Bản đồ Hành Chính Hà Nội - GOCheap
Có thể bạn quan tâm
Từ 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành vào năm 1945, qua những lần thay đổi địa giới hành chính, giờ đây Thủ đô Hà Nội mở rộng với diện tích là 3.344,7 km2, gồm 30 quận, huyện.
Dấu ấn Thăng Long - Hà Nội qua các tấm bản đồ
Triển lãm “Dấu ấn địa giới hành chính Hà Nội qua tài liệu lưu trữ” ngay khi khai mạc đã thu hút sự quan tâm của người dân và du khách. Lần đầu tiên, nhiều tư liệu, tài liệu lưu trữ quý về các thời kỳ thay đổi địa giới hành chính của Hà Nội được thể hiện một cách rõ nét, sống động kể từ khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.
Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử, Chi cục Văn thư - Lưu trữ thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Tầu cho biết, để thực hiện được trưng bày này, các cán bộ, nhân viên của Chi cục Văn thư - Lưu trữ thành phố Hà Nội mất rất nhiều thời gian để sưu tầm, tập hợp tài liệu lịch sử để mang đến cho người xem hình dung rõ nét câu chuyện về sự đổi thay của mảnh đất 1.000 năm văn hiến.
Gần 100 tài liệu, tư liệu lưu trữ và hình ảnh được sắp xếp theo 3 giai đoạn: Địa giới hành chính Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; giai đoạn từ năm 1945 đến 1954; giai đoạn từ sau 1954.
Bản đồ Hà Nội năm 1873. Lúc này Hà Nội đã trở thành một tỉnh như 30 tỉnh khác trên đất Việt Nam. Phủ Hoài Đức trở thành một trong 4 phủ hợp thành tỉnh Hà Nội.
Qua những tư liệu quý, gồm những tấm bản đồ cổ có từ năm 1889 do Sở địa dư Đông Dương xuất bản cho đến những tấm bản đồ hành chính của Hà Nội hiện nay, công chúng có thể hiểu phần nào những đổi thay đầu tiên về địa giới hành chính Hà Nội cho đến khi Hà Nội rộng lớn như bây giờ.
Đó là vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn nhất kể từ khi ra đời chế độ phong kiến Việt Nam. Vua Minh Mạng xóa bỏ Bắc thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền Bắc và lập tỉnh Hà Nội. Tên gọi Hà Nội có nghĩa là “phía trong sông”.
Bản đồ Hà Nội năm 1915. Lúc này, Pháp đã chia khu vực nội thành làm 8 tiểu khu và vùng nông thôn ngoại thành ở phía Đông Nam Hà Nội.
Những đổi thay về địa giới hành chính của Hà Nội tiếp tục diễn biến vào cuối thế kỷ XIX dưới ách cai trị của thực dân Pháp. Ngày 19-7-1888, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Theo các tư liệu lịch sử, đặc biệt là trong tấm bản đồ Hà Nội năm 1902 cho thấy, buổi ban đầu dưới ách cai trị của Pháp, trung tâm thành phố bao gồm địa bàn Bắc hồ Hoàn Kiếm đến khu Dinh Toàn quyền. Đến cuối năm 1904, chính quyền thực dân Pháp chia khu vực nội thành làm 8 tiểu khu và vùng nông thôn ngoại thành ở phía Đông Nam Hà Nội.
Bản đồ Hà Nội năm 1925.
Theo các tấm bản đồ Hà Nội năm 1925, 1936, khoảng thời gian này vùng nội thành của Hà Nội được mở rộng đáng kể. Khu Hoàn Kiếm trở thành trung tâm thành phố. Đây là địa giới phân biệt giữa khu phố cổ với khu phố mới mang kiến trúc kiểu ô bàn cờ. Phố chưa có tên và được đánh dấu bằng ô. Đến năm 1935, Hà Nội có tất cả 175 ô phố. Vùng ngoại thành phía Nam bao gồm các làng thuộc xứ Bạch Mai, Khương Thượng, Kim Liên, Phương Liệt… với khoảng 20 thôn, làng. Cư dân ở đây sống bằng nghề nông.
Những đổi mới để phù hợp với sự phát triển
Sau Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội trở về với vai trò là Thủ đô. Lúc này, Thủ đô Hà Nội gồm 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành.
Sau Hiệp định Geneve, ngày 10-10-1954, bộ đội Việt Nam thuộc Đại đoàn 308 tiến về Hà Nội tiếp quản Thủ đô, Hà Nội được giải phóng. Từ năm 1954 đến nay, Hà Nội trải qua 4 lần thay đổi địa giới hành chính vào các năm 1961, 1978, 1991 và 2008. Quy mô diện tích, dân số, kinh tế, xã hội của Hà Nội ngày càng lớn mạnh phát triển.
Những thông số phát triển của Hà Nội từ năm 1961 đến nay sau khi thay đổi địa giới hành chính:
Những thông số của Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 1961.
Những thông số của Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 1978. Một số huyện, thị xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) và tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập vào Hà Nội.
Những thông số của Hà Nội sau khi thay đổi địa giới hành chính năm 1991. Ở lần điều chỉnh này, huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội được chuyển về tỉnh Vĩnh Phúc; thị xã Sơn Tây và 5 huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của thành phố Hà Nội về tỉnh Hà Tây. Địa giới hành chính của Hà Nội giai đoạn này thu hẹp lại.
Bản đồ địa giới hành chính Hà Nội từ sau năm 1991.
Những thông số của Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008. Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ năm thông qua Nghị quyết số 15, hợp nhất tỉnh Hà Tây; chuyển toàn bộ huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình vào thành phố Hà Nội. Sau khi hợp nhất, diện tích của Hà Nội hiện nay là 3.344,7km2.
Thành phố Hà Nội – Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi với nhiều cái tên: thành phố nghìn năm văn hiến; thành phố hòa bình. Vùng đất này gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.
Năm 2008, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội. Kể từ thời điểm đó, Hà Nội luôn nằm trong số 17 thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.
Thông tin địa giới hành chính mới nhất của Hà Nội:
– Tọa độ: 21°01′42″B 105°51′12″Đ
– Vị trí: Vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp giáp với những địa phương sau:
- Phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.
- Phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình.
- Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên.
- Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.
– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:
- Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
- Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
- Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
- Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
– Diện tích: 3.358,6km².
– Dân số: 8.053.663 người (2019).
– Mật độ dân số: 2.398 người/km².
– Đơn vị hành chính: 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Trong đó có 579 đơn vị hành chính gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn.
Bản đồ hành chính Hà Nội
Bản đồ phân khu đô thị TP.Hà Nội
Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, thành phố sẽ phát triển các khu đô thị trung tâm và khu đô thị vệ tinh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
1. Khu đô thị trung tâm
Các phân khu trung tâm bao gồm:
- Phân khu N (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11).
- Phân khu GS (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11).
- Phân khu GN (A, B, C, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10).
- Phân khu S (1,2,3,4,5,6).
- Phân khu R6.
- Phân khu H1 (H1-1, H1-2,H1-3,H1-4).
- Phân khu H2 (H2-1, H2-2,H2-3,H2-4).
- Phân khu trung tâm Ba Đình.
- Phân khu R6.
- Phân khu 2 bên sông Hồng.
2. Khu đô thị vệ tinh
Có tất cả 5 khu đô thị vệ tinh:
- Đô thị Phú Xuyên.
- Đô thị Sóc Sơn.
- Đô thị Xuân Mai.
- Đô thị Hòa Lạc.
- Đô thị Sơn Tây.
🌟 Bản đồ quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt – đường bộ – đường thủy Hà Nội
Hiện nay, Hà Nội là trung tâm của mạng lưới giao thông bao gồm đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt và hàng không ở phía Bắc.
1. Đường bộ.
Theo thống kê, Hà Nội có hơn 16.000km đường bộ đã được xây dựng. Ngoài ra, hàng loạt dự án cũng đang được lên phương án để đầu tư xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và vận tải.
Có thể kể đến nhiều dự án quan trọng như sau:
Đường vành đai 1; vành đai 2; vành đai 2,5; vành đai 3 và vành đai 4.
Cao tốc (Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Hạ Long; Hà Nội – Thái Nguyên; Hà Nội – Bắc Giang; Nội Bài – Lào Cai; …).
Cầu (Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Chương Dương, Thanh Trì, Thăng Long, …).
Bến xe: Bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình có nhiệm vụ chở khách và hàng hóa đi các tỉnh trong cả nước.
Xe buýt công cộng: Toàn thành phố có hơn 100 tuyến xe buýt nội thành; 12 tuyến buýt liên tỉnh và 1 tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã – BX.Yên Nghĩa.
2. Đường sắt
Đường sắt Hà Nội gồm có 2 thành phần: đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị.
Ga Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của ngành vận tải đường sắt phía Bắc. Hiện nay có 5 tuyến đường sắt đang được khai thác tại đây:
Đường sắt Bắc Nam.
Đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
Đường sắt Hà Nội – Quan Triều.
Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng.
Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.
Các tuyến đường sắt đều trong tình trạng lạc hậu, cơ sở hạ tầng ít được nâng cấp bảo trì nên không cạnh tranh được với hình thức vận tải đường bộ và đường hàng không.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đi qua 20 tỉnh thành đang được nghiên cứu đầu tư xây dựng mới. Nếu được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, sẽ tạo ra sự đột phá lớn cho ngành đường sắt. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói về điều này.
Đối với đường sắt đô thị, Hà Nội đã quy hoạch 9 tuyến với tổng chiều dài trên 300km. Hiện nay, đang có 2 dự án xây dựng là tuyến 2A Cát Linh – Hà Đông và tuyến số 3 Nhổn – Ga Hà Nội.
Danh sách 9 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội:
Tuyến số 1 gồm 2 nhánh: Ngọc Hồi – Ga trung tâm Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên và Gia Lâm – Dương Xá (Phú Thụy).
Tuyến số 2: Nội Bài – Nam Thăng Long – Hoàng Quốc Việt với chiều dài khoảng 42km.
Tuyến 2A: Cát Linh – Ngã Tư Sở – Hà Đông với chiều dài khoảng 14km.
Tuyến số 3: Trôi – Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai với chiều dài khoảng 26km.
Tuyến số 4: Mê Linh – Đông Anh – Cổ Nhuế – Liên Hà với chiều dài khoảng 54km.
Tuyến số 5: Văn Cao – Đại lộ Thăng Long – Hòa Lạc với chiều dài khoảng 39km.
Tuyến số 6: Nội Bài – Hà Đông – Ngọc Hồi với chiều dài khoảng 43km.
Tuyến số 7: Mê Linh – Vân Canh – Dương Nội với chiều dài khoảng 28km.
Tuyến số 8: Sơn Đồng – Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) – vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá với chiều dài khoảng 37km.
9 tuyến đường sắt đô thị trên sẽ kết nối trung tâm với các đô thị vệ tinh nhằm thuận tiện cho việc đi lại cho người dân.
3. Đường hàng không
Hà Nội đang có 2 sân bay được sử dụng với mục đích vận tải hành khách, vận tải hàng hóa là sân bay Nội Bài, sân bay Gia Lâm. Ngoài ra, sân bay Hòa Lạc và sân bay Miếu Môn sử dụng với mục đích quân sự.
Sân bay Nội Bài đang là cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc. Có 5 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế đang khai thác các chuyến bay đi và đến.Năm 2019, sân bay phục vụ hơn 29 triệu lượt hành khách; đông thứ hai sau sân bay Tân Sơn Nhất với hơn 40 triệu lượt.
Hiện nay, đang có chủ trương mở rộng nhà ga hành khách T2, xây mới nhà ga T3, T4; xây mới, nâng cấp đường băng, bãi đỗ nhằm đưa Nội Bài trở thành một trong những trạm trung chuyển hàng không lớn nhất Đông Nam Á.
4. Đường thủy
Hà Nội có nhiều con sông lớn chảy qua như: sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Lừ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu… Vì vậy, tiềm năng phát triển mạng lưới giao thông đường thủy là rất lớn.
Theo đề án Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, sẽ có 4 cảng sông đầu mối được xây dựng:
- Cảng đầu mối phía Nam: Khuyến Lương trên sông Hồng.
- Cảng đầu mối phía Đông: Phù Đổng trên sông Đuống.
- Cảng đầu mối phía Tây: Sơn Tây trên sông Hồng.
- Cảng đầu mối phía Bắc: Tầm Xá (sông Hồng) và Đa Phúc (sông Công).
Ngoài những cảng chính, cũng sẽ nâng cấp và xây dựng những cảng nhỏ để nâng cao sức cạnh tranh, thu hút hàng hóa làm động lực phát triển kinh tế cho vùng đồng bằng Bắc bộ.
Từ khóa » Bản đồ Hành Chính Hà Nội 2019
-
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HÀ NỘI VÀ CÁC QUẬN HUYỆN MỚI NHẤT
-
Bản đồ Hành Chính Các Quận TP Hà Nội Khổ Lớn Năm 2022
-
Bản đồ Hành Chính Hà Nội Và Các Quận ...
-
Bản đồ Hành Chính Thành Phố Hà Nội & Thông Tin Quy Hoạch 2022
-
Bản đồ Hà Nội, Các Quận Huyện Thành Phố Hành Chính 2022
-
Bản đồ Hành Chính Hà Nội Và 30 Quận, Huyện Và Thị Xã
-
Bản đồ Hành Chính Các Quận Hà Nội Chi Tiết [Update 1h Trước]
-
Bản đồ Hà Nội: Thành Phố Và Các Quận Mới Nhất
-
Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Hà Nội Và 30 Quận Huyện
-
Bản đồ Hành Chính Hà Nội - Pinterest
-
Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bản đồ Hành Chính Các Quận TP Hà Nội Khổ Lớn Năm 2022 - Jetstartour