Bản Dịch Chú Đại Bi Ra Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Cách đây vài tháng, có người gởi cho tôi bài TÌM VỀ CHÚ ĐẠI BI của dịch giả Huỳnh Bá Hinh. Dịch giả cho rằng vì thuở nhỏ nghe thấy các Sư tụng bằng một ngôn ngữ lạ hoắc “bà dô bà ra” không hiểu gì. Ông tò mò hỏi nhiều vị thầy thì được trả lời: “Đó là chú của nhà Phật, bất khả tư nghì, không thể nghĩ bàn, nói ra thì sợ mất linh ứng”.
Nhưng khi lớn lên, ông tìm hiểu thì biết bài chú đó có tên là “Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni”, do Bồ Tát Quán Thế Âm tuyên chú trước hội các Chư Phật, Bồ Tát.
Theo dịch giả, rất nhiều Kinh Phật đã được dịch ra tiếng Việt thì cũng có một số chỉ chuyển từ phiên âm chuyển sang phiên âm khác, trở thành tối nghĩa. Thậm chí người Trung Hoa đã y theo 84 câu để chế ra 84 hóa thân của Đức Quán Âm, trong khi nguyên văn chỉ có 36 câu.
Xin được trích lại nguyên văn bài dịch của dịch giả Huỳnh Bá Hinh:
Câu 1: Nam Mô Hắc Ra Đát Na Ra Dạ Da
(thành kính đảnh lễ ngôi Tam Bảo)
Nam Mô A Rị Da Bà Lo Yết Đế Thước Bát Ra Da
(thành kính đảnh lễ Đức Quán Tự Tại - Đức Quán Thế Âm)
Câu 2: Bồ Đề tát đỏa bà da ma ha tát đóa bà da ma ha ca lô ni ca da
(bậc Bồ Tát giác ngộ hữu tình - bậc đại sĩ- bậc đại bi tâm)
Câu 3: Án tát bản ra phạt duệ số đát na đát tá
(tán thán việc quy y nhất thiết thánh chúng và chánh pháp tùy thuộc)
Câu 4: Nam Mô tất kiệt tật đóa y mông a rị da bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đá bà Nam Mô na ra cần tri hê rị
(Sau khi hoàn tất việc đảnh lễ đấng quán Tự Tại Quán Âm Đại từ Bi Tâm Địa tiếp đến thành kính đảnh lễ các bậc đại chí thánh, bậc hiền thiện tôn giả).
Câu 5: ma-ha bàn đa sa mê
(Phóng ra ánh sáng đại quang minh)
Câu 6: Tát bà tát ba a tha đậu du bằng a thệ dựng Tát bá tát da na ma bà tát đa
(Khiến cho hết thảy chúng sanh nhất thiết được vô ưu tý bỉ vô tham và trong sạch diệu tịnh)
Câu 7: Na ma bà tát da Nam ma bà dà Ma phạt đạt đậu
(Từ đó, hướng tâm đảnh lễ quy y bậc thiện hữu tình, quy y bậc đồng từ mà trời và người đều hằng mong thân cận).
Câu 8: Dát diệt tha Án A bà lo hê Lo ca đế
(Thần chú tuyên ra: Hợp nhất thể đại đồng với Quán Tự Tại)
Câu 9 & 10: Ca ra đế Di hê rị Ma ha bồ đề tát đỏa Tát bà tát bà Ma ra ma ra
(Từ người phát đại bi tâm đến nhất thiết các đại giác hữu tình như hoa thanh tịnh vô nhiễm lan ra khắp nơi chốn)
Câu 11 & 12: Ma hê ma hê ra đà dựng
(phát đại tự tại tâm hăng hái thường tạo nên các thiện nghiệp)
Câu 13 &14: Cu lô cu lô yết mông Đô lô đồ lô phạt xà da đế Ma ha phạt xà da đế Đà la đà ra Địa rị ni Thất Phật ra da
(mới có năng lực độ thoát khỏi các triền phược và vượt thẳng lên được, phải ráng sức duy trì cho có được tâm kiên cố dũng mảnh tự tại)
Câu 15: Giá ra giá ra Ma mạ phạt ma ra Mục đế lệ
(lâu dần cho biến hóa dẫn đến sự giải thoát vô nhiễm)
Câu 16 & 17: Y hê di dê Thất na thất na Ra sâm Phật ra xá lợi Phạt sa phạt sâm Phật ra xá da
(nương theo đó mà thực hiện hoằng pháp hởi vị Pháp vương tử chủ của hòa bình).
Câu 18 & 19: Hồ lô hô lô ma ra Hô lô hô lô hê ly
(tiếp tục tu hành, tiếp tục làm sạch thân và làm sạch tâm- thanh tẩy thân tâm)
Câu 20 & 21: Ta ra ta ra Tất rị tất rị Tô rô tô rô Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ Bồ đà đa bồ dà dạ
(với tâm đại từ đại bi khi người đã thành tựu trong việc giải thoát tương ứng với vạn pháp, thành tựu trong đức hạnh)
Câu 28 & 29 & 30: Ma ra na ra Ta bà ha Tất ra răng a mục khê da Ta bà ha Ta bà ma ha a tất dà dạ Ta bà ha
(Thành tựu trong diệu nghĩa vô cấu, thành tựu không ai có thể sánh khi nói ra có sức thuyết phục, thành tựu ai có thể sanh trong tất cả các ý nghĩa sâu sắc)
Câu 31 & 32: Giá kiết ra a tất đà dạ Ta bà ha Na đà ma kiết tất đà dạ Ta bà ha
(thành tựu không ai sánh trong chuyển pháp luân, thành tựu không ai sánh trong đóa sen đỏ tượng trưng cho diệu tịnh nghiệp)
Câu 33 & 34: Na ra cần trì bàn đá ra dạ Ta bà ha Ma bà rị thắng yết ra dạ Ta bà ha
(thành tựu trong việc trở thành Đức Thế Tôn, thành tựu trong đem uy đức của mình tạo ra tín nhiệm cho mọi người)
Câu 35: Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da Nam mô a rị da Bà lô kiết đế Thước bàn ra dạ Ta bà ha
(thành kính đảnh lễ ngôi tam Bảo, thành kính đảnh lễ đức Quán Tự tại, Đức Quán thế Âm)
Câu 36: Án Tất diện đô Mạn đà ra Bạt đà gia Ta bà ha
(tuyên chú: hiệp nhất các thành tựu viên mãn, đạt được sự viên mãn thành tựu đó qua trì tụng lời chân ngôn này).
Bản dịch tiếng Việt của trọn bài chú như sau:
“Thành kính đảnh lễ Ngôi Tam Bảo. Thành kính đảnh lễ Đức Quán Tự Tại Quán Thế Âm, Bậc Bồ Tát giác ngộ hữu tình, bậc Đại Sĩ, bậc Đại Bi Tâm. Tán thán việc quy y nhất thiết Thánh Chúng và chánh pháp tùy thuộc. Sau khi hoàn tất việc đảnh lễ đấng Quán Tự Tại Quán Âm Đại Bồ Tát Đại Từ Bi, tiếp đến thành kính đảnh lễ các bậc Đại Chí Thánh, bậc Thiện Hiền tôn giả. Phóng ra ánh sáng đại quang minh khiến cho hết thảy chúng sinh nhất thiết được vô ưu tý bỉ vô tham và trong sạch diệu tịnh. Từ đó hướng tâm đảnh lễ quy y bậc thiện hữu tình, quy y bậc đồng tử mà trời, người đều rất mong thân cận.
Thần chú tuyên ra: Hợp nhất thể đại đồng với Quán Tự Tại. Từ người phát Đại Bi Tâm đến nhất thiết các đại giác hữu tình như hoa thanh tịnh vô nhiễm lan ra khắp nơi chốn phát Đại Tự Tại Tâm, hăng hái thường tạo nên các thiện nghiệp mới có năng lực độ thoát khỏi các triền phược và vượt thẳng lên được, phải ráng sức duy trì có được tâm kiên cố dũng mãnh tự tại, lâu dần cho biến hóa dẫn đến sự giải thoát vô nhiễm. Nương theo đó mà thực hiện hoằng pháp bởi vị pháp vương tự chủ của hòa bình. Tiếp tục tu hành, tiếp tục làm sạch thân và làm sạch tâm - Thanh tẩy thân, tâm. Với Tâm Đại Từ Đại Bi khi người đã thành tựu trong việc giải thoát tương ưng với vạn pháp, thành tựu trong đức hạnh, thành tựu trong diệu nghĩa vô cấu, thành tựu không ai có thể sánh khi nói ra có sức thuyết phục, thành tựu không ai có thể sánh trong tất cả các ý nghĩa sâu sắc, thành tựu không ai sánh trong chuyển pháp luân, thành tựu không ai sánh trong đóa sen đỏ tượng trưng cho diệu tịnh nghiệp, thành tựu trong việc trở thành Đức Thế Tôn, thành tựu trong đem uy đức của mình tạo ra tín nhiệm cho mọi người. Thành kính đảnh lễ ngôi Tam Bảo, thành kính đảnh lễ Đức Quán Tự Tại, Đức Quán Thế Âm. Tuyên chú: Hiệp nhất các thành tựu viên mãn, đạt được sự viên mãn thành tựu đó qua trì tụng lời chơn ngôn này”.
Lời bàn
Rõ ràng toàn bài chú toàn là những việc cần phải hành trì để trở thành Đức Thế Tôn, bằng cách:
Hăng hái tạo các thiện nghiệp, thanh tẩy thân, tâm, hiệp nhất với Ngài Quán Tự Tại, với tâm Đại Từ, Đại Bi để đạt được thành tựu trong giải thoát vô nhiễm, trở thành Đức Thế Tôn.
Đó là những lời nhắc nhở mà chúng ta nên tâm niệm, đọc đi đọc lại hàng ngày cho tới lúc thấm nhuần những hướng dẫn trong đó, rồi mang ra thực hành.
Trong bài chú này, ta thấy viết lại hành trình để thành ĐỨC THẾ TÔN, là “Cứu độ chúng sanh”
(Phóng ra ánh sáng đại quang minh khiến cho hết thảy chúng sanh nhất thiết được vô ưu tỷ bỉ, vô tham và trong sạch diệu tịnh). Để làm được điều đó thì phải: Phát Đại Tự Tại Tâm, hăng hái thường tạo nên các thiện nghiệp mới có năng lực độ thoát khỏi các triền phược và vượt thẳng lên được. Phải ráng sức duy trì cho có được tâm kiên cố dũng mãnh tự tại lâu dần cho biến hóa dẫn đến sự giải thoát vô nhiễm).
Sự kiên trì này phải được tiếp tục nuôi dưỡng: Tiếp tục tu hành, tiếp tục làm sạch thân và làm sạch tâm- thanh tẩy thân, tâm.
Người hành trì như thế sẽ thành tựu trong việc giải thoát với các pháp, thành tựu trong đức hạnh, thành tựu trong chuyển pháp luân, trong đóa Sen Đỏ tượng trưng cho tịnh nghiệp, thành tựu trong việc trở thành Đức Thế Tôn.
Tâm Nguyện (Việt Văn Mới)Pubnews.vn - Đạo và đời văn hóa tâm linh
Từ khóa » Giải Nghĩa Chú đại Bi Tiếng Việt
-
Ý Nghĩa Từng Câu Trong Chú Đại Bi - .vn
-
Chú Đại Bi Có ý Nghĩa Gì? - .vn
-
Chú đại Bi Là Gì? Ý Nghĩa Chú đại Bi Trong Tu Hành Phật Pháp
-
Giải Thích ý Nghĩa Của Chú Đại Bi đơn Giản Và Cực Kỳ Dễ Hiểu
-
GIẢNG GIẢI TÓM TẮT TỪNG CÂU TRONG CHÚ ĐẠI BI - YouTube
-
TRỌN BỘ - Giảng Giải Thần Chú Đại Bi TUYỆT HAY - YouTube
-
Giải Thích ý Nghĩa Chú Đại Bi đơn Giản Và Dễ Hiểu Nhất
-
Chú Đại Bi Tiếng Việt Là Gì? - Thuyết Giảng Phật Pháp
-
Chú Đại Bi - Ý Nghĩa, Lợi ích Và Cách Trì Tụng - Địa Điểm Bình Dương
-
Chú Đại Bi Tiếng Việt: Giải Thích Và ý Nghĩa Chi Tiết 2021
-
Y Nghia Chú đại Bi Tiếng Việt - Tam Kỳ RT
-
Sự Nhiệm Màu Của Chú Đại Bi - Đại Bi Tâm Đà La Ni - Viễn Chí Bảo
-
Chú Đại Bi Là Gì? Nguồn Gốc, ý Nghĩa Và Công Năng | Hoa Sen Phật
-
Ý Nghĩa Chú Đại Bi Là Gì? - Pháp An