Khám phá
Bản Đá Bia
Bản Đá Bia (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), nơi có những ngôi nhà sàn cổ làm Homestay, những món ăn dân dã của người Mường Ao Tá, những chum rượu cần đặc sánh ngọt lịm, những nét văn hóa đặc trưng đậm chất “bản địa” mộc mạc, dễ gần, mến khách, những vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ mà thơ mộng làm ngây ngất lòng người. Từ Tp. Hòa Bình đến với bản Đá Bia du khách có thể đi theo đường sông (đường thủy) và đường bộ rất thuận tiện. Đi đường bộ hay đường thủy lên bản Đá Bia đều có cái hay và thú vị của nó, với đường thủy du khách được ngắm cảnh lòng hồ Hòa Bình với làn nước trong xanh huyền ảo, các hòn đảo to, nhỏ nhấp nhô còn nguyên sơ với các thảm thực vật xanh mướt. Còn với đường bộ, du khách được trải nghiệm qua từng cung đường ngoằn nghèo hiểm trở, lúc lên dốc, lúc đổ đèo tạo cảm giác mạnh, hai bên đường cây xanh rợp bóng mát, hoa mua, hoa rừng nở rộ vàng ươm, tím ruộm cả tuyến đường, rất phù hợp cho những người thích khám phá, thích hòa hợp với thiên nhiên cỏ cây hoa lá. Nơi đây còn giữ được nguyên vẹn những gì thuộc về tự nhiên, là một điểm thu hút đặc biệt đối với du khách đam mê khám phá. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự thanh bình, yên tĩnh, không xô bồ, náo nhiệt, không ồn ào, ầm ĩ của thị thành, được hít hà bầu không khí trong lành, mát mẻ của núi rừng nguyên sinh, ngắm nhìn những áng mây trắng bồng bềnh trên đỉnh núi, cùng hòa trong tiếng hót của muôn loài chim thú ngân vang cả một vùng đất trời... Toàn cảnh lòng hồ Hòa Bình, nơi du khách xuôi trên những du thuyền đến thăm bản Đá Bia. Toàn cảnh bản Đá Bia nhìn từ trên cao với hơn 40 nếp nhà sàn của người Mường Ao Tá. Du khách đi trên những chiếc du thuyền cỡ lớn theo đường thủy khám phá bản Đá Bia. Du thuyền trên mặt hồ Hòa Bình khoảng từ 1-2 tiếng đồng hồ sẽ đến bản Đá Bia. Du khách rất thích thú khi đặt chân đến bản Đá Bia. Một nhà sàn được sử dụng làm nơi nghỉ phục vụ khách du lịch. Một góc đường trong bản Đá Bia. Khách du lịch tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của bản Đá Bia. Hiện tại, bản Đá Bia có khoảng 4 gia đình làm dịch vụ homestay phục vụ khách du lịch. Không gian nhà sàn dành cho khách du lịch nghỉ dưỡng ở bản Đá Bia. Du khách trải nghiệm bơi thuyền Kayak trên hồ Hòa Bình. |
Đến với bản Đá Bia, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động như đi xe đạp, hoặc đi bộ thăm bản, tham quan, nghiên cứu những ngôi nhà sàn cổ được xây dựng qua bao nhiêu thế hệ mà họ vẫn giữ nguyên được nếp nhà. Bên cạnh các dịch vụ trải nghiệm, du khách còn được tham gia các trò chơi trên mặt nước như bơi bè mảng, chèo thuyền kayak, tắm thác, lội suối, khám phá hang động rất thú vị. Sau các hoạt động trải nghiệm, du khách nghỉ ngơi thư giãn ngâm mình trong làn nước mát lạnh và thưởng thức các món ăn dân dã, đặc sản của một vùng quê miền sơn cước như gà chạy bộ, lợn thả rông, cá sông Đà, rau rừng... Những món ăn được chế biến theo phương thức của địa phương, đậm đà vị thơm của hạt dổi, vị ngọt ngào của măng giang, vị đắng đắng là lạ của các loại rau rừng... tất cả là thực phẩm sạch được chế biến dưới bàn tay khéo léo của những người đàn ông trụ cột trong gia đình Mường Ao Tá. Đặc biệt, chỉ có bản Đá Bia còn duy trì được một nét đẹp văn hóa mà nhiều nơi không gìn giữ được đó là "quán Tự Giác", quán này được dựng lên nhằm mua bán, trao đổi những sản phẩm mà người dân trong xóm làm ra sử dụng không hết. Gọi là "quán Tự Giác" vì ở đây quán không cần có người ngồi bán hàng, mọi người đến mua hàng tự chọn và tự trả tiền vào sọt theo giá niêm yết. "Quán Tự Giác", một quán nhỏ hết sức đặc biệt ở bản Đá Bia. Các món hàng ở quán Tự Giác đều được niêm yết giá, người dân hoặc du khách mua chỉ việc bỏ tiền vào chiếc sọt gần đó. Du khách rất thích thú với quán Tự Giác khi lần đầu đến bản Đá Bia. |
Đêm trên bản Đá Bia ít ánh đèn, du khách có thể thong dong ngắm sao trời hoặc hòa mình cùng lời ca, điệu múa của người dân dành tặng. Tất cả tạo nên một khoảng thời gian yên bình, thư thái, có lẽ sẽ là động lực tiếp sức cho du khách sau những mệt mỏi, bận rộn thường ngày./. Bài và ảnh: Công Đạt Xem thêm
Những điều kinh hãi trong buồng giam ở tử ngục Chín Hầm
Đã 60 năm trôi qua kể từ ngày Ngô Đình Cẩn bị chính lực lượng tướng tá quân đội Việt Nam cộng hòa thanh trừng (Ngô Đình Cẩn bị kết án tử hình ngày 22/4 và bị xử bắn vào ngày 9/5/1964) sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng những tội ác ghê rợn của “bạo chúa miền Trung” đến nay vẫn còn khiến cho người ta giật mình kinh hãi mỗi khi nhắc tới, nhất là những tội ác liên quan đến khu biệt giam Chín Hầm ở Huế.
Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa
Nam Xuân Lạc, vẻ đẹp của lịch sử, tài nguyên và thiên nhiên
Hồi sinh Chùa Cầu
Nét đẹp trong lễ Sen Dolta của người Khmer
Mùa vàng Trùng Khánh
Vườn quốc gia Cát Tiên
Xem thêm
- Tiêu điểm
- Tin tức
- Phóng sự chuyên đề
- Khám phá
- Văn hóa
- Nghệ thuật
- Đời sống Việt
- Thể thao
- Thời trang
- Kinh tế
- Tiềm năng địa phương
- Thương hiệu Việt
- Nghề Việt
- Chân dung
- Multimedia
- Video
- Slideshow
- Phóng sự ảnh
Top