Bạn đã Biết Cách Phân Biệt Giữa đẩy Mụn, Nổi Mụn, Dị ứng Và Kích ...
Có thể bạn quan tâm
Khi sử dụng các dạng tẩy da chết hóa học như AHA, BHA hay các thành phần giao tiếp tế bào như retinoids, bạn thường gặp hiện tượng đẩy mụn (purging). Đây là dấu hiệu cho thấy các hoạt chất bạn đang sử dụng có tác động tốt đối với da. Tuy nhiên, có một điều đáng sợ là những triệu chứng của ‘đẩy mụn’ và ‘nổi mụn’ (breakout) tương đối giống nhau. Chính vì vậy, bạn thường cảm thấy phân vân có nên sử dụng tiếp các sản phẩm mình đang dùng hay không? Vậy làm thế nào để phân biệt giữa đẩy mụn, nổi mụn, dị ứng hay kích ứng.
Đẩy mụn (purging) là gì?
Đẩy mụn còn được gọi là purging (là tình trạng đẩy mụn của da) là hiện tượng tình trạng da hiện tại của bạn xấu đi. Khi da bạn bị tắc nghẽn và có lớp mụn ẩn thì những nốt mụn ẩn này sẽ bắt đầu được đẩy lên trên bề mặt khiến da bạn xấu đi. Tình trạng da mặt sẽ nhiều mụn hơn, các nốt mụn bạn chưa từng thấy sẽ được hình thành, hoặc các nốt mụn nhỏ sẽ ngày một lớn hơn.
Thông thường mụn sẽ lắng xuống trong vòng 2 – 6 tuần và sau đó da bạn sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 tháng đó có thể không phải là kết quả của việc đẩy mụn. Nếu triệu chứng này càng trầm trọng bạn nên cân nhắc để chuyển sang sản phẩm khác. Hiểu được đẩy mụn chắc chắn bạn sẽ dễ dàng biết được đẩy mụn và nổi mụn khác nhau như thế nào.
Lưu ý: đẩy mụn chỉ xảy ra khi bạn dùng các hoạt chất tẩy da chết như AHA, BHA, sản phẩm lột, tẩy da chết vật lý hay vitamin C, retinoids. Vì sao? Vì các chất tẩy da chết khiến cho các khu vực bị tắc nghẽn được đẩy từ bên trong ra bên ngoài bề mặt da. Do vậy, bạn không thể bị đẩy mụn nhờ dùng kem dưỡng ẩm hay kem chống nắng mới. Nếu bạn thấy da được đẩy mụn sau khi dùng một loại dưỡng ẩm mới (hay bất kỳ sản phẩm mới nào không chứa các hoạt chất tẩy da chết), có thể bạn đã bị nổi mụn (breakout).
Phân biệt giữa đẩy mụn (purging) và nổi mụn (break out)
Mụn xuất hiện sau khi dùng sản phẩm trong thời gian dài và không giảm là nổi mụn
Khi đưa sản phẩm mới vào quy trình dưỡng da, bạn bị nổi mụn ở những vùng da trước chưa từng bị, có thể đó không phải là đẩy mụn. Tuy nhiên, đây chỉ là cách phân biệt tương đối, vì những phần tế bào chết nằm sâu dưới ra rất khó để nhận biết.
Trong trường hợp này, cách tốt nhất là sử dụng sản phẩm một thời gian để theo dõi. Nếu dùng AHA/BHA sau 3 tháng, mụn vẫn cứ nổi, tốt nhất bạn nên dừng lại. Vì đã 3 chu kỳ thay da, quá trình sừng hóa không thể nhiều tế bào chết đến mức cứ liên tục đẩy mụn. Như vậy, tẩy tế bào chết hóa học không dành cho bạn. Bạn có thể tìm đến phương pháp trị mụn, cải thiện da cuối cùng là Retinoids.
Kích ứng (Irritation) và dị ứng (Allergy) lại là câu chuyện khác
Không riêng gì AHA hay BHA, bất cứ mỹ phẩm nào có tính axít khi lần đầu tiên sử dụng trên da mặt đều xảy ra hiện tượng kích ứng.
Kích ứng là dấu hiệu khá bình thường khi dùng mỹ phẩm, đó là quá trình phản ứng của da trước những thứ mới lạ (tương tự như việc tiêm vaccine). Trường hợp nhẹ, da bị nổi một vài mẩn đỏ, sau đó trở lại bình thường. Nặng hơn, có thể gây ngứa, nóng và bị châm chích.
Kích ứng là hiện tượng khá bình thường khi sử dụng sản phẩm dưỡng da mới.
Đối với các sản phẩm actives mạnh như AHA/ BHA hay Vitamin C, việc kích ứng dễ xảy ra hơn, nhất là với những làn da mỏng manh. Thông thường khi đẩy mụn da bạn có thể bị đỏ do mụn hình thành, đây là hiện tượng bình thường. Thế nhưng khi bạn bị kích ứng thì sẽ xuất hiện ngay sau khi dùng sản phẩm, da sẽ trở nên nóng rát, khó chịu và nhạy cảm hơn. Khi gặp trường hợp bị kích ứng, bạn nên ngừng sản phẩm vài ngày. Khi thấy da trở lại bình thường, sử dụng với nồng độ, liều lượng thấp hơn để da quen dần.
Lưu ý:
- Để biết được da có phải bị kích ứng hay không, hãy ngừng sử dụng sản phẩm trong vài ngày. Nếu sau khi ngưng da trở nên dịu, không còn ngứa rát nữa thì đó chính là kích ứng.
- Để tránh kích ứng các bạn nên test sản phẩm ở một vùng da nhỏ, chờ trong 24 – 48 giờ và quan sát xem da bạn có phản ứng hay không, nếu không mới được sử dụng cho da mặt.
Nếu da tiếp tục bị kích ứng dù sử dụng liều lượng và nồng độ rất ít, đây là sản phẩm không dành cho bạn.
Về dị ứng (allergy), đây là hiện tượng kích ứng nhưng bị “thổi phồng” lên gấp nhiều lần. Khi da xuất hiện các nốt đỏ li ti và bạn có cảm giác ngứa ngứa thì đây chính là dấu hiệu của dị ứng. Bạn nên ngưng sử dụng ngay mỹ phẩm và theo dõi một thời gian để có thể xác định rõ nguyên nhân. Bạn có thể thử lại sản phẩm sau khi da đã sạch, nếu vẫn thấy xuất hiện tình trạng này thì khả năng cao là bạn đã bị dị ứng với sản phẩm.
Khi tình trạng dị ứng của bạn là nặng, tốt nhất bạn nên dừng tất cả các bước dưỡng da, đến bác sĩ da liễu khám bệnh, họ sẽ kê thuốc kháng sinh để diệt khuẩn giúp da trở lại trạng thái bình thường.
Khi nào thì bạn nên ngừng sử dụng sản phẩm
3 tháng là thời gian đủ để bạn biết da mình có hợp với sản phẩm đó hay không
Thật khó để quyết đinh bao lâu nên ngưng dùng một sản phẩm vì bạn không thể biết chắc chắn quá trình đẩy mụn sẽ diễn ra trong bao lâu.
Thông thường bạn nên sử dụng một sản phẩm mới trong 3 tháng và theo dõi thường xuyên trong 3- 4 tuần đầu để biết được da có cải thiện không. Nếu sau 3 tháng da vẫn bị mụn hoặc không có chút tiến triển nào bạn nên chuyển sang các sản phẩm khác. Vì 3 tháng là thời gian đủ để da tái tạo và đẩy những nốt mụn ẩn lên bề mặt da. Nếu không làm được điều này tức là sản phẩm đó không thực sự có hiệu quả.
Từ khóa » Có Nên Dùng Thuốc đẩy Nhân Mụn
-
Cách đẩy Mụn ẩn Nhanh Khiến Nhân Mụn Tự Trồi Lên Mà Không Cần Nặn
-
Da Có Dấu Hiệu đẩy Mụn - Có Nên Lo Lắng? Bác Sĩ Giải đáp
-
Những Lưu ý Khi Dùng Thuốc Uống Trị Mụn Bạn Nên Biết
-
Quá Trình đẩy Mụn Diễn Ra Như Thế Nào? Liệu Bạn đã Biết - Seoul Spa
-
TOP 5 Thuốc Bôi Trị Mụn ẩn được Bác Sĩ Da Liễu Chỉ định - O2 SKIN
-
Lưu ý Khi Dùng Kháng Sinh Trị Mụn | Vinmec
-
Trị Mụn, Những Lời Khuyên Của Bác Sĩ Da Liễu
-
Giải đáp Thắc Mắc: AHA Có đẩy Mụn Không?
-
Hiểu Về đẩy Mụn: Dùng BHA Thấy Có Nhiều Mụn ẩn Hơn?
-
Quá Trình đẩy Mụn ẩn Dưới Da để Không Bị “breakout - IFree Beauty
-
Mụn ẩn Có Tự Hết Không? Có Nên Nặn Không? Cách Trị Mụn ẩn Tại Nhà
-
Cách Trị Mụn ẩn Dưới Da Triệt để, An Toàn Không để Lại Thâm Mụn
-
Điều Trị Mụn ẩn Có Khó?
-
Những Cách đẩy Mụn ẩn Cực Hiệu Quả - Thầy Thuốc Việt Nam