Bạn đang Bị Nổi Mẩn Ngứa Trên Da, Nguyên Nhân Chính Là đây

1. Chỉ điểm tác nhân khiến bạn bị nổi mẩn ngứa trên da

1.1. Như thế nào là nổi mẩn ngứa?

Nổi mẩn ngứa là hiện tượng da bỗng nhiên nổi lên các nốt mẩn đỏ gây ngứa rất khó chịu. Tùy thuộc vào tác nhân gây nên hiện tượng này ở từng người mà tính chất nốt mẩn sẽ có sự khác nhau, thời gian cùng tần suất lặp lại của cơn ngứa cũng không giống nhau.

Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở mỗi người xuất phát từ những nguyên nhân không giống nhau

Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở mỗi người xuất phát từ những nguyên nhân không giống nhau

Đại đa số mọi người thường bị nổi mẩn ngứa ở những vùng da hở như cổ, mặt, chân, tay,... hoặc cũng có người bị khắp toàn thân. Phản xạ chung khi các nốt mẩn xuất hiện là đưa tay lên gãi, việc làm này vô tình khiến cho tình trạng ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn và da dễ phải chịu những tổn thương gây sẹo xấu về sau hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng.

1.2. Tác nhân khiến bạn bị nổi mẩn ngứa trên da là gì?

Mẩn ngứa nổi trên da có thể là do bệnh ngoài da nhưng cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý nội sinh. Cụ thể các tác nhân gây nên hiện tượng này gồm:

- Mề đay

Đây là một dạng phát ban dị ứng có thể tập trung thành từng mảng nhỏ trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng cũng có khi lan rộng khắp toàn thân. Mặc dù bệnh mề đay không nguy hiểm nhưng cơn ngứa do nó gây ra rất khó chịu, khiến cuộc sống và công việc bị giảm chất lượng, thậm chí có những người bị mất ngủ vì ngứa do nổi mề đay.

Triệu chứng điển hình của bệnh nổi mề đay là: da nổi một vùng ban trắng hoặc đỏ gây ngứa ngáy. Các nốt mề đay không giống nhau về hình dạng và kích thước, thời gian mắc bệnh có thể chỉ vài tháng nhưng cũng có khi kéo dài tới vài năm.

- Hội chứng đỏ mặt

Triệu chứng điển hình của hội chứng này là da nổi mụn nhọt, đỏ, sưng tấy, làm cho các mạch máu bên dưới da giãn cách từ đó sinh ra cảm giác ngứa ngáy. Các chuyên gia cho rằng hội chứng đỏ mặt có liên quan đến cơ chế di truyền, yếu tố tâm lý, thức ăn hoặc ánh sáng mặt trời.

Bệnh chàm là một trong những tác nhân gây nên các nốt đỏ ngứa trên daBệnh chàm là một trong những tác nhân gây nên các nốt đỏ ngứa trên da

- Chàm da

Chàm thường khiến cho da bị ngứa, nổi mẩn đỏ, đôi khi nốt mẩn có thể rỉ máu hoặc dịch. Nốt mẩn đỏ gây ngứa do chàm hay xuất hiện ở khuỷu tay, mặt, mắt cá chân, cổ,...

- Phát ban nhiệt

Khi thời tiết quá nóng, da đổ nhiều mồ hôi làm tắc nang lông cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của các nốt phát ban nhiệt. Triệu chứng điển hình của ban là mẩn ngứa tập trung thành các mảng sưng, đỏ bên dưới da.

- Vảy nến

Triệu chứng thường gặp của bệnh vảy nến là: da có mảng đỏ ngứa, sần sùi, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp vảy mỏng. Do vảy nến có mối liên hệ mật thiết với hàng rào bảo vệ da và hệ miễn dịch nên việc bổ sung dưỡng ẩm, vitamin, khoáng chất sẽ giúp cải thiện tốt các triệu chứng do bệnh gây ra.

- Liken phẳng

Liken phẳng là hiện tượng viêm da do rối loạn hệ thống miễn dịch với triệu chứng điển hình là có vết mẩn ngứa tạo thành mảng màu tím hoặc đỏ trên da. Bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết với dị ứng da, nhiễm trùng và căng thẳng. Bệnh có thể cải thiện rất tốt sau 6 - 9 tháng nếu được điều trị bằng biện pháp phù hợp.

2. Cách giúp bạn thoát khỏi các nốt mẩn ngứa da

Nhìn chung, nổi mẩn ngứa chỉ là triệu chứng của một bệnh lý nhất định và tác nhân gây ra nó không giống nhau ở mọi trường hợp. Vì thế, muốn nhanh chóng chấm dứt nó một cách hiệu quả thì việc cần làm là phải tìm ra chính xác tác nhân khiến nó hình thành.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi bị nổi mẩn ngứa là cách tốt nhất giúp bạn biết được tình trạng mà mình đang gặp phải. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án trị bệnh phù hợp. Điều trị Tây y thường sử dụng các loại thuốc kháng histamin để xoa dịu, cắt nhanh cơn ngứa và loại bỏ các nốt mẩn ngứa. Tuy nhiên, loại thuốc này cần phải do bác sĩ chỉ định và người bệnh muốn điều trị hiệu quả cần phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Khám bác sĩ da liễu giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến mình bị nổi mẩn ngứa

Khám bác sĩ da liễu giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến mình bị nổi mẩn ngứa

Bên cạnh điều trị Tây y thì Đông y cũng có một số bài thuốc y học cổ truyền với dược liệu tự nhiên có thể chữa trị nổi mẩn ngứa hiệu quả bằng cách loại bỏ tác nhân gây bệnh và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể kết hợp với việc đào thải độc tố ra bên ngoài. Người bệnh có thể gặp bác sĩ y học cổ truyền để tham khảo phương pháp điều trị này.

Dù thực hiện trị nổi mẩn ngứa bằng Đông hay Tây y thì người bệnh cũng nên kết hợp với việc điều chỉnh chế độ chăm sóc da và sinh hoạt hợp lý với một số lưu ý:

- Dùng khăn sạch nhúng nước lạnh rồi đắp lên vùng da bị nổi mẩn ngứa ngay khi chúng xuất hiện.

- Cố gắng tránh cào gãi vào nốt mẩn để không tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công da, làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Lưu ý tránh các yếu tố dị nguyên nếu cơ thể có tiền sử dị ứng.

- Không sử dụng hóa chất hay mỹ phẩm trong thời gian bị mẩn ngứa vì chúng có thể làm trầm trọng hơn tổn thương trên da.

- Không nên tắm nước nóng bởi nó dễ làm cho da bị mất nước và có các mảng bong tróc.

- Tăng cường bổ sung vitamin C và khoáng chất bởi đây chính là chất chống oxy vừa tăng cường đề kháng cho cơ thể vừa giúp cho nốt mẩn đỏ nhanh chóng biến mất.

Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở mỗi người không giống nhau về tính chất cũng như tác nhân gây bệnh. Vì thế nếu nó tồn tại trong thời gian dài hoặc kèm theo các biểu hiện đặc biệt như mệt mỏi, sốt, rối loạn tiêu hóa,... thì nên đến cơ sở y tế kiểm tra để được đánh giá chính xác.

Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với Trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP do Hội bệnh học Hoa Kỳ cấp, cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu là địa chỉ y tế đáng tin cậy để khám chữa các bệnh lý về da. Nếu bạn đang bị nổi mẩn ngứa, hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ chuyên gia y tế của bệnh viện sẽ tư vấn giúp bạn về tình trạng bạn đang gặp phải.

Từ khóa » Nổi Sần Ngứa ở Chân