Bản đồ Chiến Lược Là Gì? Chiến Lược Phát Triển Doanh Nghiệp Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Bản đồ chiến lượclà một công cụ hiệu quả giúp hoạch định tương lai của doanh nghiệp, phát triển tầm nhìn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thay vì sử dụng nhiều bản báo cáo phức tạp thì bản đồ chiến lược lại được thu nhỏ trong một trang giấy. Điều này thể hiện sự liên kết các mụ c tiêu chung của phòng, ban tổ chức một cách thống nhất, thúc đẩy sức mạnh của tổng thể. Vậy bản đồ chiến lược là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé
1. Bản đồ chiến lược là gì?
Bản đồ chiến lược hay còn được hiểu là strategy map. Đây là một phương pháp được ra đời nhằm vẽ ra các chiến lược của doanh nghiệp bằng hình ảnh, sơ đồ thay vì các con số. Khi ý tưởng được cụ thể hóa một cách ngắn gọn và trực quan thì các nhân viên sẽ hiểu được định hướng của phòng ban mình nói riêng và cả tổ chức nói chung.
Bản đồ trên đây đã minh chứng rõ ràng doanh nghiệp đã phác họa chiến lược thông qua 4 khía cạnh quan trọng nhất củathẻ điểm cân bằng (BSC): đó là tài chính, khách hàng, vận hành nội bộ, Học tập và Phát triển. Hiểu đơn giản, thuật ngữ “thẻ điểm cân bằng” là thước đo sự thành công của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí đã đề cập ở trên, chứ không đơn thuần là chỉ số báo cáo tài chính như mọi người trước đây đã lầm tưởng.
Bên cạnh đó, các mũi tên liên kết từ trên xuống dưới là minh họa cho nguyên nhân - kết quả của các mục tiêu riêng biệt. Điều này có nghĩa là các mục tiêu của yếu tố này sẽ thúc đẩy sự thành công của các yếu tố khác. Ví dụ: Nếu tổ chức của bạn cải thiện kiến thức kỹ năng chuyên môn cũng như phát triển công nghệ thì quy trình hoạt động sẽ trở nên năng suất hơn, cuối cùng thì chi phí bỏ ra sẽ ít hơn dẫn đến tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trên đây là biểu đồ đơn giản, bản đồ chiến lược thực tế vẫn sẽ bao gồm 4 yếu tố cốt lõi và khoảng 12-18 mục tiêu chiến lược. Các tổ chức phổ biến sẽ đặt khía cạnh tài chính lên hàng đầu, vì lợi nhuận vẫn là mục đích quan trọng nhất trong kinh doanh. Tuy nhiên thì đối với các tổ chức phi lợi nhuận, yếu tố Khách hàng và mục tiêu cung cấp dịch vụ chất lượng mới là ưu tiên hàng đầu.
2. Vai trò của bản đồ chiến lược trong doanh nghiệp
Bản đồ chiến lược góp phần không nhỏ trong sự vận hành thành công của doanh nghiệp. Nhờ vào nó, những nhà lãnh đạo có thể phát triển sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và tạo ra kế hoạch thực thi một cách tối ưu. Bản đồ chiến lược còn có vai trò :
- Xác định những mục tiêu không rõ ràng: Những định hướng của phòng ban có thể giống nhau một vài khía cạnh. Vì vậy để mỗi bên liên quan có thể tối ưu hóa hoạt động của mình, cắt bỏ những yếu tố thừa thãi thì việc hiểu rõ tính chất công việc của nhau là rất cần thiết. Tổ chức như vậy mà vận hành trơn tru và hiệu suất hơn.
- Hướng dẫn nhân viên thực thi công việc: Việc nhân sự nội bộ hiểu được mục tiêu của công ty sẽ giúp cá nhân họ biết mình phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Và nhờ vào đó, bản đồ sẽ chuyển đổi những mục tiêu trong báo cáo hoạt động thành những hướng dẫn cụ thể, không những giúp nhân viên hiểu rõ tính chất công việc mà còn giúp họ phát triển tầm nhìn xa hơn để có thể đóng góp vào tập thể.
- Quản lý rủi ro tốt hơn: Khi nhìn vào bản đồ, người quản lý sẽ dễ dàng nhìn thấy tổng thể chiến lược đang vận hành trong công ty mình là gì, nhanh chóng nhìn ra điểm yếu ở đâu, phòng ban nào và đưa ra giải pháp kịp thời. Một ví dụ có thể dễ dàng nhận thấy nhất đó là: nếu bộ phận chăm sóc khách hàng hoạt động không tốt, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tạo ra giá trị cho khách hàng. Từ đó doanh số sẽ bị giảm tác động đến tài chính của công ty. Vì thế, nhận thấy khiếm khuyết và giải quyết nhanh chóng sẽ giúp công ty đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro tốt nhất.
3. Những yếu tố cần có trong bản đồ chiến lược:
Đối với đại đa số doanh nghiệp, xây dựng bản đồ chiến lược thường gắn liền với bốn yếu tố chính: yếu tố tài chính, yếu tố khách hàng, yếu tố quy trình nội bộ và yếu tố học tập - phát triển và được xây dựng từ trên xuống dưới một cách chặt chẽ.
3.1. Yếu tố tài chính
Mỗi doanh nghiệp đều luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu để có thể gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình, và đó cũng là mục đích tài chính hàng đầu mà bất cứ tổ chức nào cũng muốn hướng tới.
Ở khía cạnh này, có hai nhóm chiến lược chính để có thể nâng cao lợi luận đó là tập trung vào: tăng trưởng doanh thu (mục tiêu dài hạn) và năng suất (mục tiêu ngắn hạn).
Một chiến lược tăng trưởng doanh thu phổ biến là xây dựng mối quan hệ sâu với khách hàng, giữ chân và thu hút họ với mục đích là tăng tỷ lệ chuyển đổi. Về yếu tố năng suất, doanh nghiệp thường chú trọng vào việc giảm chi phí đầu vào, cho phép họ sản xuất ra một lượng hàng với ít nguồn lực hơn.
3.2. Yếu tố khách hàng
Định vị giá trị của khách hàng là giá trị cốt lõi của bản đồ chiến lược, chính vì vậy mà nó xếp ngay sau yếu tố tài chính. Để thực hiện sứ mệnh này, chúng ta lưu ý vào nguyên tắc quan trọng:
- Dẫn đầu sản phẩm (product leadership): Đây là việc mà các nhà kinh doanh liên tục đầu tư về sản phẩm, nghiên cứu và thiết kế với tham vọng đi đầu trong ngành hàng nào đó. Để làm được điều này, công nghệ tiên tiến và vòng đời sản phẩm là những chìa khóa cần thiết.
Một số ví dụ nổi tiếng nhất về product leadership có thể kể đến như Apple, Walmart, Coca-Cola,... Ở vị trí người dẫn đầu như các ông lớn kể trên, họ chịu nhiều áp lực về sự đổi mới để duy trì vị thế của mình.
- Vận hành tối ưu (Operational Excellence): Nguyên tắc vận hành tối ưu bảo đảm cung cấp cho khách hàng hoặc sản phẩm dịch vụ đáng tin cậy với giá cả tương đối thấp . Hiểu một cách khác, doanh nghiệp sẽ áp dụng những phương pháp sản xuất tinh gọn (lean production) hay triết lý 5S Kaizen để có thể tối ưu hoạt động của mình, giúp giảm thiểu chi phí quy trình và nâng cao chất lượng hoạt động.
- Mối quan hệ mật thiết với khách hàng (Customer intimacy): Với quan điểm này thì khách hàng chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Đây là chiến lược kinh doanh nhằm phục vụ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo hướng cá nhân hóa với mục đích chuyển đổi đối tượng tiềm năng thành khách hàng trung thành. Nhờ vậy, mà chiến lược này giúp công ty sẽ hiểu được insights khách hàng, biết được thói quen sử dụng kênh nào,... và đưa ra kế hoạch thực thi phù hợp.
3.3. Yếu tố quy trình nội bộ
Khi mục tiêu về tài chính và khách hàng đã được xác định thì “yếu tố quy trình” là công cụ đắc lực hỗ trợ cho doanh nghiệp đạt được những điều đó. Hầu như mọi công ty đều phải hoạch định và cải tiến quy trình song song với việc vận hành liên quan đến hoạt động,khách hàng, đổi mới và xã hội.
Điều này sẽ giúp:
- Thúc đẩy tăng trưởng thông qua đổi mới và mở rộng thị trường
- Nâng cao giá trị khách hàng
- Môi trường được vận hành hiệu quả
- Hợp tác tốt với các bên liên quan
3.4. Yếu tố học tập - phát triển
Nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao góp phần không nhỏ trong sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, nguồn nhân lực phải được rèn luyện học tập để phát triển thông qua môi trường làm việc, văn hóa nội bộ, tư duy lãnh đạo,...
4. Phần mềm hỗ trợ xây dựng bản đồ chiến lược thông minh
Nhờ vào sự phát triển của phần mềm và công nghệ, các tổ chức đã có thể sở hữu cho mình bản đồ chiến lược riêng phục vụ cho các hướng phát triển khác nhau. Sử dụng phần mềm sẽ giúp nhà quản lý giám sát công việc dễ dàng, đo lường BSC một cách chính xác nhất để đưa ra quyết định thích hợp.
Tanca là nơi cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp tân tiến về dịch vụ quản lý, không chỉ hỗ trợ xây dựng và quản lý bản đồ chiến lược một cách thông minh mà còn giúp nhân sự công ty:
Nhìn thấy chiến lược một cách tổng thể
Tanca sẽ giúp cho nhân viên hiểu được công việc cá nhân của họ gắn liền với mục đích nào, và mục đích đó có vai trò như thế nào đối với phòng ban cũng như mục tiêu chung của tổ chức.
Hệ thống tiêu chí mẫu
Khi hoạch định chiến lược, việc xây dựng hệ thống mục tiêu kết quả và các tiêu chí đánh giá thường là một bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Nhận thấy được nhu cầu đó, Tanca đã lập nên một hệ thống có sẵn đã được triển khai tại rất nhiều nơi để có thể dễ dàng áp dụng riêng với tổ chức mình.
Gắn với quản lý công việc
Các mục tiêu khi được đặt ra thì phải liên kết với sự quản lý và đánh giá của mục tiêu đó. Tanca sẽ cập nhất kết quả công việc của nhân viên mỗi khi nhiệm vụ được hoàn thành. Nhờ đó, nhân viên sẽ biết được lộ trình công việc hằng ngày như thế nào để tập trung đạt được kết quả.
Bản đồ chiến lược là một mô hình hữu hiệu có thể phân tách và bổ trợ các khía cạnh quan trọng cho nhau, giúp mọi thứ được hệ thống một cách rõ ràng và mạch lạc. Đối với những người lãnh đạo và nhân viên, bản đồ chiến lược có thể là cầu nối gắn kết nhân viên và hiểu được vai trò của mình.
Trên đây là nội dung giới thiệu tổng quan về bản đồ chiến lược, hy vọng sẽ giúp cho người đọc cũng như các Quý doanh nghiệp tìm được giải pháp tốt nhất để quản lý vận hành một cách toàn diện, chặt chẽ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để cùng đồng hành trong quá trình phát triển chiến lược cũng như mang lại giá trị cốt lõi bền vững và lâu dài.
Từ khóa » Sơ đồ Chiến Lược Là Gì
-
Bản đồ Chiến Lược Là Gì? Đặc điểm Và Vai Trò Của Bản đồ Chiến Lược.
-
Bản đồ Chiến Lược Doanh Nghiệp: Mô Hình Tư Duy ... - Base Resources
-
Cách Lập Bản đồ Chiến Lược Doanh Nghiệp Hiệu Quả Cho Nhà Lãnh đạo
-
Bản đồ Chiến Lược (Strategy Map) Là Gì? Vai Trò - VietnamBiz
-
Xây Dựng Bản đồ Chiến Lược Hiệu Quả Trong Doanh Nghiệp - OD Click
-
BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC - PHƯƠNG THỨC DOANH NGHIỆP TẠO ...
-
Công Cụ Hoạch định Chiến Lược Cho Các Doanh Nghiệp - IEIT
-
Tổng Quan Về Bản đồ Chiến Lược Cho Doanh Nghiệp Cần Biết
-
Chiến Lược Là Gì? Những Câu Hỏi Cốt Yếu Về Chiến Lược. .
-
Strategy Map: Vẽ Sơ đồ Chiến Lược Với Công Cụ Thiết Kế Online Canva
-
Bản đồ Chiến Lược Là Gì? Đặc điểm Và Vai Trò Của Bản đồ Chiến Lược.
-
BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC - Tủ Sách Doanh Trí - PACE
-
Bản đồ Chiến Lược Là Gì? - SoftAView