Bạn Có Biết đọc Sách Không? :: Suy Ngẫm & Tự Vấn
Có thể bạn quan tâm
Đọc lướt qua:Nhằm khái quát những khái niệm ban đầu và nội dung của nó trong cuốn sách. Với những bạn có năng khiếu, chỉ bằng cách đọc lướt đã nắm được điều cốt yếu nhất như ý chính, sự việc chính... Khi đọc lướt, có thể bỏ qua một số trang, đoạn nào đó, hoặc dừng lại ở một số trang, đoạn nào đó. Cách đọc này sử dụng khi đọc để tìm hiểu một vấn đề nào đó đã được chuẩn bị, cần làm rõ thêm, khẳng định thêm; hoặc tìm những cách diễn đạt khác nhau cho một vấn đề nhất định.
Đọc có trọng điểm (hay đọc từng phần):Là cách đọc từng đoạn, từng phần đã được lựa chọn từ trước nhằm tập trung sức lực và thời gian cho những nội dung cần thiết, cho một công việc đã được chuẩn bị.
Đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kĩ:Cách đọc này nhằm khái quát toàn bộ cuốn sách chứ không đi sâu vào những nội dung cụ thể. Khi đọc không bỏ qua trang nào cũng không dừng lại suy ngẫm ở nội dung nào mà chỉ nắm xem, điều đó đã được bàn tới, và bàn ở mức độ nào. Với các cuốn sách ta chưa biết xu hướng, tư tưởng, giá trị... cũng có thể đọc theo cách này.
Đọc nghiền ngẫm nội dung cuốn sách:Đây là cách đọc quan trọng nhất, cần thiết nhất trong tự học để lĩnh hội đầy đủ nội dung cuốn sách. Từng nội dung, từng vấn đề được xem xét tìm hiểu cặn kẽ, có đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm và những cuốn sách khác về những vấn đề đã được đề cập trong dó. Những nội dung tư tưởng của cuốn sách được người đọc đánh giá, phê phán và hiểu đầy đủ, sâu sắc.
Đọc thụ động:Cũng với cách đọc toàn bộ hay đọc lướt, nhưng người đọc hoàn toàn theo sự dẫn dắt của tác giả, chấp nhận hoàn toàn, lấy đó làm những tín điều; nhìn nhận và xem xét vấn đề bằng con mắt của tác giả.
Đọc chủ động:Là cách đọc mà khi xem xét những tư tưởng cuốn sách đề cập, người đọc luôn đối chiếu, đánh giá nó. Mọi sự chấp nhận hay phản đối đều được người đọc dựa trên cơ sở sự đánh giá, đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm; được nhận thức theo thế giới quan, tình cảm của mình. Từ những nhận thức đó mà rút ra những kết luận cần thiết cho bản thân người đọc.
Đọc nông:Chỉ khai thác nội dung, tư tưởng cuốn sách ở trình độ chấp nhận hoặc có phê phán chung chung mà chưa thể hiện được sự nghiền ngẫm cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc những cuốn sách giải trí thì cách đọc này là phù hợp, đỡ tốn công sức.
Đọc sâu:Là cách đọc đòi hỏi phải nghiền ngẫm sâu sắc nội dung cuốn sách để hiểu cặn kẽ, lĩnh hội có phê phán những tư tưởng mà cuốn sách đề cập. Đây cũng là cách đọc quan trọng được sử dụng trong tự học.
Từ khóa » Truyện đọc để Suy Ngẫm
-
9 Bài Học đáng để Suy Ngẫm Về Cuộc Sống
-
10 Câu Chuyện đáng Suy Ngẫm | Vietstock
-
Đọc & Suy Ngẫm - Tinh Hoa
-
7 Mẩu Chuyện đáng Suy Ngẫm - Thay đổi Cách Nghĩ
-
Câu Chuyện đáng Suy Ngẫm Archives - Học Trường Đời
-
10 Câu Chuyện Cực Ngắn đáng Suy Ngẫm
-
Những Mẫu Chuyện Nhỏ Về Cuộc Sống Bạn Nên Suy Ngẫm
-
8 Câu Chuyện ý Nghĩa Về Cuộc Sống Bạn Nên đọc Một Lần Trong đời
-
4 Mẩu Truyện Ngắn đáng Suy Ngẫm Sẽ Thay đổi Cuộc đời Bạn
-
Những Câu Chuyện Suy Ngẫm Hay Về Cuộc Sống
-
7 Câu Chuyện để Ta Suy Ngẫm
-
Truyện Rất Ngắn (Tổng Hợp) - Đọc Và Suy Ngẫm - FMM Việt Nam
-
10 Câu Chuyện Thâm Thúy Về Cuộc Sống Làm Thay đổi Cuộc Đời Bạn
-
4 Giai đoạn Cuộc đời, đọc Và Suy Ngẫm.