Bản Chất Của Tiền Tệ Là Gì? - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Bản chất của tiền tệ là gì?
Trả lời:
Về bản chất, tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.
Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:
Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.
Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường.
CÙNG TOP TÀI LIỆU HIỂU THÊM VỀ KHÁI NIỆM CŨNG NHƯ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ NHÉ!
Mục lục nội dung Tiền tệ là gì?Chức năng của tiền tệTiền tệ là gì?
Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị. Đồng thời cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Theo Mac, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
Theo Mác, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giá trị. Quá trình phát triển của các hình thái giá trị để đi đến hình thái giá trị diễn ra như sau:
Hình thái giá trị tương đối – vật ngang giá chung.
Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng xuất hiện sau lần phân công lao động lần thứ nhất. Lúc này giá trị của vật không chỉ biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của một vật mà còn biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của nhiều hàng hoá khác.
Hình thái giá trị chung khi sự phân công lao động lần thứ 2, thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp.
Hình thái tiền tệ khi vật ngang giá chung cố định ở một thứ hàng hoá, đó là kim loại (kẽm, đồng, sắt, bạc, vàng) chỉ đến lúc này thì hình thái tiền tệ mới được xác lập và vàng với tư cách là vật ngang giá chung và đã trở thành tiền tệ, gọi là kim tệ.
Kết luận:
Sự ra đời và tồn tại của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Và trong quá trình này nó xuất hiện vật ngang giá chung.
Vàng, tiền tệ được coi là một hàng hoá đặc biệt.
Theo các nhà kinh tế hiện đại: Tiền được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.
Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là “tiền lưu thông”. Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền pháp định) do Nhà nước (Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính…) phát hành, tiền hàng hóa (vỏ sò, gạo, muối, vàng), tiền thay thế (coupon, dặm bay, điểm thưởng, phỉnh poker,…), hoặc tiền mã hóa do một mạng lưới máy tính phát hành (điển hình là Bitcoin).
Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy.
Chức năng của tiền tệ
Tiền tệ là thước đo giá trị, dùng để đo lường giá trị của các loại hàng hóa. Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được đo lường bằng giá trị của tiền tệ. Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến chức năng tiêu chuẩn giá cả chức năng của tiền tệ.
– Chức năng là phương tiện trao đổi: Khi tiền tệ xuất hiện, cũng là lúc quá trình trao đổi hàng hóa dần xuất hiện. Hình thức trao đổi trực tiếp dần dần chuyển qua trao đổi gián tiếp thông qua trung giang của tiền tệ. Tiền là vật ngang giá chung, là trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận lợi hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.
– Chức năng là phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo khoảng cách bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến trong các quan hệ xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người…Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.
Tiền làm phương tiện trao đổi chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng hóa lấy tiền rồi lại dùng tiền để mua lại hàng hóa mà mình cần. Bản thân tiền giấy không có giá trị vì vậy việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.
– Chức năng phương tiện thanh toán. Cùng với tiền quá trình trao đổi hàng hóa giữa người với người được đơn giản hóa đi rất nhiều. Người nông dân có thể bán lúa cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để mua công cụ.
– Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở rộng sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế. Tiền có được chức năng này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất. tích lũy. Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì vậy hầu như các loại hàng hóa không hư hỏng mới được sử dụng làm tiền, ví dụ vàng hay kim cương. Nếu không có tiền thì người nông dân chỉ có thể trao đổi lúa gạo của mình để đổi lấy các hàng hóa khác đến khi chúng bị hư hỏng.
Vì thế người nông dân nên trao đổi nông phẩm để đổi lấy tiền để tích lũy và bảo toàn được giá trị của nó.
– Chức năng tiền tệ thế giới. Tiền tệ của một nước có chức năng tiền tệ thế giới khi được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc. Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.
Từ khóa » Bản Chất Tiền Tệ Là Gì Chọn ý đúng
-
Bản Chất Tiền Tệ Là Gì? Chọn Các ý đúng: - HOC247
-
Tiền Tệ Là Gì? Phân Tích Bản Chất Và Các Chức Năng Của Tiền Tệ?
-
Bản Chất Tiền Tệ Là Gì? Chọn Các ý đúng
-
Bản Chất Tiền Tệ Là Gì? Chọn Các ý đúng:
-
Bản Chất Tiền Tệ Là Gì? Chọn Các ý đúng: - Trắc Nghiệm Online
-
Bản Chất Tiền Tệ Là Gì? Chọn Các ý đúng: D. Cả A, B, C Trắc Nghiệm ...
-
Bản Chất Tiền Tệ Là Gì Chọn Các ý đúng - Học Tốt
-
Bản Chất Tiền Tệ Là Gì? Chọn Các ý đúng: | 7scv
-
Tiền Tệ Là Gì ? Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Nền Kinh Tế Thị Trường ?
-
Nguồn Gốc, Bản Chất Và Chức Năng Của Tiền Tệ
-
Tiền Tệ – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] Bảng Chú Giải Thuật Ngữ Các định Nghĩa - IFAC
-
[DOC] MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
-
[PDF] Lý Luận Của C.mác Về Giá Trị Thặng Dư Và Các Hình Thức Biểu Hiện Của ...