Bản Chất Của Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Học Luật OnLine

Xét về nguyên tắc, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới có bản chất khác hẳn với các kiểu nhà nước trước đó. Bản chất này là do cơ sở kinh tế – chính trị và các đặc điểm của việc tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị trong chế độ xã hội chủ nghĩa quy định.

..

Những nội dung cùng được quan tâm:

  • Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • Chức năng, bộ máy và hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • Hình thức nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
  • Nhà nước trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

..

Mục lục: Toggle
  • 1. Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • 2. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013
    • a) Tính giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    • b) Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    • c) Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    • d) Tính thời đại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Về bản chất, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các đặc trưng sau:

– Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị – hành chính, một bộ máy cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ còn là “nửa nhà nước ”.

>>> Xem thêm: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất

– Dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, nhà nước mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tự do dân chủ và tự do cá nhân… Thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng ghi nhận nhiều hơn các quyền con người thành quyền công dân, đồng thời xây dựng một cơ chế hữu hiệu để nhân dân thực hiện các quyền dân chủ.

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước: Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như:

+ Nhân dân thông qua bầu cử dân chủ lập ra hệ thống cơ quan đại diện;

+ Nhân dân thông qua các tổ chức xã hội tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ;

+ Nhân dân trực tiếp làm việc, phục vụ trong các cơ quan nhà nước;

+ Nhân dân thực hiên quyền lực thông qua các hoạt động đưa ra những yêu cầu, kiến nghị.

>>> Xem thêm: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài những đặc điểm thể hiện bản chất chung giống bất kỳ nhà nước xã hội chủ nghĩa thì còn có những đặc điểm riêng thể hiện nét riêng có của mình, cụ thể: Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; Nhà nước ta được tổ chức và hoạt động trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà nước và công dân; Nhà nước mang tính nhân đạo sâu sắc, tất cả vì giá trị con người; Nhà nước ta mở rộng chính sách đối ngoại, hướng tới việc góp phần xây dựng một thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.

Những đặc điểm của Nhà nước ta được thể hiện nhất quán trong các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trong tổ chức và hoạt động của nhà nước và được pháp luật quy định một cách chặt chẽ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

2. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013

hien-phap-2013

Điều 2 Hiếu pháp 2013 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cụ thể:

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước;

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân;

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thể hiện cụ thể bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm các đặc trưng sau:

a) Tính giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tính giai cấp công nhân của Nhà nước ta được quy định bởi tính tiên phong và sự lãnh đạo của giai cấp này. Tính tiên phong của giai cấp công nhânđược thể hiện trong quá trình đấu tranh cách mạng, ở sự trung thành với lý tưởng cách mạng, ở khả năng nhận thức và tư tưởng đổi mới, phát triển.

Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và của toàn xã hội.

b) Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết dân tộc. Các dân tộc anh em đều bình đẳng trước pháp luật. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, được Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt để phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Các chính sách xã hội thể hiện tính dân chủ, nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đang được triển khai thực hiện ở vùng đồng bào các dân tộc. Ngày nay, tính dân tộc đó được phát huy nhờ kết hợp với tính giai cấp, tính nhân dân và tính thời đại.

c) Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”.

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nhân dân thiết lập nên Nhà nước bằng quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức giám sát, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của họ; tham gia góp ý vào các dự án chính sách, pháp luật.

Tính nhân dân không phủ nhận các biện pháp cương quyết, mạnh mẽ của Nhà nước nhằm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Vì vậy, cùng với việc đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, Nhà nước cần tăng cường bộ máy cưỡng chế để đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội và cho từng cá nhân con người.

d) Tính thời đại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước ta hiện nay đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội. Nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phương tiện để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam còn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa…

Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể hiện sinh động trong chính sách đối ngoại với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

Xem thêm:

  • Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 2013
  • Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam theo hiến pháp 2013

Các tìm kiếm liên quan đến Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam theo hiến pháp 2013, liên hệ nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, sự ra đời và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, trình bày bản chất chức năng của nhà nước chxhcn việt nam, trình bày bản chất của nhà nước, chức năng của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam mang bản chất của giai cấp nào

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

Bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013?

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

5/5 - (27690 bình chọn)
  • Bản chất
  • Nhà nước
  • Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Bài viết liên quan

  • Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩaSự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giớiCác kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới
  • So sánh nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư sảnSo sánh nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư sản
  • Hình thức nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamHình thức nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Khái niệm, nguồn gốc, bản chất và chức năng của nhà nướcKhái niệm, nguồn gốc, bản chất và chức năng của nhà nước
  • Các bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩaCác bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • So sánh chức năng của nhà nước tư sản với nhà nước xã hội chủ nghĩaSo sánh chức năng của nhà nước tư sản với nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCNPhương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN

Từ khóa » Các đặc Trưng Cơ Bản Của Nhà Nước Chxhcnvn