Bạn đã Biết Hết Các Tác Dụng Chữa Bệnh Của Gừng?
Có thể bạn quan tâm
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như ở tất cả các vùng miền trong cả nước, nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An và vùng đồng bằng sông Hồng. Gừng không chỉ là gia vị thêm nếm cho món ăn mà gừng còn có vô vàn công dụng khác nữa.
Nội dung bài viết
- 1. Gừng là loài cây rất đa dụng
- 2. Tác dụng của gừng trong y học cổ truyền
- 3. Một số chứng bệnh thường dùng gừng:
- Trị cảm mạo phong hàn, sốt cao, đau đầu, rét, tắc ngạt mũi
- Trị trúng phong cấm khẩu
- Trị đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, không tiêu
- Trị ho, đờm nhiều, ho do viêm phế quản
- Trị phù thũng, tiểu tiện bí, dắt
- Trị trúng hàn
- Trị trúng hàn dẫn đến vừa thổ, vừa tả
- Trị chứng cơ thể lạnh mà có xuất huyết
1. Gừng là loài cây rất đa dụng
Trong số những cây thuốc nam, gừng là cây rất đa dụng. Tất cả các bộ phận của cây gừng đều được sử dụng. Lá gừng, có mùi đặc trưng của gừng được dùng làm gia vị rất thơm ngon. Thân Rễ gừng, thường gọi là củ gừng, ngoài việc sử dụng làm thực phẩm: bánh, mứt, kẹo, gia vị… còn được sử dụng làm thuốc trong YHCT .
2. Tác dụng của gừng trong y học cổ truyền
Trong YHCT , gừng được sử dụng dưới dạng tươi (sinh khương) và khô (can khương). Thành phần của gừng chủ yếu là tinh dầu, trong đó có các thành phần: β – zingiberen, ar – curcumen, β – farnesen, α – camphen, β – phelandren, eucalyptol, các hợp chất alcol: geraniol, linalol, borneol, zingeron, zingerol….
Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?Gừng có khả năng ức chế hoạt tính của histamin và acetylcholin, dẫn đến giảm sự co thắt cơ trơn ruột cô lập (thỏ). Điều đó cho phép ta giải thích tính chất giảm đau vị tràng của gừng. Gừng còn có tác dụng hạ sốt, giảm ho, giảm đau, cường tim, chống nôn, chống viêm, chống loét đường tiêu hóa, kích thích vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa, kích thích tuyến nước bọt, ức chế sự phát triển của nhiều chủng nấm: Epidermophyton floccosum, Microscosumgypseum, Paecilomyces, Trichophyton mentagrophytes.
Theo YHCT , gừng có tác dụng phát tán phong hàn, chỉ nôn, hóa đàm chỉ ho, lợi niệu, giải độc. Dùng trị cảm lạnh, đầy bụng, trướng bụng, gây nôn, mửa, ho, nhiều đờm, giải độc cua cá… Gừng còn là một nguyên liệu quan trọng dùng trong cứu gián tiếp và là phụ liệu trong chế biến nhiều vị thuốc YHCT .
Liều lượng, ngày 4 – 12g (sinh khương), 5 – 9g (can khương), thường phối hợp với các vị thuốc khác, dạng thuốc sắc, hãm, cốm.
3. Một số chứng bệnh thường dùng gừng:
Trị cảm mạo phong hàn, sốt cao, đau đầu, rét, tắc ngạt mũi
Có thể dùng 1 củ gừng tươi (10g), thái lát, sắc lấy nước uống; hoặc phối hợp với một số vị thuốc giải biểu khác: tía tô, kinh giới, bạc hà, mỗi vị 12g, bạch chỉ, địa liền, trần bì, mỗi vị 8g, gừng tươi 4g. Sắc uống, ngày một thang. Có thể, lấy 1 củ gừng tươi, giã nát, xào nóng, gói vào miếng vải gạc, đôi khi cùng với tóc rối và rượu rồi chà xát mạnh lên người, trước tiên vùng trán, thái dương, sau gáy, sống lưng, ngực, lòng bàn tay, bàn chân… Cơ thể sẽ dần dần ấm trở lại và giảm nhanh sự đau đớn.
Trị trúng phong cấm khẩu
Dịch cốt gừng tươi 12g, kinh giới 12g (sắc nước riêng, khoảng 12ml), trúc lịch 6ml (lấy cành măng tre hơ nóng, vắt lấy nước), rượu trắng 6ml. Trộn đều 4 thứ dịch trên, rồi cho người bệnh uống.
Trị đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, không tiêu
Ăn 1 củ gừng nướng; đặc biệt tốt cho phụ nữ sau đẻ bị cảm lạnh, khí huyết ngưng trệ, dẫn đến đau bụng, chân tay lạnh, mặt nặng.
Trị ho, đờm nhiều, ho do viêm phế quản
Phối hợp sinh khương với cam thảo, bách bộ, mạch môn, đồng lượng, sắc uống, ngày một thang; hoặc sinh khương 10g, giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn đều với 5 ml mật ong, uống.
Trị phù thũng, tiểu tiện bí, dắt
Phối hợp với tang bạch bì, trần bì, phục linh, đại phúc bì, đồng lượng 12g, sắc uống ngày một thang, cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Ngoài sinh khương, can khương có thể sử dụng trong một số trường hợp sau:
Trị trúng hàn
Tức hàn nhập vào phần lý, nhập sâu vào phần dinh, phần huyết, vào tạng phủ, biểu hiện dương khí thoát, người lạnh toát, chân tay co quắp, đờm vít tắc cổ họng, nặng thì không nói được, phối hợp can khương 5g, phụ tử (chế) 10g, cam thảo 12g, sắc uống, ngày một thang.
Trị trúng hàn dẫn đến vừa thổ, vừa tả
Gừng nướng khô, tán bột, mỗi lần 8 -10g quấy đều vào cháo nóng ăn.
Trị chứng cơ thể lạnh mà có xuất huyết
Băng huyết, đại tiện ra huyết… Có thể dùng thán khương (sao cháy), ngải diệp, đồng lượng 10 – 12g. Sắc uống, ngày một thang.
Ngoài ra, gừng còn được dùng nhiều trong phương pháp cứu gián tiếp, làm phụ liệu trong chế biến thuốc cổ truyền.
GS.TS Phạm Xuân Sinh
Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội
Từ khóa » Gừng Có Tác Dụng Gì Không
-
Củ Gừng Tươi Có Tác Dụng Gì Và Cách Sử Dụng Như Thế Nào?
-
Nước Gừng: Lợi ích Sức Khỏe, Chất Dinh Dưỡng | Vinmec
-
Gừng Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe?
-
Tác Dụng Của Gừng, Cách Sử Dụng Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng Gừng
-
11 Công Dụng Của Gừng Kỳ Diệu Tới Mức Ai Biết Rồi Cũng Muốn ăn ...
-
9 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Gừng đối Với Sức Khỏe
-
Tác Dụng Của Trà Gừng: Tốt Nhưng đừng Uống Quá Nhiều
-
10 Tác Dụng Của Gừng Và Cách Sử Dụng An Toàn Nhất
-
47 Công Dụng Của Gừng Với Sức Khỏe Và Cách Sử Dụng
-
Cách Pha Trà Gừng Với Mật Ong Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả đối Với ...
-
Lợi ích Không Ngờ Khi Kết Hợp Gừng Và Mật Ong
-
Tác Dụng Phụ Không Ngờ Của Gừng
-
Những Ai Không Nên Sử Dụng Gừng? - Báo Lao động
-
Gừng Có Tác Dụng Gì? - Tuổi Trẻ Và Pháp Luật