Bản đồ Châu Á - Những đặc điểm Về địa Lý Châu Á - 350 Việt Nam

Châu Á là lục địa lớn nhất thế giới, bao gồm 50 quốc gia độc lập và nằm ở phần phía đông của lục địa Á-Âu. Các nước Châu Á được bao quanh bởi Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở phía Đông và Ấn Độ Dương ở phía Nam. Nó được tách biệt với châu Phi bởi kênh đào Suez. Biển Địa Trung Hải và Biển Đen tách châu Á với châu Âu, đường biên giới 2 châu lục này chạy dọc theo dãy núi Caucasus, biển Caspian, sông Ural và dãy núi Ural. Ranh giới này chạy xuyên qua lãnh thổ của Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ, vì vậy các nước này nằm ở cả hai châu lục. Hãy cùng tìm hiểu về bản đồ của Châu Á qua bài viết dưới đây nhé!

chau a
Bản đồ các nước Châu Á

Vị trí địa lý của Châu Á

Châu Á, khối lục địa khổng lồ nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc (chỉ có một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng. Điểm cực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyr thuộc Nga ở vĩ tuyến 77°44′ Bắc. Điểm cực Nam là mũi Piai trên bán đảo Mã Lai ở vĩ tuyến 1°16′ Bắc. Từ Bắc xuống Nam của châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến, tức là khoảng 8500km. Điểm cực Tây của châu Á là mũi Baba trên bán đảo Tiểu Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ở tọa độ 26°4′ Đông, và điểm cực Đông là mũi Dezhnev trên bán đảo Chukostki thuộc Nga ở kinh tuyến 169°40′ Đông. Nếu tính cả các đảo hoặc quần đảo thì điểm cực Bắc của châu Á lên tới tận 81°13′ trên đảo Komsomolets thuộc Liên bang Nga, còn điểm cực Nam xuống tới tận đảo Dana thuộc Indonesia.Chiều rộng từ bờ Tây đến bờ Đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km

chau á
Vị trí địa lí

Về hình dạng, nếu so với các châu lục khác trên thế giới thì đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng có bề mặt dạng hình khối vĩ đại nhất. Trừ phía Tây của đại lục Á-Âu tức châu Âu được kéo dài ra tựa như một bán đảo lớn thì phần phía Đông lục địa, trái lại là một khối khổng lồ. Ở phần này đường bờ biển tuy bị chia cắt mạnh, có nhiều vịnh biển, nhiều bán đảo lớn song do diện tích lục địa rất rộng nên sự chia cắt lãnh thổ theo chiều ngang như vậy xem ra không đáng kể. Phần lục địa có dạng hình khối điển hình, nhất là các bộ phận nằm giữa vĩ tuyến 20° Bắc và 70° Bắc, làm cho các vùng trung tâm của lục địa như Trung Á và Nội Á nằm cách bờ biển rất xa, có nơi đến 2500 km. Những điều kiện về vị trí địa lý như vậy đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành khí hậu và cảnh quan tự nhiên trên châu lục.

Về mặt giới hạn, châu Á kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với 2 châu lục tính trên đất liền và 4 đại dương, châu Á tiếp giáp 5 châu lục tính luôn trên biển và 4 đại dương rộng lớn. Các châu lục đó là châu Phi ở phía Tây Nam, châu Âu ở phía Tây Bắc, châu Úc ở phía Đông Nam và Bắc Mỹ thuộc châu Mỹ ở phía Đông Bắc. Trong 4 châu trên thì châu Phi được nối liền với châu Á bởi eo đất Suez (đã bị cắt đứt bởi kênh đào Suez), còn các mặt Bắc, Đông và Nam đều tiếp giáp với các đại dương, theo thứ tự là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thuộc phạm vi mỗi đại dương, ven theo bờ lục địa thường có các biển nhỏ được phân cách với đại dương bởi các bán đảo, đảo và quần đảo.

Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương. Dọc theo bờ có các biển như Laptev, Chuckchi. Hầu hết đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không quá 300 m. Bắc Băng Dương nằm trên các vĩ độ cực và cận cực nên thời tiết quanh năm giá buốt, mặt biển bị bao phủ bởi một lớp băng rất dày, tựa như một sân trượt băng khổng lồ. Điều kiện đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên cũng như đời sống và hoạt động kinh tế của con người ở phần phía Bắc châu lục.

Khu vực Đông Nam Á với các đảo và vùng biển quan trọng Phía Đông châu Á giáp với Thái Bình Dương. Dọc theo bờ Tây Thái Bình Dương, đáy biển có cấu trúc rất phức tạp, tạo thành nhiều biển, phân cách với đại dương bởi nhiều đảo, chuỗi đảo hình vòng cung. Các biển quan trọng nhất là Bering, Okhotsk, Nhật Bản, Hoàng Hải và Hoa Đông. Các biển này phân cách với nhau và đại dương bởi các bán đảo Kamchatka, Triều Tiên, các quần đảo Aleutian, Kuril, Ryukyu cùng các đảo Sakhalin, Đài Loan… Dọc theo bờ Đông các vòng cung đảo của Đông Á là các vực biển hẹp và rất sâu như Kuril (10.549 m), Nhật Bản (9764 m), Marian (11.034 m), Ryukyu (7507 m) và Philipines (10.497 m)… Tính chất phức tạp của bờ Tây Thái Bình Dương có liên quan chặt chẽ đến quá trình chuyển dịch, xô húc của các mảng Thái Bình Dương với mảng Á-Âu và các mảng khác. Phía Đông Nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có một hệ thống gồm các bán đảo, đảo và quần đảo, các biển và vịnh biển xen kẽ với nhau rất phức tạp. Đó là khu vực Đông Nam Á. Thuộc khu vực này gồm các bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai. Quần đảo Mã Lai rất rộng, có số lượng đảo lớn nhất thế giới. Trong số hơn 2 vạn hòn đảo lớn nhỏ có 6 đảo lớn nhất, đó là Borneo (ở Malaysia gọi là Kalimantan), Sumatra, Java, Sulawesi, Luzon và Mindanao. Nằm giữa các đảo nói trên có nhiều biển lớn và quan trọng, trong đó đáng chú ý nhất là Biển Đông (tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa), biển Java, biển Sulu, biển Sulawesi, biển Banda… Biển Đông là biển lớn nhất, cấu tạo của đáy biển khá phức tạp: vùng biển phía Đông đường kinh tuyến 110° Đông nhìn chung là vùng biển sâu hơn 4000 m, đáy biển có nhiều đảo ngầm và đảo san hô. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là những đảo san hô nằm trong vùng biển này. Vùng biển đường kinh tuyến nói trên, trái lại nằm trên một thềm lục địa nông, thường không quá 100m. Biển Đông được nối với biển Java qua một eo biển rộng là Karimata nằm giữa đảo Borneo và Billiton thuộc Indonesia. Phía Nam châu Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Bờ biển ở đây bị chia cắt mạnh, tạo thành 3 bán đảo lớn là Trung Ấn, Indostan (Ấn Độ) và Ả Rập. Nằm giữa các bán đảo đó là các biển và vịnh biển lớn như biển Andaman, biển Ả Rập, vịnh Bengal, vịnh Ba Tư… Phía Tây châu Á tiếp giáp với phần phía Đông Địa Trung Hải thuộc Đại Tây Dương. Đây là con đường biển quốc tế nối liền Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương nên có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt kinh tế và chính trị. Tóm lại, các biển và đại dương bao quanh châu Á không những làm ranh giới tự nhiên cho châu lục mà còn có ảnh hưởng rất lớn đối với điều kiện tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia hải đảo và ven bờ. Đặc biệt, sự có mặt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn bên cạnh châu Á khổng lồ đã tạo nên sự tương phản mạnh mẽ giữa biển và đất liền, là một trong những nguyên nhân làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển và phân bố rộng trên châu Á hơn bất kỳ một châu lục nào khác trên thế giới.

Địa hình của Châu Á

chau á 1
Lược đồ địa hình Châu Á

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là:

Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh

Địa hình châu Á Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng…

Hướng của hệ thống núi

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Ghat Đông, Ghat Tây của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam…

Sự phân bố địa hình

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:

Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:

Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Khí hậu của Châu Á

Đây là một lãnh thổ khu vực có vị trí trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng vực bắc đến các vùng xích đạo của trái đất, cho nên khu vực châu á có những đặc điểm khí hậu vô cùng đa dạng, được phân chia làm nhiều đới:

– Đới khí hậu cực và cận cực: có vị trí nằm trải dài từ cùng cực bắc đến vừng cực – Đới khí hậu ôn đới: gồm kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nằm trong khoảng 40* đến vòng cực Bắc – Đới khí hậu cận nhiệt: gồm kiểu khí hậu: cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40*B. – Đới khí hậu nhiệt đới: gồm kiểu khí hậu nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa nằm trong chí tuyến Bắc đến 40*B. – Đới khí hậu xích đạo

Do lãnh thổ rộng và sự xuất hiện của các dãy núi và sơn nguyên cao khiến ảnh hưởng của biển vào nội địa thay đổi nên mỗi đới khí hậu châu Á lại phân thành các kiểu khí hậu khác nhau.

chau á 2
Khí hậu Châu Á

Phân loại khí hậu châu á

+ Khí hậu gió mùa bao gồm các luồn khí gió mua cận nhiệt và ôn đới nằm ở đông á và gió mùa nhiệt đới ở nam á và đông nam á. Ở khí hậu gió mùa có 2 mùa được chia rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Ở mùa hè thì có gió từ đại dương thổi vào lục địa, cho nên khí hậu bị nóng ẩm và mưa nhiều. Khi vào mùa đông thì khí hậu hoàn toàn trái ngược lại, thời thiết khi đó sẽ khô lạnh và mưa ít, có gió từ lục địa thổi ra.

+ Khí hậu lục địa đây là loại khí hậu vô cùng phổ biến ở các cùng nội địa liên bang nga và khu vực tây nam á. Khí hậu lục địa được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè giống khí hậu gió mùa. Khi vào mùa hè thì khí hậu lục địa sẽ có mùa khô và vô cùng nóng, khi đó biên độ nhiệt vào ngày, năm sẽ lớn lên, tại khí hậu lục địa thì hoang mạc và bán hoang mạc vô cùng phổ biến. Nhưng khi nào mùa đông, thì thời tiết sẽ trở lên lạnh và khô, lượng mưa trung bình ở khí hậu lục địa dao động từ 200 đến 500mm, độ ẩm không khí thấp do quá trình bốc hơi rất nhanh và lớn.

Khí hậu châu á có khó khăn gì?

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì khí hậu của châu á vô cùng phức tạp, kèm theo đó là dấu hiệu trái đất đang nóng lên từng ngày, kèm theo hiệu ứng nhà kính nữa thì nói chung, khí hậu châu á bây giờ đang vô cùng nặng nề.

Tiếp đến là rất nhiều thiên tai, bão, lũ lụt và dịch bệnh với tần suất lớn, và sự khai thác quá quy định của con người, không có những biện pháp khắc phục và phòng tránh thì những nguy hiểm đến từ thiên nhiên đang đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của con người.

Cho nên, mỗi chúng ta cần lên chú ý, hạn chế xả rác, tránh khai thác rừng, biển quá mức quy định, kèm theo đó là đưa ra những biện pháp phòng tránh thiên tai tốt nhất.

Thủy văn của Châu Á

Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hằng năm các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ. Sự phát triển của các hệ thống sông lớn đó là do lục địa có kích thước rộng lớn, đồng thời các núi và sơn nguyên cao lại tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển, là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng rộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn. Tất cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy.

Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ sông trên lục địa không đều. Ở các vùng có mưa nhiều thì mạng lưới sông ngòi phát triển, các sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm. Trái lại, ở các vùng khô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Ả Rập thì mang lưới sông rất thưa thớt, thậm chí có những nơi không có dòng chảy. Ở châu Á, lưu vực nội lưu chiếm một diện tích rất rộng tới 18 triệu km², bằng khoảng 41,3% diện tích châu lục.

Về chế độ sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn nước cung cấp có thể phân chia thành mấy kiểu chính sau:

Sông chảy trong các miền khí hậu xích đạo và ôn đới hải dương có nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa. Ở đây, lượng mưa phân bố đều quanh năm nên sông có nhiều nước và đầy nước thường xuyên. Sông chảy trong các miền khí hậu gió mùa, có mưa chủ yếu vào mùa hạ nên nước sông lớn vào hạ-thu và cạn vào đông-xuân. Sông Hồng tại miền Bắc Việt Nam thuộc kiểu chế độ này. Sông chảy trong miền cận nhiệt Địa Trung Hải có mưa về mùa đông nên nước sông lớn vào mùa đông và khô cạn vào mùa hạ, Sông chảy trong miền khí hậu cận cực, ôn đới lục địa, có nguồn cung cấp nước chủ yếu vào mùa xuân do tuyết tan và mưa vào xuân-hạ nên nước lớn vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ. Về mùa đông, các sông đóng băng trong một thời gian dài. Các sông chảy trong miền khí hậu khô hạn, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và băng tan từ núi cao nên có nước lớn vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và lưu lượng giảm dần về hạ lưu.

chau á 3
Đặc điểm một số lưu vực sông ở châu Á

Dân số của Châu Á

Cư dân châu Á thuộc 3 chủng tộc lớn trên thế giới. Đó là:

Mongoloid: Bao gồm cư dân sống ở Đông Á, Đông Nam Á, một phần ở Bắc Á và Nội Á. Người Mongoloit hay còn gọi là người da vàng, có đặc điểm chung là lớp lông phủ trên mặt và người ít, tóc đen, thẳng và hơi cứng, da màu vàng hung, mũi hơi thấp, mặt rộng, lưỡng quyền cao và xếp nếp mi mắt rõ. Tổ tiên của họ có lẽ là những cư dân cổ sống ở vùng Nam Siberi và Mông Cổ. Người Mongoloid chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số dân cư châu Á, và được chia thành hai hay nhiều tiểu chủng tộc khác nhau Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Bắc gồm cư dân vùng Siberi và phần Bắc vùng Nội Á, bao gồm người Siberi (người Eskimo, người Evanks), người Mông Cổ, Mãn Châu, Nhật Bản, Triều Tiên và Bắc Trung Quốc. Ngoài những đặc điểm của người Mongoloid nói chung, người Mongoloid phương Bắc còn có tầm vóc cao hơn và nước da sáng hơn. Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Nam gồm người Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tiểu chủng tộc được hình thành do sự hòa huyết giữa người Mongoloid với người Australoid. Vì thế họ có da màu vàng sậm, cánh mũi rộng, môi hơi dày và hàm hơi vẩu. Europeoid: bao gồm toàn bộ cư dân sống ở vùng Tây Nam Á và một số ở Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á. Để phân biệt với người châu Âu, nhóm người này được gọi chung là tiểu chủng tộc Europeoid phương Nam. Họ có đặc điểm da ngăm, tóc và mắt đen hơn người phương Bắc, đầu dài, tầm vóc trung bình. Australoid: bao gồm cư dân sống ở vùng Nam Ấn Độ, Sri Lanka và một số rải rác ở Indonesia và Malaysia. Nhóm người này chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng số dân toàn châu lục.

Dân số hiện tại của các nước Châu Á là 4.597.809.371 người vào ngày 04/11/2019 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Tổng dân số các nước Châu Á hiện chiếm 59,77% dân số thế giới. Châu Á hiện đang đứng thứ 1 trên thế giới về dân số. Mật độ dân số của Châu Á là 148 người/km2. Với tổng diện tích là 31.022.549 km2. 49,00% dân số sống ở khu vực thành thị (2 người vào năm 2017). Độ tuổi trung bình ở khu vực Châu Á là 31 tuổi.

chau á 4
Biểu đồ dân số Châu Á qua các năm

Kinh tế của Châu Á

Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau. Sáu nước nữa về mặt địa lý cũng nằm trong châu Á nhưng về mặt kinh tế và chính trị được tính vào châu lục khác.

Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa, môi trường, lịch sử đến hệ thống chính quyền. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Campuchia là một trong những nước nghèo nhất.

Theo GDP danh nghĩa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai trên thế giới, sau đó là Nhật Bản và Ấn Độ đứng thứ ba và thứ tám trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước có nền kinh tế lớn, xếp thứ 12 trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa.

chau á 5
Kinh tế châu Á trong năm 2003

Tài nguyên thiên nhiên của Châu Á

chau a 1
Lược đồ cảnh quan thiên nhiên Châu Á

Châu Á theo ranh giới là lục địa lớn nhất thế giới và nó rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như dầu mỏ và sắt.

Với năng suất cao trong nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa gạo, đã cho phép mật độ dân số cao của các quốc gia trong các khu vực nóng ẩm. Các sản phẩm nông nghiệp chính còn có lúa mì và thịt gà.

Lâm nghiệp cũng phát triển trong phạm vi rộng của châu Á, ngoại trừ khu vực Trung và Tây Nam Á. Nghề cá là một nguồn chủ yếu cung cấp thực phẩm ở châu Á, cụ thể là ở Nhật Bản.

Tình hình sử dụng tài nguyên của Châu Á

Hơn bất cứ một châu lục nào khác trên Trái Đất, châu Á có điều kiện tự nhiên đa dạng và nguồn tài nguyên thiên nhiên thế giới. Với điều kiện đó, châu Á là cái nôi hình thành phần lớn các chủng tộc loài người đầu tiên, là nơi xuất hiện các nền văn minh sớm nhất thế giới. Chính do quá trình phát triển đó mà thiên nhiên trên châu Á được con người khai phá và sử dụng sớm nhất. Trong quá trình khai phá và sử dụng thiên nhiên, tổ tiên của các dân tộc sống trên châu lục này đã thuần hóa được hàng loạt các cây trồng và vật nuôi, làm cho nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển không ngừng. Bởi vậy, ngay từ thời cổ đại, nhiều trung tâm nông nghiệp lớn được hình thành và cũng từ đó, hình thành các trung tâm phát sinh cây trồng của thế giới. Theo các tài liệu, trong số 10 trung tâm phát sinh cây trồng của thế giới thì có đến 6 trung tâm nằm trên châu Á, phù hợp với các vùng có nền văn minh phát triển sớm. Đó là các vùng Địa Trung Hải với lúa mì, yến mạch, đậu Hà Lan, bạc hà, nguyệt quế, ôliu và một số cây thực phẩm như bắp cải, tỏi tây, hành tây…; vùng Tiền Á gắn liền với các quốc gia cổ đại như Sumer, Assyria cùng các loại lúa mì, đại mạch, hạnh nhân, thuốc phiện, hồi hương, cà rốt…; vùng Trung Á với lúa mì, đậu xanh, cây ăn quả như lê, nho, táo…; vùng Ấn Độ với những cây trồng nhiệt đới như lúa gạo, đậu ván, cà tím, dưa chuột, mía, thốt nốt, cam, quýt…; vùng Đông Nam Á là quê hương của các loại cây ăn quả nhiệt đới như chuối, mít, bưởi, sầu riêng, măng cụt, dừa… đồng thời cũng là trung tâm phát sinh cây lúa gạo; vùng Trung Quốc được cho rằng là trung tâm nông nghiệp cổ đại lớn nhất thế giới với nhiều loài cây trồng phong phú bao gồm cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Như vậy, giới thực vật tự nhiên được con người phát hiện, sử dụng và thuần hóa ở một mức độ cao. châu Á còn cung cấp cho thế giới hầu hết các loại vật nuôi cơ bản hiện nay như trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo… Tổ tiên của các dân tộc trên châu Á đã tìm ra những biện pháp tốt nhất để sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên như làm ruộng bậc thang, tưới nước, giữ nước với các công trình cấp nước, dẫn nước và chọn gieo trồng lúa nổi trong các đầm lầy bị ngập nước sâu vào mùa lũ. Những biện pháp trên có tác dụng tích cực trong việc sử dụng và bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên do quá trình khai thác lâu dài và thiếu cơ sở khoa học, ở nhiều vùng thiên nhiên bị cạn kiệt và thậm chí không còn khả năng sử dụng được nữa như các vùng núi Tây Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc… Cho đến nay, tài nguyên rừng ở nhiều nước gần như cạn kiệt hoàn toàn. Ví dụ, độ che phủ rừng ở Tây Nam Á nay chỉ còn 1,6%, ở Trung Quốc không đầy 10% trong khi độ che phủ rừng trung bình của thế giới là 32%.

Việc khai thác nguồn tài nguyên ngày nay được tiến hành khắp nơi trên lục địa, đồng thời đối tượng và diện khai thác đang ngày càng được mở rộng cho tất cả mọi thành phần tự nhiên, do vậy cảnh quan nguyên sinh còn lại rất ít, chỉ còn một số vùng rừng xích đạo ẩm thường xanh ở Đông Nam Á, rừng lá kim ở Siberi, các vùng đồng rêu-rừng, đồng rêu và hoang mạc cực ở phía Bắc, các vùng núi cao hiểm trở Himalaya, Pamir, Tây Tạng, Thiên Sơn… là chưa bị con người khai phá. Phần lớn diện tích lãnh thổ đã được khai thác để trồng trọt, chăn nuôi và tiến hành các hoạt động khác để trồng trọt, chăn nuôi và tiến hành các hoạt động khác với nhiều hình thức và mức độ khác nhau nhưng nhìn chung có mấy đặc điểm đáng chú ý là:

Việc sử dụng thiên nhiên gắn liền với điều kiện tự nhiên. Ví dụ, ở vòng đai ôn hòa, vùng sản xuất ngũ cốc tập trung cao nhất nằm trong các đới rừng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên; vùng trồng cây ăn quả tập trung nhiều ở đới cận nhiệt Địa Trung Hải; còn việc chăn nuôi các động vật có sừng tập trung trong các đới thảo nguyên, bán hoang mạc (bò, ngựa, cừu, dê) hoặc đới đồng rêu và đồng rêu rừng (tuần lộc). Ở vòng đai nóng, các vùng được khai thác sớm và tập trung nhất là các vùng thuộc đới xavan và rừng gió mùa. Việc khai thác kèm theo việc cải tạo và phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên được tiến hành mạnh mẽ, đáng chú ý là việc cải tạo và sử dụng đất và nguồn nước. Ví dụ, việc đào kênh, đắp đập để phát triển thủy lợi, giao thông, thủy điện, nuôi thủy sản và điều chỉnh dòng chảy được tiến hành ở hầu khắp các nước. Việc tưới nước cho vùng khô hạn được mở rộng ở Trung Á, Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc… đã đạt được những kết quả to lớn. Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng việc sử dụng nước hai sông Syr Darya và Amu Darya để tưới cho các hoang mạc ở Trung Á trong thời Liên Xô là bất hợp lý. Hậu quả là, do sử dụng nước quá mức, các sông không còn cung cấp đủ nước cho hồ Aral, hồ bị cạn, thu hẹp diện tích, nước bị hóa mặn và gây ra thảm họa sinh thái cho hồ này và các vùng đồng bằng xung quanh. Ở một số nước khác, ngoài việc xây dựng các công trình cải tạo và sử dụng dòng sông, các công trình tưới nước, còn có hệ thống đê chống lũ lụt, chống nước biển, bảo vệ đất đai. Ở Liên bang Nga đã nghiên cứu, tạo ra được các giống cây trồng cho các vùng khí hậu giá lạnh phương Bắc, xây dựng các công trình trên các vùng băng kết vĩnh cửu.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ Châu Á và những đặc điểm về vị trí địa lý, đất đai, dân số.kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, địa hình của Châu Á do 350.org.vn tổng hợp vầ chia sẻ đến các ban. Hy vọng qua bài viết nạy bạn sẽ có thêm những kiến thức mới về bản đồ châu lục này cũng như biết được những đặc điểm địa lý của khu vực này.

Từ khóa » đặc điểm Vị Trí địa Lý Của Châu á Trên Bản đồ