Bản đồ Chi Tiết đường Vành Đai 3 - Địa Ốc Thông Thái

Dự án đường vành đai 3 có tổng chiều dài gần 97,7km, đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên, là đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h.

Các phân đoạn đường Vành Đai 3 TP.HCM:
Phân đoạn 1: Nhơn Trach – Tân Vạn (34,3 km)
Phân đoạn 2: Tân Vạn – Bình Chuẩn (16,7 km)Phân đoạn duy nhất đã đi vào khai thác
Phân đoạn 3: Bình Chuẩn – Quốc Lộ 22 (19,1 km)
Phân đoạn 4: Quốc Lộ 22 – Bến Lức (28,9 km)

Tổng quan các phân đoạn Vành Đai 3

Nhấn vào zoom-map để xem bản đồ toàn màn hình.

Sơ đồ chi tiết đường Vành Đai 3 (đã cập nhật đầy đủ – chuẩn xác)

Theo quy hoạch, dự án tuyến đường vành đai 3 đi qua địa phận 4 tỉnh, thành: Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai. Tổng chiều dài của tuyến đường hơn 90km, trong đó phải làm mới hơn 70km. Về phương án đầu tư, dự án được chia làm 4 đoạn, cụ thể lần lượt là:

  • Đoạn 1: Từ Nhơn Trạch đến Tân Vạn. (đoạn màu tím bản đồ bên trên)
  • Đoạn 2: Từ Tân Vạn đến Bình Chuẩn (đoạn xanh lá cây bản đồ bên trên)
  • Đoạn 3: Từ Bình Chuẩn đến Quốc lộ 22 (đoạn màu cam trên bản đồ)
  • Đoạn 4: Từ Quốc lộ 22 về Bến Lức (đoạn màu xanh dương)
bản đồ đường Vành Đai 3

Đoạn 1: Tân Vạn – Nhơn Trạch (Đi qua Nhơn Trạch & Quận 9)

Đoạn Vành Đai 3 đi qua Quận 9 – Nhơn Trạch là đoạn đường được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây. Theo quy hoạch, đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch dài 34,3km và được chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 chia thành 2 dự án thành phần 1A và 1B.
    • Dự án thành phần 1A (từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) dài 8,75km. Sau khi được Chính phủ chấp thuận sẽ đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn với Chính phủ Hàn Quốc và triển khai các công việc tiếp theo.
    • Còn dự án thành phần 1B (từ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao Thủ Đức trên xa lộ Hà Nội) dài 8,96km, đầu tư theo hình thức BOT. Nếu không phát sinh vướng mắc lớn, dự kiến có thể khởi công các dự án thành phần 1A và 1B vào khoảng cuối năm 2018 đầu năm 2019.
  • Giai đoạn 2 chia thành hai dự án thành phần 2A và 2B, dài 16,59km. Trong đó, đoạn 2A (từ cao tốc Bến Lức – Long Thành (đang thi công) đến tỉnh lộ 25B) dài 5,39km, dự tính có phương án bổ sung vào dự án thành phần 1B nói trên. Còn đoạn 2B (từ nút giao Lê Văn Việt đến nút giao Tân Vạn) dài 11,2km, hiện đang kêu gọi các nguồn vốn đầu tư.

Quy hoạch Vành Đai 3 đoạn Nhơn Trạch

Đường Vành đai 3 – thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tại Km 38 + 500 lý trình đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (khu vực Nhơn Trạch). Sau đó tiếp tục hướng lên phía Bắc vượt sông Đồng Nai tại cầu Nhơn Trạch đi sang quận 9.

Xem thêm: Vai trò của cầu nối Quận 9 Nhơn Trạch đối với bất động sản

Quy hoạch Vành Đai 3 đoạn Quận 9

Quy hoạch đường vành đai 3 qua quận 9.
Đoạn Vành Đai 3 qua Nhơn Trạch, quận 9 cùng các quy hoạch giao thông lân cận

Tại quận 9, đường Vành Đai 3 bắt đầu từ cầu Nhơn Trạch – Quận 9, đi qua Khu dân cư đô thị tại phường Long Trường (đánh dấu số 1 ở hình dưới) hướng lên phía bắc về hướng đường cao tốc, giao cắt đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (tại khoảng Km 8 + 772). Sau đó đường Vành Đai 3 tiếp tục đi về hướng bắc ngang qua các khu vực được đánh số từ 2 đến 12 ở hình dưới. Các khu vực 2, 5, 6 tiếp giáp và nằm bên trái đường Vành Đai 3. Các khu vực 3. 4. 7, 8 tiếp giáp và nằm bên phải đường Vành Đai 3. Vị trí đường Vành Đai 3 có thể được thấy rõ trong bản đồ quy hoạch của các khu vực này (xem phần dưới). Từ khu vực số 9, đường Vành Đai 3 rẽ hướng Đông Bắc vượt rạch Gò Công đi theo đường Nguyễn Xiển qua các khu vực 10, 11, 12. Cuối cùng, đường Vành Đai 3 giao cắt quốc lộ 1A (xa lộ Hà Nội) tại Khu vực Tân Vạn. Kết thúc đoạn đường Vành Đai 3 tại quận 9.

Hình bên dưới biểu thị 12 khu vực mà đường Vành Đai 3 đi qua. Đây là những khu vực sẽ được hưởng lợi rất lớn sau khi đường Vành Đai 3 được hoàn thiện

Xem thêm quy hoạch 1/2000 của 12 khu dân cư Quận 9 tương ứng với 12 khu vực được đánh số ở trên.

Đoạn 2: Bình Chuẩn – Tân Vạn (Bình Dương)

Sau khi đi hết quận 9, đường Vành Đại 3 đi tới địa phận Tân Vạn tỉnh Bình Dương. Từ đây, đường Vành Đai 3 đi theo hướng Tây Bắc về Bình Chuẩn theo đường Tân Vạn – Mỹ Phước. Cụ thể , theo nội dung Quyết định số 3247/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

Đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh: Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 24,5km, điểm đầu giao cắt quốc lộ 1A tại khu vực Tân Vạn, tuyến đi trùng đường Tân Vạn – Mỹ Phước (dài 16,3 km đi trên cao), đến Bình Chuẩn tuyến rẽ trái giao quốc lộ 13 (tại Km 14 + 200 – lý trình Quốc lộ 13) tại thành phố Thủ Dầu Một, điểm cuối vượt sông sài Gòn tại vị trí cách cảng Bà Lụa hiện hữu về phía hạ lưu khoảng 500m (xây dựng mới cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn). Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với quy mô 6-8 làn xe, xây dựng trước năm 2020.

Đoạn đường Vành Đai 3 đi qua Bình Dương
Bản đồ đường Vành Đai 3 đoạn Bình Chuẩn - Tân Vạn

Đoạn Vành Đai 3 Bình Chuẩn – Tân Vạn dài 16,7km đã được tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và đến hiện tại đã đưa vào khai thác.

Đoạn 3: Quốc lộ 22 – Bình Chuẩn

Sau khi đi qua Bình Chuẩn, Thủ Dầu 1 và vượt sông Sài Gòn qua cầu Bình Gởi, đường Vành Đai 3 đi về hướng Tây, hướng về phía quốc lộ 22. Đường VĐ3 giao cắt quốc lộ 22 tại huyện Hóc Môn (Khu công nghiệp Tân Hiệp) tại lý trình Km 8 + 800 theo lý trình quốc lộ 22.

Bản đồ Vành đai 3 đoạn quốc lộ 22 - Bình Chuẩn
Bản đồ Vành đai 3 đoạn quốc lộ 22 – Bình Chuẩn. Hình cắt từ Bản đồ quy hoạch giao thông khu vực TP.HCM

Như vậy, đoạn quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính hơn 10.000 tỉ đồng, hiện đang kêu gọi các nhà tài trợ, các nhà đầu tư để tìm nguồn vốn xây lắp cho giai đoạn này.

Đoạn 4: Bến Lức – Quốc lộ 22

Sau khi qua quốc lộ 22, đường Vành Đai 3 đi về hướng Nam song song Kênh An Hạ, qua Khu công nghiệp Mỹ Yên – Tân Bửu về điểm cuối giao với đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Lộ trình đường Vành đai 3 đoạn qua Bình Chánh – Bến Lức

Như vậy, đoạn Bến Lức – quốc lộ 22 dài 28,9 km, đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 cho đường Vành Đai 3 phân đoạn này ước tính khoảng 11.000 tỉ đồng.

Hướng tuyến chưa trùng khớp

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, các quy hoạch của Long An, TP.HCM & Bình Dương được tư vấn nghiên cứu và so sánh. Tuy nhiên, tại vị trí tiếp giáp giữa Bình Dương – TP.HCM và giữa TP.HCM – Long An có sự không trùng khớp về hướng tuyến.

Bản đồ các đường Vành Đai TPHCM.

Theo ông Trần Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã thống nhất với nghiên cứu các phương án tuyến đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương. Về phía địa phương, ông Liêm hy vọng dự án sẽ ưu tiên đoạn Nhơn Trạch – Tân Vạn vì đây là điểm giao cắt quan trọng và là tuyến trọng điểm nối các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đi Tp.HCM và Đồng Nai. Đối với toàn dự án, UBND tỉnh Bình Dương mong muốn các phân đoạn sẽ được đẩy nhanh tiến độ hơn nữa. Các công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng cần được thống nhất và cắm mốc cụ thể để không phải phát sinh trong những lần tiếp theo. Các đơn vị trong tỉnh đều thống nhất chủ trương hướng tuyến Vành Đai đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ được điều chỉnh để phù hợp với hướng tuyến theo quy hoạch của TP.HCM.

Theo ông Diệp Bảo Tuấn – phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long, trong trường hợp xác định được nguồn vốn cũng như hình thức đầu tư, dự kiến có thể bắt đầu xây dựng đoạn 3 và đoạn 4 từ năm 2020, hoàn thành sau 3 năm.

Đối với khu vực huyện Bình Chánh và vị trí tiếp giáp với huyện Bến Lức, Tư vấn nghiên cứu 3 phương án tuyến như sau: Phương án 1 là theo quy hoạch của huyện Bình Chánh. Phương án 2 là chỉnh tuyến đoạn cuối bám theo quy hoạch của Bến Lức. Và phương án 3 là nối thẳng hướng tuyến từ đầu xã Phạm Văn Hai nối về tuyến theo quy hoạch của Bến Lức. Tại buổi làm việc ngày 05/12/2016, UBND tỉnh Long An kiến nghị lựa chọn phương án 2 nhằm tạo điều kiện phát triển khu vực xã Tân Hòa và xã Tân Bửu của huyện Bến Lức.

Vai trò của đường vành đai 3 trong liên kết vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam

Trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, thì vai trò, vị trí của giao thông là càng quan trọng hơn, nó quyết định sự hình thành, phát triển và hiệu quả các liên kết vùng . Hạ tầng giao thông đặt cơ sở, định hướng và thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các thị trường của vùng kết nối hiệu quả với thị trường trong nước và quốc tế. Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng đều tác động trực tiếp đến hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh của đất nước.

Hình ảnh công trường xây dựng đường Vành Đai 3

Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành Giao thông vận tải đã tích cực đổi mới toàn diện, từng bước quy hoạch lại hạ tầng giao thông vùng có tác động không nhỏ tới sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và của thị trường bất động sản (BĐS) nói riêng.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh, thành: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và TP.Hồ Chí Minh) được xác định là vùng quan trọng hàng đầu trong cả nước về phát triển kinh tế – xã hội. Khu vực này đang hội tụ những lợi thế vượt trội và có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Với tầm quan trọng đó để vùng phát triển một cách liên hoàn thì việc phát triển hệ thống giao thông kết nối liên vùng là rất quan trọng đặc biệt là khi tuyến đường vành đai 3 đi vào hoạt động, khai thác đây sẽ là tuyến đường kết nối 4 tỉnh Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai, dự án sẽ tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế kết nối các tỉnh hình thành nên vùng kinh tế hiện đại bậc nhất.

5/5 - (10 bình chọn)

Từ khóa » Bản đồ Vành đai 3 Hà Nội