BẠN CÓ PHẢI NGƯỜI CÓ EQ CAO? - Mentori

Chỉ số EQ là gì?

EQ là viết tắt tiếng anh của Emotional Quotient - chỉ số cảm xúc và được phiên dịch sang tiếng việt là khả năng nhận diện, kiểm soát những suy nghĩ, cảm xúc. Nhưng sự nhận diện và kiểm soát này không chỉ riêng bản thân mà còn ở những người xung quanh. Do đó, các nhà nghiên cứu tâm lý học thường lý giải EQ là chỉ số dùng để đo lường khả năng trí tuệ về mặt cảm xúc. 

Dựa trên một số yếu tố cho thấy, hành vi của con người có liên quan đến những cảm xúc bên trong. Do đó, trong mọi tình huống tích cực hoặc tiêu cực thì những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường dễ dàng nhận diện, chịu áp lực và điều khiển cảm xúc của mình. Đặc biệt, sự bình tĩnh, nhẫn nại, kiềm chế cảm xúc không chỉ giúp bạn giảm thiểu khả năng cư xử sai trái. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường có nhiều cơ hội thành đạt trong những ngành nghề liên quan đến đời sống xã hội, là người có khả năng nhận thức, điều tiết, đánh giá cảm xúc của bản thân và của mọi người, do vậy họ có tiềm năng lớn để trở thành những nhà lãnh đạo giỏi. Bởi lẽ, họ vốn dĩ là những người có nhiều tình cảm, dễ cảm thông và biết điều khiển cảm xúc đúng mực. Bên cạnh đó, sự phát triển của EQ cũng góp phần bộc lộ sự thông minh ngay từ lúc còn nhỏ. 

Người có EQ cao rất được mọi người xung quanh yêu mến và giúp đỡ nhờ sự thấu hiểu mà họ có được, thể hiện rõ rệt qua chỉ số trí tuệ cảm xúc. Đồng thời, họ luôn là những người biết nhận diện, kiểm soát cảm xúc của bản thân và người khác đi theo hướng tích cực, hạn chế gây ra căng thẳng. Với khả năng điều chỉnh cảm xúc một cách đúng mực, đời sống của những người có chỉ số EQ cao thường ít bị áp lực tác động và luôn duy trì sự lạc quan. 

Với đặc trưng ở những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao là sự thấu hiểu, nhìn nhận và điều chỉnh cảm xúc đúng đắn, tuýp người này thường khá phù hợp với công việc xã hội. Điển hình như người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, nhà văn hóa, nhà tâm lý học, người lãnh đạo - quản lý,... Bởi lẽ, những công việc này luôn đòi hỏi ở bản thân mỗi người sự kiên trì, nhẫn nại và có thể vạch ra những định hướng để nâng đỡ, giúp đỡ người khác. 

Nhiều người cho rằng, sự thành công ở những người tài giỏi không chỉ phụ thuộc vào trí óc thông minh mà còn có cả sự phát triển của EQ. Thực tế cho thấy, những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc ở mức khá trở lên thường sống giàu tình cảm, luôn yêu thương, cảm thông, đồng cảm cho người khác. Chính vì thế mà họ luôn là người biết giúp đỡ, nâng đỡ những người xung quanh. Nhờ đó mà họ thường nhận được sự nể trọng, yêu mến và nhiệt tình của mọi người.

Người có chỉ số EQ cao thường suy nghĩ tích cực

Chỉ số EQ được biểu hiện qua một số đặc tính quan trọng sau:

Khả năng tự nhận thức: Hiểu rõ cảm xúc và suy nghĩ bên trong bản thân.

Khả năng kiểm soát cảm xúc: Tự điều chỉnh được những cảm xúc đó sao cho phù hợp hoàn cảnh và tích cực nhất.

Khả năng đồng cảm: Không chỉ hiểu bản thân mà còn nhận thức được những điểm tương đồng trong cảm xúc của bản thân với người khác, tạo nên sự thấu hiểu và đồng điệu.

Khả năng tạo động lực: Bên cạnh việc hiểu và điều chỉnh thứ bản thân sẵn có, còn là khả năng tự tạo ra mục tiêu rõ ràng và thái độ tích cực để thúc đẩy bản thân hoàn thành mục tiêu đó.

Khả năng giao tiếp: Có cách truyền đạt rõ ràng cũng như truyền được cảm hứng tới người khác

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số EQ

Yếu tố di truyền: Nồng độ oxytocin, gen HTR2A, biến thể gen COMT,...

Yếu tố từ môi trường: Môi trường gia đình, Trường lớp, Những người xung quanh trẻ, Xã hội và các mối quan hệ xã hội

Sự ảnh hưởng của EQ

Trong cuốn “Hướng dẫn về trí thông minh cảm xúc”, Kerry Goyette - người sáng lập và chủ tịch của Aperio Consulting Group đã chỉ ra rằng: “Gần 90% những người có thành tích làm việc đứng đầu có mức độ trí thông minh cảm xúc cao hơn.”

Không chỉ trong cuộc sống thường ngày, mà trong công việc, các nhà tuyển dụng cũng sẽ rất chú ý tới những ứng viên có chỉ số EQ cao khi họ có những điều sau đây:

Thường lạc quan.

Không để cảm xúc ảnh hưởng tới công việc.

Có năng suất làm việc cao.

Có khả năng giao tiếp tốt.

Tại sao lại như vậy?

Những người có chỉ số EQ khi gặp một tình huống khó khăn nào đó, thay vì trách móc, than thở họ sẽ tìm cách giải quyết vấn đề.

Vì họ hiểu cảm xúc tiêu cực đang diễn ra trong bản thân, nhận thức được cảm xúc đó là đến từ góc nhìn chủ quan, vấn đề ngoài thực tế có thể không tệ đến như vậy, nên họ luôn biết cách nhìn mọi thứ một cách tổng thể nhất. Do đó, họ luôn rèn luyện thói quản trị cảm xúc cá nhân và điều chỉnh hành vi để không làm ảnh hưởng đến công việc, cộng với tinh thần trách nhiệm và luôn hướng đến sự lạc quan sẽ giúp họ đem lại hiệu quả làm việc cao. 

Bên cạnh việc thấu hiểu bản thân, những người có EQ cao còn có khả năng giao tiếp và đồng cảm, họ hiểu động cơ và quan điểm của những người xung quanh nên sẽ luôn ở vị trí chủ động dẫn dắt cuộc trò chuyện để đạt được mục đích mong muốn.

Cách cải thiện chỉ số EQ 

Phần lớn những người có chỉ số EQ thấp thường gặp phải nhiều khó khăn trong những tình huống bất ngờ hoặc bị đả kích. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì việc cải thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc là hoàn toàn có thể. Thực tế, một số chuyên gia chia sẻ rằng, việc xây dựng và duy trì một số thói quen sẽ giúp bạn nâng cao khả năng nhận biết và điều khiển cảm xúc. Cụ thể như:

Tìm điểm mạnh của mình

Việc tự tìm kiếm điểm mạnh của bản thân sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để phát triển. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn chứng minh được rằng, khi bạn nhận thức được tiềm năng của mình thì bạn cũng dễ dàng nhận thấy được điểm mạnh của người khác. Ngoài ra, việc hiểu biết khả năng của nhau sẽ giúp các mối quan hệ làm việc diễn ra tốt hơn, nâng cao hiệu quả công việc. 

Nhận biết giới hạn chịu đựng của bản thân

Dù bạn có tài giỏi hay thông minh hơn người khác thì ai cũng có một giới hạn chịu đựng riêng. Việc nhận biết giới hạn của mình giúp bạn dễ dàng kiểm soát cảm xúc trước bất kì trường hợp đột ngột diễn ra. Đặc biệt, trong những tình huống nguy hiểm hoặc căng thẳng, việc giữ bình tĩnh, quản lý cảm xúc là rất cần thiết. Để kiểm soát cảm xúc của mình, bạn nên nghĩ đến hậu quả của những lần mình không làm chủ được bản thân. Có thể đó là những lời nói nặng nề hoặc những hành động thô bạo,...

Kiểm soát tiếng nói bên trong

Những tiếng nói bên trong có ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều khiển cảm xúc cũng như hành động, lời nói của bạn. Chính vì thế, việc thúc đẩy, động viên, khích lệ bản thân suy nghĩ tích cực hơn sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý những cảm xúc tiêu cực hoặc hành động sai trái. 

Nhận biết được khả năng của mình

Việc tìm ra điểm mạnh có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về giới hạn của bản thân. Đồng thời, nhờ đó mà bạn cũng biết được điểm dừng của những suy nghĩ, cư xử, lời lẽ hoặc hành động trong các mối quan hệ. Nếu bạn không thể xác định được thế mạnh của mình thì nên tham khảo ý kiến của những người làm việc chung, người thân hoặc bạn bè.

Gợi ý những bài test về EQ

1. INSTITUTE FOR HEALTH AND HUMAN POTENTIAL (http://www.ihhp.com/free-eq-quiz/) Các câu hỏi ngắn và đơn giản về cách bạn phản ứng trong từng tình huống cụ thể. Ngoài kết quả ra còn có các hướng dẫn để bạn cải thiện EQ.

2. GOLEMAN’S EQ TEST (http://www.arealme.com/eq/en/) Một bài test rất nổi tiếng dựa trên cuốn sách Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ của tác giả Daniel Goleman.

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

Đọc thêm các bài viết về kỹ năng mềm cho Gen Z:

TƯ DUY PHẢN BIỆN – SUY NGHĨ CHÍN CHẮN GIÚP BẠN THÔNG MINH HƠN

SOURCING – KỸ NĂNG VÀNG ĐỂ TÌM GÌ CŨNG THẤY

CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN HAY QUẢN LÝ NÓ THẬT TỐT?

KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI - THẾ NÀO LÀ ĐẶT CÂU HỎI ĐÚNG?

PROBLEM SOLVING LÀ GÌ? TẠI SAO AI CŨNG NÊN BIẾT KỸ NĂNG NÀY?

CHÚNG TA ĐÃ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CHƯA?

BẠN CÓ PHẢI NGƯỜI CÓ EQ CAO?

Từ khóa » Eq Cao Là Gì