Bản Di Chúc Sau Cùng Có Hiệu Lực Pháp Luật - Dân Sự

Bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật Ngày đăng 08/06/2021 | 17:42 | Lượt xem: 1182

Năm 2010 ông bà tôi lập di chúc để lại căn nhà đang ở cho chú út của tôi, bởi vì, chú chưa lập gia đình và chưa có nhà cửa, trong khi tất cả anh chị lớn hơn đều đã có những thứ này.

TIN LIÊN QUAN

Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học ở nước ngoài, chú út của tôi đã làm việc luôn bên đó. Cho nên, năm 2015, ông bà tôi lại lập một di chúc khác. Trong đó nói rõ để lại căn nhà trên cho bố mẹ tôi.

Nay ông bà tôi đã mất. Xin hỏi, về nguyên tắc, ai sẽ được thừa kế căn nhà của ông bà tôi?

Trả lời

Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Di chúc gồm các nội dung chủ yếu như ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản.

Di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 630 của Bộ luật này. Cụ thể:

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật”.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.

Thông thường, di chúc được lập thành văn bản (Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực). Bên cạnh đó, trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Di chúc bằng văn bản hay di chúc miệng đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên là di chúc hợp pháp.

Điều 640 của Bộ luật này quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau:

“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”.

Như vậy, sau khi đã lập di chúc để lại di sản cho người khác, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

Thông tin của bạn cho thấy, ông bà của bạn đã lập 02 bản di chúc khác nhau, tại các thời điểm khác nhau. Nếu các bản di chúc này đều hợp pháp, về nguyên tắc, bản di chúc để lại di sản cho bố mẹ bạn có hiệu lực pháp luật. Bởi vì, theo khoản 5 Điều 643 của Bộ luật này, “khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực”.

Quy định của pháp luật rất rõ ràng. Chỉ có điều, quan hệ gia đình luôn luôn dựa trên cơ sở tình yêu thương, chăm sóc giữa những người ruột thịt với nhau. Do đó, mặc dù di chúc của ông bà để lại là như vậy, song các anh chị em vẫn có thể thỏa thuận để người thực sự cần sử dụng di sản của ông bà.

Hùng Phi

Vũ Thị Thanh Tú

Các tin khác
  • Chia di sản thừa kế của người mất
  • Thời hiệu chia thừa kế
  • Di chúc chung vợ chồng thì hiệu lực như thế nào?
  • Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông giữa phương tiện giao thông cơ giới và người đi bộ?
  • Những người không được làm chứng trong việc lập di chúc miệng?
  • Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm?
  • Tuyên truyền, phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
  • Kế hoạch Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024
  • Phóng sự “Luật Thủ đô năm 2024 - Khơi thông nguồn lực phát triển Thủ đô”
Xem tất cả
  • Các chứng chỉ được miễn thi môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT 2025
  • Giữ gìn sức khỏe mùa lạnh cho người già và trẻ nhỏ
  • Cảnh báo tham gia đầu tư ngoại hối qua 3 sàn lừa đảo “RichSmart, Topmax, GFS”
  • Khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại mỗi gia đình
Xem tất cả

Vềđầu trang // ]]>

Từ khóa » Di Chúc Hợp Pháp Luôn Là Di Chúc Có Hiệu Lực Pháp Luật