ thể mất nước), Súc họng miệng bằng nước muối (chỉ hiệu quả trong việc vệ sinh đường hô hấp trên, không thể giúp tiêu diệt virus như lời đồn). Lưu ý: KHÔNG TỰ Ý ĐIỀU TRỊ THEO TIN ĐỒN như sử dụng thuốc Corticoid, thuốc chống đông máu, thuốc phun khí dung, thuốc kháng sinh,... CÁC TRIỆU CHỨNG NẶNG CẦN NHẬP VIỆN CẤP CỨU: Các triệu chứng nặng thường xuất hiện ngày thứ 7-10 của bệnh, có thể sớm hay muộn hơn. Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng dưới đây, bạn cần liên hệ ngay với Cấp cứu 115/ Tổng đài 1022 hoặc Đội phản ứng nhanh tổ dân phố / Phường / Quận để được nhập viện càng sớm càng tốt: - Cảm thấy rất khó thở/ Đau dai dẳng hoặc cảm giác tức, nặng, có áp lực trong lồng ngực. - Không thể tỉnh táo.Môi, đầu ngón tay, da nhợt nhạt và lạnh hơn bình thường, mất sức sống - Giảm khả năng gắng sức, mệt lả - Bệnh nền bất ổn - Nhịp thở trên 24 lần/ phút, SpO2 máu dưới 94% ---- Ai là đối tượng F0 được cách ly tại nhà: - Mới được phát hiện tại cộng đồng, KHÔNG TRIỆU CHỨNG, KHÔNG YẾU TỐ NGUY CƠ (bệnh nền, béo phì) được cách ly tại nhà trong 14 ngày. - Đang điều trị tại CSYT, KHÔNG TRIỆU CHỨNG, đủ điều kiện xuất viện vào ngày thứ 7, được tiếp tục theo dõi, giám sát y tế taị nhà trong 14 ngày. - Người có tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 hoặc sống trong khu vực có nhiều ca nhiễm Covid-19. Đừng lo lắng và hoảng sợ nếu không may là F0 phải cách ly tại nhà. CarePlus sẽ đồng hành cùng bạn qua chương trình "HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN Y TẾ TỪ XA CHO NGƯỜI ĐANG CÁCH LY TẠI NHÀ". Đội ngũ Bác sĩ CarePlus sẽ theo dõi, hỗ trợ tư vấn y tế đưa ra những hướng dẫn chuyên môn kịp thời nếu có triệu chứng khó thở hoặc có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp nào khác, bên cạnh chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần dù bạn đang ở bất cứ đâu. Tư vấn chuyên sâu trong vòng 15 phút với gia dịch vụ chỉ 300.000đ.
ĐĂNG KÍ TẠI ĐÂY
Từ khóa » Fo Thì Làm Gì
-
Nếu Chẳng May Bạn Là F0, Cần Làm Gì Và Không Nên Làm Gì? - Bộ Y Tế
-
Nếu Chẳng May Bạn Là F0, Cần Làm Gì Và Không Nên Làm Gì?
-
Hướng Dẫn Về COVID-19 Dành Cho Công Chúng
-
Bạn Cần Làm Gì Khi Bạn Hoặc Nhà Có Trẻ Mắc COVID-19 - UNICEF
-
[PDF] Hướng Dẫn Cách Ly Tại Nhà đối Với Người Tiếp Xúc Gần Với Bệnh ...
-
Cần Phải Làm Gì Nếu Bị Bệnh - Covid-19
-
LÀM SAO ĐỂ SỐNG CHUNG NHÀ AN TOÀN VỚI F0?
-
[PDF] Hướng Dẫn Cách Ly Tại Nhà Dành Cho Người Tiếp Xúc Gần Với ...
-
[PDF] Phải Làm Gì Nếu Quý Vị Có Kết Quả Dương Tính
-
[PDF] Cần Làm Gì Nếu Quý Vị Tiếp Xúc Gần Với Người Nhiễm COVID-19
-
Bộ Y Tế Hướng Dẫn F0 điều Trị Tại Nhà - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Xuất Hiện Triệu Chứng COVID-19? - Medinet
-
Xử Lý Như Thế Nào Nếu Có Ca Bệnh COVID-19 Tại Công Ty, Tòa Nhà Văn ...
-
Cuộc Chiến Với COVID – 19: Bình Tĩnh để Chiến Thắng - HCDC