Bạn đã Biết Giấm Là Gì? Một Số Thông Tin Hữu ích Về Giấm
Ngày nay, giấm đã trở nên khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài dùng để nấu ăn con người còn dùng giấm để nâng cao sức khỏe, làm mẹo vặt trong cuộc sống. Tuy nhiên một số người vẫn chưa hiểu lắm về nguyên liệu thực phẩm này. Hoặc thậm chí là chưa hiểu đúng về công dụng, cách sử dụng của giấm. Vậy giấm là gì?
Mục lục
- Tìm hiểu giấm là gì?
- Hướng dẫn phân loại giấm
- Phân loại theo phương pháp pha chế
- Phân loại theo công dụng
- Công dụng của giấm là gì?
Tìm hiểu giấm là gì?
Giấm là một chất lỏng vị chua tự nhiên do sự lên men từ rượu etylic. Có rất nhiều nguyên liệu khác nhau dùng để lên men giấm như gạo, rượu vang, nho, thanh long, nước dừa, chuối, khóm, vải… Thành phần chính của giấm đó là acid acetid nồng độ 2 đến 5% cực kỳ thích hợp cho việc nấu ăn.
Giấm, đặc biệt là các loại giấm được làm từ nhiều nguyên liệu trái cây khác nhau có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Có đến hơn 18 loại axit amin, hơn 10 loại axit lactic, acid gốc xeton, acid citric, acid axetic, vitamin B1, C, vitamin B2… Đây là kết quả của quá trình trao đổi chất vi sinh vật của sự lên men giấm. Ngoài ra trong giấm cũng có chứa một số loại muối vô cơ và chất khoáng như Na, K, Ca, Fe, Cu, Zn, P…
Hướng dẫn phân loại giấm
Phân loại theo phương pháp pha chế
Sau khi được tìm hiểu giấm là gì thì mình hãy tìm hiểu thêm một chút về cách phân loại giấm nhé! Dựa vào cách thức tạo ra giấm có thể phân thành hai loại là giấm pha chế và giấm được ủ theo phương pháp truyền thống:
- Giấm ủ (giấm cất hay giấm chưng): Sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên và trải qua một thời gian để ủ giúp vi sinh vật phát triển và lên men để tạo thành giấm. Trong giấm được làm theo phương pháp truyền thống này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Và tùy theo nguyên liệu sử dụng sẽ tạo ra một loại giấm với hương vị đặc trưng riêng.
- Giấm pha chế: Giấm pha chế thường được phối trộn từ nước tinh khiết và 5% acid acetid dùng trong thực phẩm. Tuy nhiên có một loại acid acetid công nghiệp khác nếu dùng pha chế giấm là cực kỳ có hại và nghiêm cấm sử dụng. Thường loại giấm này sẽ chỉ có độ chua, mùi hơi hắt mà không có chứa thành phần dinh dưỡng.
>> Có thể bạn quan tâm: Làm nước giấm như thế nào để thành công 100%?
Phân loại theo công dụng
Bạn cũng có thể phân loại theo công dụng của giấm:
- Dùng để nấu nướng: Thường có độ acid acetid 4 – 5%. Công dụng của loại giấm này thường dùng để khử tanh, sát khuẩn thịt cá, rửa rau củ… Thường vị của loại giấm này có độ chua cao nhưng mùi vị lại thơm dịu.
- Dùng để ngâm chua, pha nước chấm: Độ acid acetid rơi vào khoảng 3 – 4%, vị chua ngọt. Loại này thường dùng pha nước chấm, làm lẩu nhúng giấm, làm cơm cuộn, ngâm đồ chua…
- Dùng để bảo vệ sức khỏe: Nếu bạn dùng giấm để giảm béo, giảm mỡ máu, kích thích hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể… thì có thể sử dụng giấm với độ acid acetid khoảng 3%. Thường thì người ta sẽ pha giấm ăn với nước trước khi dùng để uống.
- Dùng để pha nước uống: Sẽ có nồng độ acid acetid từ 1% – 2%. Loại giấm này sẽ có thời gian lên men ngắn hơn trong khoảng 1 tuần. Vị chua khá dịu nhẹ, rất dễ uống, thường nuôi trong môi trường trà hoặc pha thêm với rượu, các loại nước ngọt khác.
Công dụng của giấm là gì?
Giấm được xem như là nguyên liệu bổ dưỡng giúp:
- Ngăn ngừa ung thư: Các loại giấm như giấm táo, giấm gạo, giấm chuối… Có chứa nhiều acid hữu cơ, thành phần chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Sát khuẩn, chữa sưng: Giấm có tính sát khuẩn nhẹ nhờ vào nồng độ acid acetid có sẵn trong giấm. Các loại vi khuẩn có thể được khử bớt nhờ giấm. Và những vết sưng, bong gân có thể được cấp cứu giảm các triệu chứng tạm thời với giấm.
- Điều hòa độ pH, ổn định sự trao đổi chất: Bổ sung giấm trong chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp duy trì sự ổn định độ pH, môi trường kiềm cũng như tăng cường sự trao đổi chất, giúp cho quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra trơn tru, mượt mà hơn.
- Hỗ trợ người cao huyết áp, tim mạch: Trong y học truyền thống giấm có tác dụng giúp hạn chế sự hình thành mỡ trong máu, ức chế sự dư thừa muối trong cơ thể, hạ huyết áp. Từ đó sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh về huyết áp cũng như tim mạch.
- Công dụng trong việc làm đẹp: Bạn có thể sử dụng giấm trong một số việc như làm đẹp da, giảm vết nhăn, thông thoáng lỗ chân lông, trị gàu, trị chấy…
- Tốt cho hệ bài tiết: Giấm cũng sẽ giúp thận bài tiết tốt hơn, từ đó có thể ngăn ngừa sỏi thận, ung thư thận.
Bạn vừa tham khảo qua thông tin về giấm là gì cũng như một số công dụng của giấm. Từ nay bạn có thể an tâm sử dụng giấm ăn cho gia đình mình để làm đẹp cũng như bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên bạn hãy nhớ sử dụng những sản phẩm giấm có chất lượng và dùng với liều lượng thích hợp, không nên lạm dụng.
Từ khóa » đã Giấm Là Gì
-
Giấm Là Gì? Cách Lên Men Và 10 Công Dụng, Lợi ích Tuyệt Vời Của Giấm
-
Giấm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giấm ăn Là Gì? Nhận Biết Các Loại Giấm Thông Dụng, Phổ Biến Trong ...
-
Công Thức Hóa Học Của Giấm Là Gì? Hướng Dẫn Cách Làm đơn Giản ...
-
Phân Biệt Giấm Gạo, Giấm Hoa Quả Và Giấm Tinh Luyện
-
Dấm Bỗng Là Gì? Dấm Bỗng Có Phải Là Cơm Mẻ?
-
TÌM HIỂU “TẤT TẦN TẬT” VỀ GIẤM
-
Phân Biệt 5 Loại Giấm Thường Dùng Trong Nấu Ăn Mà Bạn Nên Biết
-
Giấm Trắng: Thành Phần, Công Dụng Và Lợi ích - Vinmec
-
Bật Mí 5 Cách Nuôi Giấm Chuẩn Vị Ngon Và đơn Giản Tại Nhà - Digifood
-
CLB Tiếng Hoa UEL - WAN - “ĂN GIẤM CHUA” = “GHEN” Chắc ...
-
Con Giấm Nuôi Như Thế Nào? Những điều Thú Vị Cần Biết Về Giấm Nuôi
-
Giấm ăn Có Công Thức Là Gì? Cách Tạo Ra Giấm ăn Như Thế Nào?