Bản đồ Du Lịch - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 17 trang )
KSP, Bm ĐL-DL, Bản đồ du lịch - 29 - Trần Thị Phụng Hà, MSc Chương 4 BẢN ĐỒ DU LỊCH I. ĐẶC ĐIỂM Bản đồ du lịch thể hiện nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, xã hội và nhân văn, thể hiện các cụm, tuyến, điểm du lịch; tổ chức lãnh thổ du lịch; đánh giá và định hướng khai thác tài nguyên du lịch. I.1 Phân loại Nếu dựa theo mục đích các bản đồ du lịch có thể phân ra làm 2 loại: Bản đồ nghiên cứu và bản đồ du lịch o Bản đồ du lịch phục vụ nghiên cứu bao gồm các bản đồ hiện trạng tài nguyên du lịch, các bản đồ đánh giá và định hướng khai thác các tiềm năng du lịch, các bản đồ qui hoạch du lịch, các bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch … o Các bản đồ phục vụ khách du lịch bao gồm các bản đồ phản ánh các điều kiện du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, các tuyến điểm du lịch, các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần…) Nếu phân theo phạm vi lãnh thổ, các bản đồ du lịch được chia thành: o Các bản đồ du lịch thế giới biểu hiện các địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới o Các bản đồ du lịch các châu lục biểu hiện các danh thắng, kỳ quan của châu lục o Các bản đồ du lịch quốc gia biểu hiện những danh thắng nổi tiếng của đất nước, các bản đồ quy hoạch phát triển du lịch quốc gia o Các bản đồ du lịch vùng (như vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ, vùng du lịch Nam Bộ…) biểu hiện các vùng văn hoá, văn minh, các trung tâm du lịch, các cảnh quan, các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, các tuyến điểm du lịch… o Các bản đồ du lịch tỉnh, thành phố (như bản đồ du lịch thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nghệ An…) biểu hiện các cụm, các tuyến, điểm du lịch, hệ thống giao thông, các loại rừng quốc gia, các khu bảo tồn môi trường, các khu bảo tồn văn hoá lịch sử… o Bản đồ du lịch tuyến trình bày các tuyến du lịch chính, các tuyến du lịch phụ trợ, các tuyến du lịch đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, các tuyến du lịch chuyên đề, các tuyến du lịch liên vùng, các tuyến du lịch quốc tế v.v… và nội dung du lịch của các đỉểm trên tuyến o Bản đồ hướng dẫn du lịch điểm biểu hiện nội dung du lịch của một điểm du lịch cụ thể I.2 Đặc điểm thành lập bản đồ du lịch Lựa chọn nội dung bản đồ du lịch căn cứ vào mục đích bản đồ phục vụ nghiên cứu hay phục vụ du khách. Các bản đồ phục vụ nghiên cứu thường đòi hỏi xác định nội dung, phương pháp biểu hiện chính xác hơn bản đồ phục vụ du khách Các bản đồ thể hiện điểm du lịch thường sử dụng các phương pháp kí hiệu hình học hoặc các kí hiệu nghệ thuật để biểu hiện các điểm du lịch cụ thể. KSP, Bm ĐL-DL, Bản đồ du lịch - 30 - Trần Thị Phụng Hà, MSc Các bản đồ du lịch tuyến thường không thể hiện đúng theo khoảng cách và phạm vi giữa các điểm du lịch. Đối với các tuyến có điểm du lịch thưa thường “rút ngắn” khoảng cách lại, còn đối với các tuyến tập trung nhiều điểm du lịch thì “kéo dài” khoảng cách giữa các điểm ra, đôi khi nắn các tuyến cho tương đối thẳng để tiện biểu hiện các đối tượng khác. II. NỘI DUNG Nội dung của các bản đồ du lịch thành phố thường bao gồm nội dung chuyên đề và cơ sở địa lí. o Nội dung chuyên đề bao gồm các đường phố chính, phụ, các điểm du lich, các đài tưởng niệm, các di tích lịch sử, văn hoá, các di chỉ khảo cổ, các đền chùa, nhà thờ, các công viên, vườn bách thảo…, giao thông vận tải (các tuyến đường ô tô, đường thuỷ cùng các trạm đỗ xe, bến cảng, sân bay dân dụng…), các cơ sở phục vụ du lịch như các nhà hàng, khách sạn, bưu điện, siêu thị, các cửa hàng mỹ nghệ, các cửa hàng lưu niệm, các bệnh viện, trạm xá, các cơ quan chính phủ, báo chí hiệu sách quốc tế… Ngoài ra trên bản đồ du lịch còn có những bức ảnh, các tranh phong cảnh và các bài thuyết minh ngắn gọn, súc tích về danh thắng. Trên bản đồ cũng biểu hiện biểu đồ khí hậu các thời điểm du lịch thuận lợi nhất, các hành trình, các bảng giá dịch vụ, số điện thoại … o Các cơ sở địa lí của bản đồ du lịch bao gồm các khu phố, thuỷ hệ, địa mạo, địa giới. II.1. Phân loại Các bản đồ chuyên đề về du lịch được coi là cơ sở khoa học để nghiên cứu phục vụ quy hoạch phát triển du lịch ở cấp lãnh thổ. Chúng phản ánh tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hoá và xã hội của lãnh thổ, cung cấp cho nhà quy hoạch nguồn thông tin phong phú, đa dạng cần thiết và đáng tin cậy cho việc phát triển quy hoach du lịch. Các bản đồ vị trí địa lý cho ta biết chi tiết các hệ thống du lịch, các điểm du lịch, các đầu mối giao thông và các luồng khách đến, đi. Các bản đồ tài nguyên du lịch cung cấp thông tin về các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên như khí hậu, các đặc điểm hình thái địa hình, tài nguyên nước, tài nguyên động thực vật, tài nguyên đất và các nguy cơ tai biến tự nhiên. Các bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn cung cấp thông tin về các di tích lịch sử, văn hoá, các lễ hội, các làng nghề và các công trình kiến trúc đương đại. Các bản đồ cơ sở hạ tầng cho ta số liệu về lượng chuyên chở hành khách trên các loại đường giao thông, các nguồn điện nước và mạng lưới thông tin liên lạc. Các bản đồ cơ sở vật chất kỹ thuật cung cấp thông tin về các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí. Các bản đồ thị trường khách du lịch cho ta nguồn gởi khách gốc, nguồn cung cấp khách, số lượng khách đến theo các cửa ngõ giao thông, theo thời gian, mùa vụ du lịch. Các bản đồ kinh tế du lịch cung cấp tổng số lao động và các doanh thu ở các cơ sở du lịch. Bên cạnh những bản đồ trên đây còn có các bản đồ đánh giá mức độ đảm bảo tài nguyên du lịch, đảm bảo các điều kiện kinh tế kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ quy hoạch du lịch. II.2 Kích thước, tỷ lệ và hình thức trình bày các bản đồ du lịch Căn cứ vào diện tích rộng hẹp của khu danh thắng mà người ta xác định kích thước và tỷ lệ sao cho hợp lí. Từ đó thiết kế bố cục và trình bày bản đồ dưới hình thức tờ rời hay gấp bản đồ. KSP, Bm ĐL-DL, Bản đồ du lịch - 31 - Trần Thị Phụng Hà, MSc Bố cục bản đồ du lịch, ngoài nội dung chính và bản chú dẫn, thường bố trí nhiều bảng biểu và bài viết giới thiệu. Kí hiệu và màu sắc trình bày trên bản đồ du lịch phải đẹp, dễ hiểu và có sức thu hút du khách Sau đây là một số phương pháp trình bài nội dung bản đồ du lịch II. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN BẢN ĐỒ DU LỊCH II.1 Khái niệm chung : Nội dung bản đồ du lịch được biểu hiện bằng hệ thống kí hiệu bản đồ (ngôn ngữ bản đồ) là phương tiện trao đổi thông tin giữa người thành lập và người sử dụng. Hệ thống kí hiệu bản đồ bao gồm những hình vẽ, màu sắc, chữ viết... tượng trưng dùng để thể hiện trên bản đồ những đối tượng, hiện tượng thiên nhiên, kinh tế xã hội cùng những đặc trưng của chúng. Hệ thống kí hiệu bản đồ là một ngôn ngữ nghệ thuật và khoa học chúng có đặc điểm sau: _ Có thể thu nhỏ rất nhiều kích thước thật của bề mặt trái đất. Khi đã thu nhỏ, cho phép ta có thể khái quát được toàn bộ thế giới hay một địa phương bất kì trong một thời gian ngắn nhất. _Có thể biểu hiện được sự không bằng phẳng, mấp mô của bề mặt trái đất lên mặt phẳng mà vẩn rỏ ràng, trực quan. _Không chỉ biểu hiện được mặt ngoài của hiện tượng sự vật mà còn nêu được những thuộc tính bản chất của chúng Vd: Khi biểu hiện mạng lưới giao thông không những chỉ đưa ra hình dạng kích thước của các lọai đường mà còn nêu được đặc tính chất lượng, sức vận chuyển và gía trị kinh tế của chúng. _ Biểu hiện được các hiện tượng, nhìn thấy được, không nhìn thấy được, cảm nhận và không cảm nhận được. Vd: Từ trường, áp suất, nhiệt độ, lượng mưa. _Nhờ vào kí hiệu bản đồ ta có thể loại bỏ những khía cạnh không cần thiết và làm nổi bật những yếu tố cần thiết, có ý nghĩa. Vì những đặc điểm trên, kí hiệu phải có những yêu cầu sau: - Dạng của kí hiệu phải gợi cho ta liên tưởng đến dạng của đối tượng cần phản ảnh. Vd: nét dài, thẳng biểu thị đường giao thông; hình vuông, màu đen biểu thị ngôi nhà... - Bản thân của kí hiệu phải chứa trong nó một dung nào đó về số lượng, chất lượng, cấu trúc hoặc động lực phát triển của đối tượng cần phản ánh trên bản đồ. Vd: một nét dài và 2 nét song song thể hiện 2 cấp đường khác nhau. Vòng tròn nhỏ và lớn thể hiện số dân ở 2 địa điểm khác nhau... - Vị trí của các kí hiệu trên bản đồ phải thể hiện đúng vị trí của các đối tượng trong không gian và vị trí tương quan của nó với các yếu tố khác Tương ứng với những đặc tính của hiện tượng (chủ yếu là hiện tượng địa lý) với những tính chất và đặc điểm của đồ họa và màu sắc, các kí hiệu bản đồ thường ở kí hiệu điểm, kí hiệu tuyến và kí hiệu diện tích KSP, Bm ĐL-DL, Bản đồ du lịch - 32 - Trần Thị Phụng Hà, MSc II.2 Dạng kí hiệu - Kí hiệu điểm: Đối với những đối tượng địa lý phân bố theo những điểm riêng biệt (cột mốc trắc địa, cột mốc địa giới, mỏ khoáng sản, đền chùa....) những đối tượng có diện tích nhỏ khi biểu diễn trên bản đồ không theo đường viền của chúng được thì được biểu thị bằng kí hiệu điểm. Kí hiệu điểm là kí hiệu phi tỷ lệ, kích thước của kí hiệu không bằng với kích thước tương ứng của nó ngoài thực tế. Ngoài ra, kích thước của các vật thể ngoài thực tế được biểu thị bằng kí hiệu điểm không cố định mà hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và vào ý nghĩa của đối tượng. Kí hiệu điểm có thể là cột mốc địa giới trên bản đồ tỷ lệ lớn cũng có thể là cả một thành phố lớn trên bản đồ tỷ lệ nhỏ. Phương pháp kí hiệu điểm thể hiện vị trí của đối tượng chứ không xác định số lượng của hiện tượng. Vị trí của hiện tượng chính là tâm, hoặc trung điểm đường đáy của kí hiệu. - Kí hiệu dạng tuyến: Thường dùng để thể hiện địa giới (quốc gia, tỉnh, huyện...), đường giao thông, sông ngòi, đường dây điện ... là loại đối tượng phân bố theo chiều dài, đặc biệt dạng tuyến tính còn là các đường đẳng trị (đồng cao , đẳng nhiệt...) Kí hiệu dạng tuyến là kí hiệu theo 1/2 tỷ lệ, cho phép thể hiện đúng chiều dài và dạng của đối tượng, tuy nhiên, chiều rộng kí hiệu không đúng với chiều rộng thực tế của đối tượng - Kí hiệu dạng diện tích: Thường dùng để thể hiện các đối tượng phân bố theo diện tích: đất trồng, rừng, đồng cỏ chăn nuôi, đầm lầy. Toàn bộ khu vực có hiện tượng được thu nhỏ theo đúng tỷ lệ bản đồ, ranh giới khu vực được biểu thị bằng nét chấm hay nét liền. Trong khu vực hiện tượng được biểu thị bằng các màu sắc khác nhau, nét gạch khác nhau hoặc bằng các kí hiệu tượng hình với quy luật phân bố theo một trật tự nào đó (thẳng góc, kiểu bàn cờ). Kí hiệu diện tích là kí hiệu theo tỷ lệ, diện tích trên bản đồ đúng bằng diện tích thật ngoài thực tế. Loại kí hiệu thể hiện các hiện tượng phân bố theo diện được gọi là kí hiệu nền, còn các kí hiệu điểm, kí hiệu tuyến tính, chữ viết con số là loại kí hiệu nét ... Tóm lại, các đối tượng hiện tượng TN, KTXH muốn hình muôn vẽ, phong phú đa dạng. Chúng được phân bố trong không gian theo điểm, đường, diện tích, liên tục hoặc phân tán. Để biểu hiện chúng người ta dùng nhiều phương pháp khác nhau. Có rất nhiều phương pháp biểu hiện bản đồ. Ở đây chúng ta xét qua tất cả những phương pháp biểu hiện ấy, đồng thời nghiên cứu sâu những phương pháp biểu hiện bản đồ du lịch Hình 22: Bản đồ du lịch (tỷ lệ nhỏ) Hình 23: Bản đồ du lịch (tỷ lệ lớn) - bản đồ đường phố KSP, Bm ĐL-DL, Bản đồ du lịch - 33 - Trần Thị Phụng Hà, MSc II.3 Các phương pháp thể hiện đối tượng định vị theo điểm 1. Phương pháp kí hiệu Hình 24: Kí hiệu Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể hay những đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ của lãnh thổ. Vd: Trên bản đồ tỷ lệ lớn: các đối tượng định vị theo điểm có diện tích nhỏ ngoài thực tế : cây độc lập, cột cây số, bảng chỉ đường, chùa, đền, bưu điện ... Trên bản đồ tỷ lệ nhỏ: các đối tượng có diện tích lớn hơn như điểm dân cư, khu di tích, lăng mộ, khu phố, bãi tắm… Người ta dùng những dạng đồ họa đặt vào vị trí của đối tượng, về hình thức, có nhiều dạng kí hiệu khác nhau: kí hiệu hình học, tượng hình, tượng trưng, kí hiệu chữ viết... o Kí hiệu dạng hình học: dùng những hình học đơn giản để thể hiện đối tượng. H 25 : Phương pháp kí hiệu trên bản đồ công nghiệp Phương pháp có đặc điểm ưu, khuyết điểm: Ưu điểm: đễ vẽ, nêu ra được chính xác vị trí của đối tượng, chiếm diện tích nhỏ trên bản đồ, so sánh được độ lớn, đặc tính số lượng của hiện tượng Khuyết điểm: sử dụng kí hiệu nhiều gây nhầm lẫn, khó nhớ, không có tính trực quan vì không có mối liên hệ giữa hình dạng kí hiệu và hình dạng thật của đối tượng . o Kí hiệu dạng chữ viết : người ta dùng 1 hoặc 2 chữ cái đầu tiên của tên gọi đối tượng, thường được dùng để chỉ các mỏ khoáng sản KSP, Bm ĐL-DL, Bản đồ du lịch - 34 - Trần Thị Phụng Hà, MSc Vd: Fe, Cu, Au, Pb... trên bản đồ khoáng sản P (chổ đậu xe), R (nhà hàng), H (hotel), C (chợ) trên bản đồ du lịch Ưu điểm: dễ vẽ. dễ nhớ, dễ nhận biết đối tượng, mang tính quốc tế. Khuyết điểm: không xác định được vị trí chính xác, không so sánh được độ lớn của hiện tượng. o Kí hiệu tượng hình, tượng trưng: loại kí hiệu cổ nhất trên bản đồ, biểu hiện dạng gần giống với hình dạng thực tế của đối tượng H 26 : Phương pháp kí hiệu dạng hình học (a) tượng trưng (b) tượng hình (c) - Kí hiệu tượng hình: hoàn toàn giống dạng thật - Kí hiệu tượng trưng: gần giống với dạng thật Ưu điểm: phương pháp mang tính trực quan, dễ nhận biết kí hiệu Khuyết điểm: khó vẽ, thiếu chính xác vị trí Kiểu kí hiệu này được sử dụng rất nhiều trên bản tuyên truyền, cổ động, bản đồ du lịch, mang tính trực quan, hấp dẫn, dễ hiểu, không cần chứng minh. 2. Phương pháp biểu đồ định vị Dùng để biểu thị các đối tượng phân bố không trên một điểm cụ thể mà phân bố liên tục trên toàn mặt đất như hiện tượng khí quyển (nhiệt độ, lượng mưa). Người ta dùng phương pháp kí hiệu vì các chỉ số đo được tại những điểm cụ thể nhất định nhưng có tính chất đặc trưng cho toàn khu vực. Vd: các số liệu quan trắc của các trạm khí tượng Biểu đồ định vị được dùng để biểu thị những hiện tượng mang tính chất biến thiên theo 1 chu kỳ nào đó, biến thiên nhiệt độ, lượng mưa theo tháng, biểu thị được tần suất gió, hướng, tốc độ gió. Bản đồ du lịch có thể dùng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để thể hiện sự thay đổi thời tiết theo chu kì năm. Những biểu đồ thường thấy là biểu đồ vuông góc (biểu đồ toạ độ) (H 27) (a) (b) (c)
Tài liệu liên quan
- Bản đồ du lịch
- 17
- 2
- 49
- Những vấn đề cơ bản trong du lịch
- 9
- 592
- 2
- Lý do bạn nên du lịch ở mọi lứa tuổi docx
- 3
- 324
- 0
- Khuyến nghị phương án đàm phán Các dự thảo đàm phán NAMA về NTBs đối với ghi nhãn hàng dệt may, giày dép và đồ du lịch và TBTs đối với ô tô, điện tử, hóa chất doc
- 17
- 415
- 0
- Quản trị khách sạn nhà hàng - CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG DU LỊCH pdf
- 9
- 654
- 1
- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH LIÊN THÔNG KHÓA 7 MÔN : TỔNG QUAN DU LỊCH Chương I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH potx
- 13
- 2
- 49
- VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG DU LỊCH - SẢN PHẨM VÀ TÍNH ĐẶC THÙ - 1 doc
- 14
- 578
- 1
- VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG DU LỊCH - SẢN PHẨM VÀ TÍNH ĐẶC THÙ - 2 pptx
- 14
- 415
- 0
- VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG DU LỊCH - SẢN PHẨM VÀ TÍNH ĐẶC THÙ - 3 pps
- 14
- 432
- 0
- VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG DU LỊCH - SẢN PHẨM VÀ TÍNH ĐẶC THÙ - 4 pptx
- 13
- 410
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.89 MB - 17 trang) - Bản đồ du lịch Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Sơ đồ Tuyến điểm Việt Nam Pdf
-
[PDF]Giáo Trình Tuyến điểm Du Lịch Việt Nam.pdf - TailieuMienPhi
-
Bản đồ Tuyến điểm Du Lịch Việt Nam - Địa Ốc Thông Thái
-
Tuyến điểm Du Lịch Việt Nam.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí Với 1 Click
-
Bản đồ Tuyến điểm Du Lịch Việt Nam - Địa Ốc Thông Thái - Pinterest
-
Sơ đồ Tuyến điểm Việt Nam - Pinterest
-
[PDF] HỌC PHẦN: TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH - QUẢN TRỊ
-
Bản đồ Du Lịch Việt Nam: 63 Tỉnh Thành, Hơn 100 địa điểm - Tràng An
-
[PDF] Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Tuyến điểm Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Bản đồ Các Tuyến điểm Du Lịch Việt Nam | Xe Đức Vinh
-
[PDF] Tuyến-điểm Du Lịch Việt Nam - CTU
-
Tuyến Điểm Du Lịch Việt Nam (NXB Giáo Dục 2006) - Bùi Thị Hải ...
-
Đề Cương ôn Tập Hệ Thống Tuyến điểm Du Lịch Việt Nam Có đáp án ...
-
Bản đồ Du Lịch Việt Nam Download - VIETNAMNET.INFO