Ban Công đồng Gồm Những Vị Nào? Điện Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ.
Có thể bạn quan tâm
Rất nhiều người hẳn đang băn khoăn ban công đồng là gì? Ban công đồng gồm những ai? Sau đây đồ thờ Trường Yến sẽ giải đáp cho các bạn băn khoăn này. Để hiểu rõ hơn các bạn hãy tìm đọc và nghiên cứu về đạo thờ Mẫu nhé.
Ban công đồng là gì?
Ban công đồng là điện thờ tam phủ, tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam.
– Tam phủ gồm các vị: Quan âm bồ tát, Tam vị vua cha, Tam tòa thánh mẫu.
– Tứ phủ gồm các vị: Quan âm Bồ Tát, Tứ vị Vua Cha, Tam tòa Thánh Mẫu, Ngũ vị Tôn Quan, Tứ phủ Thánh Chầu, Tứ phủ Thánh Hoàng, Tứ phủ Thánh Cô.
Vua Cha Bát Hải Động Đình tức Đấng A-di-đà hay danh trong Đạo Giáo là Nguyên Thủy Thiên Tôn hay Thái Cực. Ngài là Khối Sáng nơi phát xuất ra tất cả Đại Linh Quang và tất cả anh linh thấp cao bản thể của tế bào đến cây cỏ sinh vật.
Tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế thì Thượng Đế chỉ có một chính là Ngài còn Ngọc Hoàng thì có nhiều như từ Lưỡng Quảng đến đỉnh Hoành Sơn có Ngọc Hoàng là Mẫu Mẹ Âu Cơ, từ Mũi Cà Mau đến đỉnh Đèo Ngang có Ngọc Hoàng là Bà Chúa Ngọc. Mảnh đất Trung Hoa có Ngọc Hoàng là Bảo Linh Thiên Tôn. Trong mỗi vùng đất Ngọc Hoàng có thể là một Đấng Khởi Thủy trong Đại Đỉnh Thập Tuyệt Chân Linh (Nhị Bộ Lưỡng Nghi) hay những Đại Sứ Giả từ Thượng Đế gửi xuống sau 10 vị này.
Tượng Nam Tào thờ những Đấng Tối Cao ngự tại chòm sao nam tào
Tượng Bắc Đẩu thờ những Đấng Tối Cao ngự tại chòm sao bắc đẩu.
Ngũ vị quan lớn (ngũ vị tôn quan):
4.1. Đệ Nhất Tôn Ông hay Quan Đệ Nhất Thượng Thiên
4.2. Đệ Nhị Quan Lớn hay Quan Đệ Nhị Giám Sát
Hai vị Quan Lớn Đệ Nhất, Đệ Nhị chưa từng đầu thai làm người và là Đại Sứ Giả của Thượng Đế ban cho giúp nước Việt phát triển tâm linh
4.3. Quan Lớn Đệ Tam ban năng lực hóa giải trược khí các gian thờ tự tại Đình, Đền, Điện cũng như nhà cửa tại gia những người đủ duyên phước. Muốn mở phủ, mở điện, đền thờ nhất định phải được Ngài ban năng lực. Ngài có một kiếp đầu thai làm tướng thời Vua Hùng rồi tử nạn vì đầu lìa khỏi cổ nhưng sau Ngài được Quán Thế Âm bồ tát phong làm Long Vương Đại Việt cai quản sông biển và tất cả hang động địa linh.
4.4. Quan Lớn Đệ Tứ hay Quan Đệ Tứ Khâm Sai, Ngài cai quản địa linh thế đất, trấn gữi đồng bằng địa linh, nắm quyền sinh quyền sát, tổ chức biên chép sổ sách sinh tử, Ngài ngự hầu cận Đức Thế Tôn, khâm sai thi hành lệnh Ngọc Hoàng. Ngài đã tới đâu ắt nơi đó có đại sự hoặc Ngài hiện diện để giải kiếp nạn cho người có đại căn tu hành chánh pháp.
Quan Lớn Đệ Tứ có hai kiếp đầu thai làm tướng Quan Vũ thời tam quốc và tướng Phạm Ngũ Lão thời nhà Trần.
Quan Vũ: được Hoa Đà rạch tay lấy chất độc từ tên địch, trong lúc ngồi đánh cờ
Phạm Ngũ Lão: được lính Hưng Đạo Vương lấy giáo đâm đùi loang máu, trong lúc ngồi suy tư binh lý
Quan Vũ: rất thân thiết với hoàng thúc vua Hán
Phạm Ngũ Lão: rất thân thiết với hoàng bá vua Trần Nhân Tông là Hưng Đạo Vương
Quan Vũ: đứng đầu ngũ hổ tướng nhà Thục
Phạm Ngũ Lão: Phạm là nằm trong, Ngũ là 5, Lão là người lâu năm (~1000 năm)
Quan Vũ: rất giỏi võ nghệ, dùng đại đao
Phạm Ngũ Lão: rất giỏi võ nghệ, dùng đại đao
Quan Vũ: không đụng đến gia quyến hoàng thúc vua Hán khi hộ tống vợ Lưu bị dời Tào
Phạm Ngũ Lão: sau được lấy gia quyến hoàng bá Trần Nhân Tông là con gái Hưng Đạo Vương (như được hưởng phước báo đền zậy)
Quan Vũ: rất nổi danh giết được Nhan Lương, Văn Sú
Phạm Ngũ Lão: rất nổi danh giết được Lý Hằng, Lý Quán
Quan Vũ: là cái gai trong mắt vua quân phương nam (đông ngô)
Phạm Ngũ Lão: là cái gai trong mắt vua quân phương nam (chiêm)
Quan Vũ: sai lầm không gả con gái cho con trai Tôn Quyền Ngô Thục gần gũi
Phạm Ngũ Lão: gả con gái cho vua Trần Anh Tông (như trả nghiệp vậy)
Quan Vũ: để lại đời sau hình ảnh một đấng trượng phu, trung nghĩa
Phạm Ngũ Lão: để lại đời sau nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước.
Ở kiếp làm tướng nhà Trần, Ngài nên duyên với Anh Nguyên Quận Chúa con gái thứ hai của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Vì lý do giúp tướng công báo ân tiền quốc Trung Hoa, Anh Nguyên Quận Chúa xuống danh Bà Chúa Xứ ngự tại Nam Bộ để giúp dân chúng trong đó có nhiều Hoa kiều dung thân nơi Nam kỳ.
4.5. Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh, Quan Lớn Đệ Ngũ chính danh Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con cả của Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
Thập Vị Ông Hoàng
1. Tượng Ông Hoàng Nhất thờ Hoàng Đế Lê Thái Tổ, Lê Lợi do Vua Câu Tiễn tái kiếp và thờ anh hùng phá Tống bình Chiêm của Đại Việt là Hoàng Đế Lê Đại Hành, Lê Hoàn. Vua Lê Lợi có danh trong Mẫu Đạo là Ông Hoàng Quận.
2. Ông Hoàng Nhị là Khai Quốc Công Thần Hậu Lê, danh thần Nguyễn Trãi.
3. Ông Hoàng Bơ chính danh Thượng Tướng Thái Sư Trần Quang Khải.
4. Ông Hoàng Tứ chính danh Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật.
5. Tướng Hoàng Ngũ Phúc mới đây đã nhận lời mời của Tiên Chúa Liễu Hạnh đứng danh Ông Hoàng Ngũ trong thập vị Ông Hoàng.
6. Ông Hoàng Lục hiện đang tái kiếp làm người mang theo sứ mạng đóng góp tạo dựng thời kỳ mới dành cho những linh hồn tiếp nhận được năng lực đã kiến tạo nên ngũ hành tương sinh đắc quả Giác Ngộ A-la-hán vị. Hai tiền kiếp của Ông Hoàng Lục là Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ Lĩnh và Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.
7. Ông Hoàng Bảy lừng danh chính danh tướng quân Nguyễn Hoàng Bảy hy sinh khi kháng địch rồi trở thành thần linh trấn giữ phương bắc tại Lào Cai Yên Bái. Căn ông Hoàng Bảy là pháp cho thời kỳ mạt của Phật giáo nguyên thủy, giúp người có căn tu trải đủ các bài học với bắt đầu từ sự kiêu hãnh, rồi vượt qua vật chất cám dỗ mà thực thi Thiên Ý. Muốn giải căn ông Hoàng Bảy thể xác con người phải được nhận năng lực của Thánh Cô Tân An, con gái của Người.
8. Ông Hoàng Bát chính danh Hoàng Đế Nùng Chí Cao.
9. Ông Hoàng Cửu: Đại thi hào Nguyễn Du
10. Ông Hoàng Thập: Khai Quốc Công Thần nhà Hậu Lê, danh tướng Nguyễn Xí. Cha Nguyễn Xí đã giải nghiệp tiền kiếp cho chủ của con là anh hùng áo vải Lê Lợi khi bị hổ vồ lúc Nguyễn Xí được 10 tuổi. Vua Phù Sai được cụ Lốt Hổ phò trợ nhưng bị vua Câu Tiễn giết hại nên thù hằn sâu nặng gần 2000 năm, cụ đã xả thù hận bằng hành động giáng xác hổ vồ chết cha Nguyễn Xí.
Nguyễn Xí là ông hoàng tài đức vẹn tròn giỏi văn lẫn võ, khi ở kiếp Nguyễn Xí ông nhiều thê thiếp lắm con tử nhưng không tìm được một ý trung nhân hồng nhan tri kỷ cũng do phải gánh bức thù từ cụ Lốt Hổ. Vua Phù Sai, Phạm Lãi tướng quân và Tây Thi mỹ nhân sau khi cả 3 mất là bộ 3 không hề tách rời và nguyện thành thần linh không tái kiếp để mãi mãi ở cạnh nhau. Cụ Lốt Hổ theo Nguyễn Xí đến khi Ngài hóa dưới dòng sông Lam và đây cũng là sự kết thúc của việc ông Hoàng Thập gánh nghiệp cho chủ, cụ Lốt được giữ bát hương trong ban ngũ hổ cũng là may mắn cho các gian thờ đạo mẫu vì đạo gốc nước ta có thêm một vị Đại thần linh uy quyền uy lực, trách nhiệm của Cụ là hòa hợp được Ngũ Hổ Tướng nhà Tây Sơn và Ngũ Hổ Tướng nhà Nguyễn.
Dưới ban công đồng có tượng ngũ hổ tức thờ 5 tướng nhà Tây Sơn: Võ Văn Dũng, Vũ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng. Đương thời nhà Tây Sơn có Thất hổ tướng nhưng trong Mẫu Đạo chỉ thờ ngũ hổ do 2 tướng trong Thất hổ tướng về ở ẩn khi còn tại thế lúc nhà Tây Sơn chưa bị diệt.
Đồ thờ Trường Yến đã thi công hàng trăm mẫu ban công đồng thờ tam phủ, tứ phủ. Nếu quý khách nhu cầu hãy liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Tags:ban công đồng, ban thờ tam phủ, ban thờ tứ phủTừ khóa » Ban Công đồng Là Gì
-
Điện Thờ Tam Tứ Phủ Ban Thờ Công Đồng - Đồ Thờ Tượng Phật
-
Ban Công đồng Là Gì? Ban Công đồng Gồm Những Vị Nào?
-
Ban Công đồng Là Gì ? - Phủ Dầy Nam Định
-
Văn Khấn Lễ Ban Công Đồng - Báo Lao Động
-
Ban Công – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tứ Phủ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ban Công đồng Là Gì?
-
Cách Sắm Lễ Cúng Ban Công Đồng - Tứ Phủ Thánh Mẫu
-
TỨ PHỦ CÔNG ĐỒNG - Chốn Thiêng
-
Văn Khấn Lễ Ban Công đồng Chuẩn Nhất - Lịch Ngày TỐT
-
Cộng đồng Là Gì? Vai Trò Của Cộng đồng Thế Nào?
-
Sơ đồ Ban Thờ Tam Phủ Công đồng, Tứ Phủ Công đồng
-
Sự Tham Gia Của Cộng đồng Bao Gồm Những Gì?