Bạn đã Biết Cách Cấp Cứu Hạ Canxi Máu Dưới đây? - YouMed

Nội dung bài viết

  • Vì sao cơ thể bị hạ canxi máu?
  • Đối tượng dễ bị hạ canxi
  • Dấu hiệu nhận biết hạ canxi máu
  • Các bước sơ cấp cứu hạ canxi máu cho bệnh nhân
  • Cách phòng ngừa hạ canxi máu

Bạn đã từng chứng kiến người thân của bạn bị tê liệt khắp các đầu ngón chân, tay, co quắp toàn bộ cơ thể? Các dấu hiệu này cho thấy rất có thể họ đang bị hạ canxi máu. Vậy cần phải làm gì trong những trường hợp như vậy? Bài viết dưới đây của YouMed đề cập đến vấn đề sơ cấp cứu hạ canxi máu cho bệnh nhân có triệu chứng nặng như trên. Mời bạn cùng đón đọc và tìm hiểu.

Vì sao cơ thể bị hạ canxi máu?

Trước khi tìm hiểu cách cấp cứu hạ canxi máu nặng, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này.

Hạ canxi máu thường gặp ở những người không bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn. Hoặc cũng có thể do cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi do thiếu vitamin D. Các tình trạng như phẫu thuật cắt ruột, hội chứng giảm hấp thu mạn tính hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu cũng có thể gây ra tình trạng này.

Ngoài ra có một số nguyên nhân phổ biến khác gây hạ canxi máu là:

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khoẻ nội tiết, tải ngay ứng dụng YouMed.

  • Bệnh lý rối loạn nội tiết tố: Suy tuyến cận giáp, ung thư tuyến giáp…
  • Giảm albumin máu, tăng phosphat máu, sử dụng kháng sinh nhóm aminosid.

Đối tượng dễ bị hạ canxi

Ngoài vấn đề cấp cứu hạ canxi máu, người thân cũng cần lưu ý đến vấn đề các đối tượng dễ bị hạ canxi để phòng ngừa các trường hợp nguy hiểm. Hạ canxi máu dễ xảy ra ở những đối tượng thiếu vitamin D hoặc thiếu magiê trong máu.

Một số đối tượng khác dễ bị hạ canxi máu bao gồm:

  • Người có tiền sử có tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Bệnh nhân viêm tụy cấp.
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận.
  • Người mắc chứng rối loạn lo âu.
  • Trẻ sơ sinh. Vì cơ thể trẻ chưa có cơ chế điều hòa canxi hoàn chỉnh.
Cấp cứu hạ canxi máu
Bệnh nhân suy thận là đối tượng dễ bị hạ canxi máu

Dấu hiệu nhận biết hạ canxi máu

Hạ canxi có thể khởi phát bằng các triệu chứng:

  • Tê ở môi, lưỡi, đầu ngón tay, đầu ngón chân.
  • Co cơ khắp cơ thể: Co thắt các cơ ở tay tạo ra dấu hiệu “bàn tay đỡ đẻ”, co thắt cơ ở chân tạo ra “dấu bàn đạp”.

Sự co thắt các cơ vùng mặt và các cơ toàn thân gây đau đớn. Nếu co thắt các cơ hô hấp sẽ gây ra triệu chứng khó thở. Một số trường hợp nặng hơn có thể gây co giật toàn thân hoặc khu trú. Thông thường cơn hạ canxi cần có những kích thích mới biểu hiện rõ triệu chứng. Ví dụ như buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi, tức giận, hoặc cảm sốt…

Hạ canxi máu mức độ nhẹ có thể không gây bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng trên có thể xảy ra khi hạ canxi vừa hoặc nặng.

Điều trị hạ canxi máu
Dấu hiệu hạ canxi thường thấy là tê, ngứa ran ở tay, chân

Các bước sơ cấp cứu hạ canxi máu cho bệnh nhân

Cách cấp cứu hạ canxi máu cho người bệnh có dấu hiệu hạ canxi là gì?

Bước 1 trong cấp cứu hạ canxi máu

Khi thấy người bị hạ canxi máu có những dấu hiệu như co giật thì việc đầu tiên là cần hết sức bình tĩnh. Bình tĩnh đến đỡ bệnh nhân dậy nằm vào một chỗ thoáng để nghỉ ngơi.

Bước 2 để cấp cứu hạ canxi máu

Người thân hãy dùng tay vỗ nhẹ vào hai bên má để người bệnh có thể tỉnh táo. Nếu người bệnh có ngất mà người thân biết đến các phương pháp đông y thì nên bấm huyệt nhân trung để bệnh nhân có thể tỉnh lại. Nếu không cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cấp cứu hạ canxi máu
Nếu biết bấm huyệt nhân trung thì có thể thực hiện để bệnh nhân tỉnh lại

Bước 3 trong cấp cứu hạ canxi máu

Nếu tại nơi đó có canxi dạng viên sủi thì pha 1 viên đưa cho người bệnh uống. Nếu tình trạng hai hàm của người bệnh cứng lại thì bắt buộc phải dùng thìa bón vào miệng của bệnh nhân.

Bước 4 trong cấp cứu hạ canxi máu

Nếu bệnh nhân không mang theo thuốc thì cũng nên nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa hạ canxi máu

Người Việt Nam có câu, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, cần biết các phương pháp phòng ngừa hơn là để tình trạng xảy ra mới cấp cứu hạ canxi máu.

Bổ sung canxi qua chế độ ăn uống

Bạn có thể phòng ngừa hạ canxi bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống. Nên chọn các thực phẩm giàu canxi nhưng có ít hoặc không có chất béo để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhưng lưu ý là không nên nạp quá nhiều lượng canxi. Bạn nên tham khảo mức canxi được khuyến nghị hàng ngày cho từng đối tượng.

Tăng cường bổ sung canxi qua chế độ ăn để ngăn ngừa triệu chứng hạ canxi

Tăng cường bổ sung vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi. Nó giúp tăng khả năng hấp thụ canxi vào máu. Bạn có bổ sung vitamin D qua các thực phẩm, chẳng hạn:

  • Các loại cá như cá hồi, cá ngừ.
  • Nước cam.
  • Sữa.
  • Trứng.
  • Nấm portobello.

Ngoài ra, ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D dồi dào, tự nhiên cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời để giúp tăng cường vitamin D cho cơ thể.

Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc bổ sung canxi và vitamin D, bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân nên duy trì một số thói quen tốt để phòng ngừa hạ canxi:

  • Duy trì mức cân nặng phù hợp.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao.
  • Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích cũng như hút thuốc lá.

Trên đây là bài viết về cách cấp cứu hạ canxi máu. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm kiến thức về cách sơ cấp cứu ban đầu nếu thấy trường hợp người có dấu hiệu hạ canxi nghiêm trọng. Trong trường bệnh nhân ngất, cần đưa ngay đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Từ khóa » Sơ Cứu Tụt Canxi