Bạn đã Biết đến ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Chưa? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Tại sao phải xét nghiệm máu?
Xét nghiệm máu thường được chỉ định cho mọi trường hợp cần xác định tình trạng sức khỏe thông qua chỉ số máu. Không chỉ người bệnh mà người khỏe mạnh bình thường cũng nên làm xét nghiệm máu khi cần thiết. Thông thường, xét nghiệm máu nhằm những mục đích chính sau:
Tổng phân tích tế bào máu: nhằm xác định các chỉ số về bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. Từ đó có thể chẩn đoán sớm các bệnh lý của hệ tạo máu. Nhất là những bệnh như: bệnh về tủy, ung thư máu, các cảnh báo viêm nhiễm,...
Xác định đường huyết trong máu: qua xét nghiệm nồng độ trong máu sẽ chẩn đoán được nồng độ đường trong máu.
Xét nghiệm mỡ máu: thông qua xét nghiệm có thể xác định hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu.
Xét nghiệm men gan: gồm xét nghiệm các chỉ số men gan ALT và AST để xác định một số bệnh lý liên quan đến gan.
Xét nghiệm máu là xét nghiệm thông thường nhằm xác định một số tình trạng về sức khỏe
2. Cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu
Các chỉ số xét nghiệm máu bình thường đều ở mức độ nhất định. Dựa trên sự thay đổi về nồng độ tính theo từng chỉ số mà bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh lý. Bao gồm các chỉ số phổ biến như sau:
Các chỉ số xét nghiệm hồng cầu
RBC (chỉ số hồng cầu): Là số lượng hồng cầu được tính trong một đơn vị máu toàn phần. Lượng hồng cầu bình thường ở mức chỉ số: 4,5 - 5,8 T/L (đối với nam) và 3,9 - 5,2 T/L (đối với nữ). Nếu chỉ số này thấp hoặc giảm đi bất ngờ có thể do thiếu máu, mất máu. Hồng cầu tăng khi máu bị cô đặc, thiếu oxy kéo dài,... hoặc do nhiều nguyên nhân khác.
HGB (chỉ số huyết sắc tố): Cũng giống như hồng cầu, huyết sắc tố là hàm lượng được tính trong một đơn vị máu. Chỉ số xét nghiệm máu này giúp bác sĩ xác định được tình trạng thiếu máu, loãng máu, mệt mỏi hay bị suy tủy,... Chỉ số thông thường là 130 - 180 g/L (đối với nam) và từ 120 - 165 g/L (đối với nữ)
Các chỉ số xét nghiệm máu phản ánh tình trạng sức khỏe
HCT (chỉ số thể tích khối hồng cầu): Sử dụng một đơn vị máu để tính lượng thể tích khối hồng cầu trong một đơn vị đó. Chỉ số này ở mức bình thường đối với nam giới là từ 0,39 - 0,49 L/L và đối với nữ từ 0,33 - 0,43 L/L. Thể tích khối hồng cầu có thể tăng khi máu bị đông đặc, thiếu oxy, rối loạn dị ứng, bị bệnh đa hồng cầu. Giảm khi mất máu hoặc thiếu máu, suy tủy, đang kỳ thai nghén,...
MCV (thể tích trung bình của hồng cầu): chỉ số ở mức bình thường là 85 - 95 fL.
MCH (lượng HST trung bình của hồng cầu): Là lượng HST có trong mỗi hồng cầu, MCH = Hb/RBC. Giá trị thông thường là 28 - 32 pg.
MCHC (nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu): một MCHC = Hb/HCT với chỉ số ở mức bình thường là 320 - 360 g/L.
RDW (dải độ rộng phân bố kích thước hồng cầu): chỉ số này đánh giá mức độ đồng đều về kích thước giữa các hồng cầu. Chỉ số này ở mức bình thường là trong khoảng 11 - 15%.
Các chỉ số xét nghiệm bạch cầu
WBC (số lượng bạch cầu): là lượng tế bào bạch cầu được tính tổng một thế tích máu toàn phần, chỉ số bình thường là trong khoảng 4 - 10 G/L.
NEU (bạch cầu hạt trung tính): là tỷ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt trung tính. Chỉ số này ở mức bình thường đạt 43 - 76 % hoặc 2 - 8 G/L.
EO (bạch cầu hạt ưa ACID): là tỷ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa acid. Chỉ số này ở mức bình thường khi đạt từ 2 - 4% hoặc 0,1 - 0,7 G/L.
BASO (bạch cầu ưa base): là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base. Chỉ số bình thường đạt từ 0 - 1% hoặc 0.01 - 0,25 G/L.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh dựa trên các chỉ số xét nghiệm máu
LYM (bạch cầu lympho): chỉ số bình thường là từ 17 - 48% hoặc 1 - 5 G/L.
MONO (bạch cầu MONO): chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm của bạch cầu Mono với giá trị từ 4 - 8% hoặc 0,2 - 1,5 G/L là ở mức thông thường.
Các chỉ số xét nghiệm tiểu cầu
PLT (số lượng tiểu cầu): số lượng này được xác định ở mức này thường khi đạt 150 - 400 G/L tính trong một đơn vị máu.
MPV (thể tích trung bình của tiểu cầu): chỉ số bình thường là 5 - 8 fL.
PCT (thể tích khối tiểu cầu): đạt giá trị bình thường là 0,016 - 0,036 L/L.
PDW (dải độ rộng phân bố kích thước tiểu cầu): chỉ số bình thường là 11 - 15%.
P-LCR (tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn): chỉ số bình thường là từ 0,13 - 0,43% hoặc 150 đến 500 Giga/L
3. Những lưu ý khi xét nghiệm máu
Bất cứ tác động nào từ bên trong hay bên ngoài đều làm cho chỉ số xét nghiệm máu có sự thay đổi nhất định. Thời điểm xét nghiệm trong ngày cũng làm ảnh hưởng hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do vậy, trừ những trường hợp cần xét nghiệm máu khẩn cấp, bất cứ ai khi cần đi xét nghiệm cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
Tránh uống thuốc trước khi xét nghiệm máu: các thành phần trong một số loại thuốc sẽ tác động làm thay đổi kết quả xét nghiệm máu. Do vây, tránh uống mọi loại thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm. Hoặc nếu đã lỡ uống thuốc nào đó thì cần thông báo với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
Cần lưu ý một số điều trước khi thực hiện xét nghiệm máu
Nhịn ăn trong một số trường hợp: nhiều trường hợp trước khi xét nghiệm máu bác sĩ yêu cầu phải nhịn ăn từ 6 - 8 tiếng nhằm cho kết quả chỉ số xét nghiệm chuẩn nhất. Ví dụ như: xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, bệnh về gan.... Còn đa số các xét nghiệm khác không cần phải nhịn ăn trước khi làm thủ thuật. Do vậy, với những trường hợp nào cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm thì tốt nhất nên thực hiện lấy máu vào buổi sáng sau khi thức dậy và chưa ăn sáng.
Tránh dùng chất kích thích: nên kiêng rượu, bia hoặc thuốc lá, cà phê trước khi thực hiện thủ thuật lấy máu xét nghiệm.
Với các chỉ số xét nghiệm máu trên đây, các bạn có thể hiểu và đọc đơn giản trên kết quả xét nghiệm mà bệnh viện đưa ra. Qua đó, có thể tự đánh giá tình trạng sức khỏe bản thân sau khi so sánh chỉ số xét nghiệm của mình với các chỉ số tham chiếu. Để biết được bản thân có mắc các bệnh nào đó hay có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe hay không, Quý khách có thể liên hệ đến MEDLATEC để được tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết. Để tìm hiểu thêm về dịch vụ xét nghiệm tại bệnh viện, hoặc cần tư vấn kỹ hơn, các bạn hãy gọi đến 1900 56 56 56 để được chúng tôi hỗ trợ cụ thể nhé.
Từ khóa » đơn Vị Tính Tiểu Cầu
-
Số Lượng Tiểu Cầu Trong Cơ Thể Bao Nhiêu Là Bình Thường? | Vinmec
-
Giảm Tiểu Cầu Bao Nhiêu Thì Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Tiểu Cầu Bao Nhiêu Là Bình Thường? Tăng, Giảm Tiểu Cầu
-
Hướng Dẫn Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Tế Bào Máu ...
-
Các Loại Khối Tiểu Cầu Cho điều Trị - Viện Huyết Học
-
Truyền Tiểu Cầu Khi Nào? - Viện Huyết Học
-
Các Thành Phần Của Công Thức Máu - Bệnh Viện Đa Khoa Nhật Tân
-
Ý Nghĩa 18 Chỉ Số Xét Nghiệm Công Thức Máu Bạn Cần Biết Khi Nhận ...
-
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HIẾN TIỂU CẦU
-
Công Thức Máu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Quan Về Rối Loạn Tiểu Cầu - Huyết Học Và Ung Thư Học
-
Sản Phẩm Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học - Cẩm Nang MSD
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Xét Nghiệm Công Thức Máu - ISofHcare