Bán Củ Hủ Dừa Lãi Hơn 50 Triệu đồng Mỗi Tháng - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Kinh doanh
  • Hàng hóa
Chủ nhật, 11/8/2019, 15:57 (GMT+7) Bán củ hủ dừa lãi hơn 50 triệu đồng mỗi tháng

Mỗi tháng cơ sở của anh Hậu ở Bến Tre bán ra hơn 5 tấn củ hủ dừa - phần lõi non trên ngọn cây dừa dùng làm món ăn.

Mỗi ngày, nhóm nhân công ở cơ sở chế biến củ hủ dừa của anh Minh Hậu (khu phố 3, thị trấn Châu Thành, Bến Tre) tất bật lột vỏ hàng trăm củ.

Củ hủ dừa (còn gọi là đọt dừa) là đặc sản của tỉnh Bến Tre. Đây là phần lõi non nhất của ngọn trên thân cây dừa. Lõi khi tách vỏ có thể ăn sống, làm gỏi, các món xào, chiên hay sấy khô, có vị giòn, ngọt.

Mỗi ngày, nhóm nhân công ở cơ sở chế biến củ hủ dừa của anh Minh Hậu (khu phố 3, thị trấn Châu Thành, Bến Tre) tất bật lột vỏ hàng trăm củ.

Củ hủ dừa (còn gọi là đọt dừa) là đặc sản của tỉnh Bến Tre. Đây là phần lõi non nhất của ngọn trên thân cây dừa. Lõi khi tách vỏ có thể ăn sống, làm gỏi, các món xào, chiên hay sấy khô, có vị giòn, ngọt.

Củ hủ dừa có trong cây dừa trồng từ hai năm tuổi trở lên. Để lấy được đọt, nhóm thợ trong xưởng vào vườn tìm những cây dừa đã "lão hóa", không đạt năng suất. Người hái trèo lên ngọn đốn lá và trái dừa trước khi hạ cây xuống.

Củ hủ dừa có trong cây dừa trồng từ hai năm tuổi trở lên. Để lấy được đọt, nhóm thợ trong xưởng vào vườn tìm những cây dừa đã "lão hóa", không đạt năng suất. Người hái trèo lên ngọn đốn lá và trái dừa trước khi hạ cây xuống.

Ngọn dừa được cưa gọn rồi chặt hết lớp vỏ, cuống lá, hoa trái... chỉ giữ lại phần đọt. "Trung bình mất chục phút để đốn xong một cây. Những phần còn lại của cây dừa được bán cho người dân để lợp nhà, làm đồ mỹ nghệ, bánh kẹo... Gần như không phần nào của cây bỏ đi cả", anh Hiếu (thợ đốn dừa) nói.

Ngọn dừa được cưa gọn rồi chặt hết lớp vỏ, cuống lá, hoa trái... chỉ giữ lại phần đọt. "Trung bình mất chục phút để đốn xong một cây. Những phần còn lại của cây dừa được bán cho người dân để lợp nhà, làm đồ mỹ nghệ, bánh kẹo... Gần như không phần nào của cây bỏ đi cả", anh Hiếu (thợ đốn dừa) nói.

Để tăng sản lượng, có nguyên liệu ổn định, anh Hậu liên hết với nhiều nông dân khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. "Những hộ dốn dừa bán đọt đa phần là họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hay thay thế giống dừa mới, loại bỏ cây kém năng suất", anh Hậu nói.

Mỗi ngày, chủ xưởng thu mua từ 200 đến 300 củ hủ dừa với giá khoảng 120.000 đồng một củ.

Để tăng sản lượng, có nguyên liệu ổn định, anh Hậu liên hết với nhiều nông dân khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. "Những hộ dốn dừa bán đọt đa phần là họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hay thay thế giống dừa mới, loại bỏ cây kém năng suất", anh Hậu nói.

Mỗi ngày, chủ xưởng thu mua từ 200 đến 300 củ hủ dừa với giá khoảng 120.000 đồng một củ.

Những đọt dừa có chiều dài gần một mét, nặng cỡ 25 kg, được tách lớp vỏ cứng bên ngoài, gọt lõi cuống già. "Phải dùng dao sắc khía từng lớp vỏ ra trước rồi mới gọt phần cuống. Đến khi nào thấy đọt dừa trắng nõn, dùng tay ngắt được thì dừng lại", bà Nhiên (45 tuổi) chia sẻ.

Những đọt dừa có chiều dài gần một mét, nặng cỡ 25 kg, được tách lớp vỏ cứng bên ngoài, gọt lõi cuống già. "Phải dùng dao sắc khía từng lớp vỏ ra trước rồi mới gọt phần cuống. Đến khi nào thấy đọt dừa trắng nõn, dùng tay ngắt được thì dừng lại", bà Nhiên (45 tuổi) chia sẻ.

Mỗi ngày, nhóm nhân công chỉ làm trong buổi sáng là gọt hết củ hủ dừa. Một củ sau khi bóc sạch vỏ chỉ còn lại khoảng 5 kg lõi trắng sử dụng được. Phần lõi lại được chẻ nhỏ ra, chia thành hai loại ngọn và gốc. Cả hai loại đều đồng giá khoảng 50.000 đồng một kg.

Mỗi ngày, nhóm nhân công chỉ làm trong buổi sáng là gọt hết củ hủ dừa. Một củ sau khi bóc sạch vỏ chỉ còn lại khoảng 5 kg lõi trắng sử dụng được. Phần lõi lại được chẻ nhỏ ra, chia thành hai loại ngọn và gốc. Cả hai loại đều đồng giá khoảng 50.000 đồng một kg.

Củ hủ dừa gọt sạch chỉ cần rửa sơ qua rồi cho ngay vào bịch hút chân không để không bị thâm, giữ được màu trắng nõn.

Củ hủ dừa gọt sạch chỉ cần rửa sơ qua rồi cho ngay vào bịch hút chân không để không bị thâm, giữ được màu trắng nõn.

Anh Hậu thiết kế phòng lạnh với mức nhiệt 5 độ, có thể bảo quản củ hủ dừa trong nửa tháng. Nếu để trong điều kiện bình thường, sản phẩm này sử dụng được trong hai ngày.

Mỗi tháng cơ sở bán được hơn 5 tấn củ hủ dừa. "Món này vào mùa cưới thường bán chạy nhất vì được các nhà hàng đặt mua nhiều để làm gỏi. Trừ hết chi phí, mỗi tháng tôi cũng kiếm được hơn 50 triệu đồng", anh Hậu chia sẻ.

Anh Hậu thiết kế phòng lạnh với mức nhiệt 5 độ, có thể bảo quản củ hủ dừa trong nửa tháng. Nếu để trong điều kiện bình thường, sản phẩm này sử dụng được trong hai ngày.

Mỗi tháng cơ sở bán được hơn 5 tấn củ hủ dừa. "Món này vào mùa cưới thường bán chạy nhất vì được các nhà hàng đặt mua nhiều để làm gỏi. Trừ hết chi phí, mỗi tháng tôi cũng kiếm được hơn 50 triệu đồng", anh Hậu chia sẻ.

Nhiều du khách đi dọc Quốc lộ 60 ghé vào xưởng ăn thử và mua củ hủ dừa tươi làm quà.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, củ hủ dừa bày bán xuất phát từ hai nguồn. Thứ nhất là các vườn dừa trồng dày, chủ vườn muốn tỉa bớt cây sau đó lấy củ hủ bán hoặc do giá trái rẻ nên nông dân chặt dừa cây bán củ hủ. Thứ hai, một số người dân chuyên trồng dừa để chặt bán củ hủ nhưng không đáng kể so với tổng diện tích dừa toàn tỉnh.

"Một vườn dừa họ chỉ chặt 5-10 cây lấy củ hủ, nên không ảnh hưởng đến sản xuất", ông Dũng nói.

Nhiều du khách đi dọc Quốc lộ 60 ghé vào xưởng ăn thử và mua củ hủ dừa tươi làm quà.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, củ hủ dừa bày bán xuất phát từ hai nguồn. Thứ nhất là các vườn dừa trồng dày, chủ vườn muốn tỉa bớt cây sau đó lấy củ hủ bán hoặc do giá trái rẻ nên nông dân chặt dừa cây bán củ hủ. Thứ hai, một số người dân chuyên trồng dừa để chặt bán củ hủ nhưng không đáng kể so với tổng diện tích dừa toàn tỉnh.

"Một vườn dừa họ chỉ chặt 5-10 cây lấy củ hủ, nên không ảnh hưởng đến sản xuất", ông Dũng nói.

Quỳnh Trần

Trở lại Kinh doanhTrở lại Kinh doanh Copy link thành công ×

Từ khóa » Nõn Dừa Là Gì