BẢN ĐỒ BỨC XẠ MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm
Năng lượng điện được sản sinh bởi nhiều nguồn khác nhau như: thủy điện, nhiệt điện than, năng lượng gió và năng lượng mặt trời…
Trong đó, theo nghiên cứu của một công ty năng lượng ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, các tấm pin năng lượng mặt trời mặt trời tạo ra năng lượng gấp 5 lần so với các tuabin gió trong suốt 14 tháng làm thí nghiệm.
Theo thống kê, tính đến quý 3 năm 2020 đã có khoảng 50,000 dự án điện năng lượng mặt trời đi vào hoạt động hiệu quả. Việc lắp đặt hệ thống pin mặt trời và phụ kiện năng lượng mặt trời (phụ kiện solar) tương đối đơn giản và mang lại kết quả tốt góp phần khai thác tối đa nguồn năng lượng vô tận từ mặt trời.
Lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Tuy nhiên, sản lượng điện thu được từ năng lượng mặt trời lại phụ thuộc vào bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất.
Tại Việt Nam, bức xạ mặt trời phân bổ không đồng đều theo các vùng lãnh thổ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết bức xạ theo từng khu vực vị trí địa lý.
Để tìm hiểu về trọn bộ năng lượng mặt trời, bạn có thể xem chi tiết qua video dưới đây:
1. BỨC XẠ MẶT TRỜI LÀ GÌ?
Bức xạ mặt trời là dòng vật chất và năng lượng của mặt trời phát ra. Đây là nguồn năng lượng chính cho các quá trình phong hóa, bóc mòn, bồi tụ, vận chuyển trên Trái Đất, đồng thời chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ mặt trời.
Bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất
>> Xem thêm: Phụ kiện Solar
2. NGUYÊN TẮC VỀ HƯỚNG VÀ LƯỢNG CỦA BỨC XẠ MẶT TRỜI
Mọi địa điểm trên Trái Đất đều nhận được ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, lượng bức xạ mặt trời mà các địa điểm nhận được sẽ thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm:
- Khoảng thời gian, thời điểm trong ngày.
- Mùa
- Thời tiết
- Quang cảnh
- Vị trí địa lý
Hướng bức xạ mặt trời
Khi các tia sáng Mặt Trời thẳng đứng và vuông góc, bề mặt Trái Đất sẽ nhận nhiều năng lượng nhất có thể.
Các tia mặt trời càng xiên, ánh nắng mặt trời sẽ càng dễ bị tán xạ.
Hàng năm, vào mùa hè, Trái Đất sẽ nhận được một lượng nhiệt từ Mặt Trời là lớn nhất. Bởi Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo hình elip, và mỗi điểm sẽ một thời điểm gần mặt trời nhất trong năm, đó là khi sự vật nhận được lượng bức xạ lớn nhất.
Trong 1 ngày, lượng bức xạ cũng khác nhau theo từng thời điểm. Vào buổi sáng sớm và chiều muộn, lượng bức xạ Trái Đất nhận được từ Mặt Trời thấp hơn buổi trưa.
Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời
3. BẢN ĐỒ BỨC XẠ MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM
Bản đồ nước ta hình “chữ S” trải dài từ Bắc xuống Nam, nên sự phân bố bức xạ mặt trời ở các địa điểm trên cả nước có rất nhiều khác biệt.
Từ vĩ tuyến 17 đổ vào phía Nam là nơi bức xạ mặt trời khá nhiều và ổn định trong cả một năm. Mùa mưa, lượng bức xạ có thểm giảm bớt khoảng 20%.
Số giờ nắng ở Miền Bắc vào khoảng 1.500 – 1.700 giờ. Trong khi đó, ở miền Trung và miền Nam, số giờ nắng vào khoảng 2.000- 2.600 giờ mỗi năm.
Bản đồ bức xạ tại Việt Nam
3.1 - Bức xạ Mặt Trời Việt Nam theo miền:
Miền Bắc ( Từ Thừa Thiên - Huế trở ra): Mỗi năm, bình quân có khoảng 1.800 – 2000 giờ nắng. Trong đó, các vùng như Tây Bắc ( Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và Bắc Trung Bộ ( Thanh Hóa, Nghê An, Hã Tĩnh) là những nơi có nắng nhiều.
Miền Nam ( Từ Đà Nẵng trở vào): Lượng bức xạ ở các khu vực này cao hơn 20% so với miền Bắc. Trung bình mỗi năm, miền Nam có khoảng 2000 – 2600 giờ nắng. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần như quanh năm kể cả vào mùa mưa.
Cường độ bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m2 và phía nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời còn tùy thuộc và lượng mấy và tần khí quyển của từng địa phương.
3.2 - Bức xạ Mặt Trời Việt Nam theo vùng:
- Vùng Tây Bắc:
Nhiều nắng vào tháng 8. Thời gian có nắng nhiều nhất vào các tháng 4,5 và 9,10. Tháng 6, 7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng bức xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.
Vùng núi cao vào khoảng 1500m trở lên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, đặc biệt là vào khoảng tháng 6 đến tháng 1. Cường độ khúc xạ trung bình thấp. (< 3,489 kWh/m2/ ngày)
- Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Nhiều nắng vào tháng 8. Thời gian có nắng vào các tháng 4,5 và 9,10. Các tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.
Ở vùng núi cao trên 1500m thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều nhất là vào khoảng tháng 6 đến tháng 1. Cường độ bức xạ trung bình thấp ( < 3,489 kWh/m2/ ngày)
- Trung Bộ
Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 – 10h. Trung bình từ tháng 3- tháng 9, thời gian nắng từ 5-6h/ ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).
- Phía Nam
Đây là vùng nhận được nhiều nắng nhất so với cả nước. Nắng dồi dào quanh năm.
Các tháng 1,3,4 nắng kéo dài từ 7h – 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.
BẢNG 1: Số liệu về bức xạ Mặt Trời tại theo khu vực Việt Nam
Vùng | Giờ trong năm | Cường độ bức xạ mặt trời | Ứng dụng |
Đông Bắc | 1600 – 1750 | 3,3 – 4,1 | Trung bình |
Tây Bắc | 1750 – 1800 | 4,1 – 4,9 | Trung bình |
Bắc Trung Bộ | 1700 – 2000 | 4,6 – 5,2 | Tốt |
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ | 2000 – 2600 | 4,9 – 5,7 | Rất tốt |
Nam Bộ | 2200 – 2500 | 4,3 – 4,9 | Rất tốt |
Trung bình cả nước | 1700 – 2500 | 4,3 – 4,9 | Tốt |
Việt Nam có nhiều tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời trong đó các tháng nhận được nhiều nắng hơn là tháng 4,5,6,7,8,9,10.
Khu vực Tây Bắc ( gồm các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…) và Bắc Trung Bộ ( gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… ) là nơi được đánh giá là có tiềm năng về năng lượng mặt trời vào loại khá trong cả nước. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm2/ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1.800 đến 2.100 giờ.
Bởi vậy việc khai thác năng lượng Mặt Trời tại khu vực phía Bắc chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.
Còn khu vực phía Nam, từ Đà Nẵng trở vào là nơi có nguồn năng lượng mặt trời tốt nhất và phân bổ đồng đều trong suốt cả năm. Trừ những ngày mưa rào, còn hầu hết 90% số ngày trong năm đều có thể khai thác hiệu quả nguồn năng lượng vô tận này.
Qúy khách hàng có nhu cầu báo giá chi tiết các loại phụ kiện dùng cho lắp đặt tấm pin có thể liên hệ theo Hotline: 0904 301 590
________________________
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
VPGD: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chi nhánh phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Nhà máy 1: Lô 5, CCN Biên Giang, Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội.
Nhà máy 2: Yên Bình, Ý Yên, Nam Định
Phone: 02422 403 396 - 02462 927 761
Hotline: 0936 014 066
Từ khóa » Bản đồ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam
-
Bản đồ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam Mới Nhất Năm 2022 - SUNEMIT
-
Bản Đồ Năng Lượng Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam 2020
-
Bản đồ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam [CẬP NHẬT 2022]
-
Cập Nhật Số Liệu Khảo Sát Cường độ Bức Xạ Mặt Trời ở Việt Nam
-
Cường Độ Bức Xạ Mặt Trời Tại Các Khu Vực Việt Nam - Solar Power
-
Cường độ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam - điện Mặt Trời
-
Cường độ Bức Xạ Năng Lượng Mặt Trời Theo Từng Khu Vực Tại Việt Nam
-
Cường Độ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam Như Thế Nào?
-
Bản đồ Năng Lượng Bức Xạ Việt Nam - TechWay VN
-
Bản đồ Giờ Nắng đỉnh Trung Bình - Bản đổ Bức Xạ Việt Nam
-
Giới Thiệu Bản đồ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam - EVN
-
Cường độ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam
-
Bản đồ Bức Xạ Mặt Trời Và Bản đồ Tiềm Năng Năng Lượng Mặt Trời ...