Bản đồ Hành Chính Hà Nội Và 30 Quận, Huyện Và Thị Xã
Có thể bạn quan tâm
Bản đồ hành chính Hà Nội thể hiện ranh giới của 30 quận, huyện, thị xã có đính kèm thêm nhiều dữ liệu của từng địa phương như kinh tế, xã hội, địa danh, giao thông, … nhằm mang đến cho người tìm kiếm một thông tin đầy đủ nhất.
Mục lục
Thông tin hành chính TP. Hà Nội
Thành phố Hà Nội – Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi với nhiều cái tên: thành phố nghìn năm văn hiến; thành phố hòa bình. Vùng đất này gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.
Năm 2008, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội. Kể từ thời điểm đó, Hà Nội luôn nằm trong số 17 thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.
Thông tin địa giới hành chính mới nhất của Hà Nội:
– Tọa độ: 21°01′42″B 105°51′12″Đ
– Vị trí: Vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp giáp với những địa phương sau:
- Phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.
- Phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình.
- Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên.
- Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.
– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:
- Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
- Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
- Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
- Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
– Diện tích: 3.358,6km².
– Dân số: 8.053.663 người (2019).
– Mật độ dân số: 2.398 người/km².
– Đơn vị hành chính: 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Trong đó có 579 đơn vị hành chính gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn.
Bản đồ hành chính Hà Nội 12 Quận mới nhất
Thủ đô Hà Nội có 12 đơn vị hành chính cấp Quận. Thông tin chi tiết từng địa phương:
- Bản đồ hành chính Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đây là địa danh gắn liền với nhiều di tích lịch sử quan trọng của Hà Nội như phố cổ Hà Nội; nhà hát Lớn; Tràng Tiền Plaza; vườn hoa Lý Thái Tổ; ….
Thông tin chi tiết:
- Vị trí: Quận Hoàn Kiếm tiếp giáp với các Quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Long Biên.
- Diện tích: 5,29km².
- Trụ sở hành chính: Số 124 phố Hàng Trống, phường Hàng Trống.
- Số đơn vị hành chính: 18 phường (Chương Dương; Cửa Đông; Cửa Nam; Đồng Xuân; Hàng Bạc; Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai; Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền).
- Dân số: 147.334 người.
- Mật độ dân số: 33.662 người/km².
- Bản đồ hành chính Quận Ba Đình, Hà Nội.
Quận Ba Đình là nơi đặt các “cơ quan đầu não” của nước Việt Nam. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đặt tại vùng đất này.
Thông tin chi tiết:
- Vị trí: Quận Ba Đình giáp 5 Quận: Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm và Đống Đa.
- Diện tích: 9,21km².
- Trụ sở hành chính: Số 25, phố Liễu Giai, phường Liễu Giai.
- Số đơn vị hành chính: 14 phường (Cống Vị; Điện Biên; Đội Cấn; Giảng Võ; Kim Mã; Liễu Giai; Ngọc Hà; Ngọc Khánh; Nguyễn Trung Trực; Phúc Xá; Quán Thánh; Thành Công; Trúc Bạch; Vĩnh Phúc).
- Dân số: 247.100 người.
- Mật độ dân số: 24.703 người/km².
- Bản đồ hành chính Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Quận Cầu Giấy được thành lập từ năm 1996 theo Nghị định số 74-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ. Đây là cửa ngõ từ phía Tây đi vào trung tâm thành phố.
Có nhiều khu chung cư cao cấp được xây dựng trên địa bàn quận như: Luxury Park Views; Paragon Tower; Madarin Garden; Vinhomes D’ Capitale Trần Duy Hưng; Goldmark City.
Thông tin chi tiết:
- Vị trí: Quận Cầu Giấy giáp với các Quận Ba Đình, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ.
- Diện tích: 12,04km².
- Trụ sở hành chính: 36 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa.
- Số đơn vị hành chính: 8 phường (Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa).
- Dân số: 266.800 người.
- Mật độ dân số: 22.177 người/km².
- Bản đồ hành chính Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Nằm ở phía Đông Nam của Hà Nội, Quận Hoàng Mai có tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng nhanh nhất hiện nay.
Bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm, công viên Yên Sở, đền Lừ, … là những địa danh nổi tiếng khi nhắc đến cụm từ Quận Hoàng Mai.
Thông tin chi tiết:
- Vị trí: Quận Hoàng Mai giáp 3 Quận (Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân) và Huyện (Thanh Trì, Gia Lâm).
- Diện tích: 41,04km².
- Trụ sở hành chính: Số 8, ngõ 6 phố Bùi Huy Bích, Phường Thịnh Liệt.
- Số đơn vị hành chính: 14 phường Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam; Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở).
- Dân số: 142.000 người.
- Mật độ dân số: 18.370 người/km².
- Bản đồ hành chính Quận Long Biên, Hà Nội.
Long Biên là quận nội thành có diện tích lớn nhất. Cầu Long Biên xây dựng từ thời Pháp thuộc được xem là biểu tượng của Quận.
Hiện tại, nhiều khu đô thị cao cấp, khu đô thị sinh thái đã và đang được xây dựng đang làm thay đổi bộ mặt của địa phương: khu đô thị Việt Hưng; khu đô thị Bồ Đề; khu đô thị Thạch Bàn; Vinhomes Riverside; Beriver Long Biên; Rice Home Sông Hồng…
Thông tin chi tiết:
- Vị trí: Quận Long Biên giáp 5 Quận (Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng) và 2 Huyện (Đông Anh, Gia Lâm).
- Diện tích: 60,38km².
- Trụ sở hành chính: Số 1 phố Vạn Hạnh, Phường Việt Hưng.
- Số đơn vị hành chính: 14 phường (Bồ Đề; Cự Khối; Đức Giang; Gia Thụy; Giang Biên; Long Biên; Ngọc Lâm; Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng; Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.).
- Dân số: 291.900 người.
- Mật độ dân số: 4.834 người/km².
- Bản đồ hành chính Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 132/NQ-CP về việc tách huyện Từ Liêm thành lập Quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Quận Bắc Từ Liêm là nơi tập trung nhiều trường học viện, đại học lớn:
- Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Học viện Tài chính
- Học viện cảnh sát nhân dân
- Học viện chính trị công an nhân dân
- Đại Học Điện Lực
- Đại học Mỏ – Địa chất
- Đại học Tài nguyên và Môi trường
- Đại học công nghiệp Hà Nội.
Thông tin chi tiết:
- Vị trí: Quận Bắc Từ Liêm giáp với các Quận (Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy); 3 huyện (Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh).
- Diện tích: 43,35km².
- Trụ sở hành chính: Tòa nhà CT6A, khu đô thị Kiều Mai, phố Phú Kiều, phường Minh Khai.
- Số đơn vị hành chính: 13 phường ( Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai; Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo).
- Dân số: 333.300 người.
- Mật độ dân số: 7688 người/km².
- Bản đồ hành chính Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Theo quy hoạch, trong tương lai Quận Nam Từ Liêm sẽ trở thành một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội.
Hiện tại, ở đây đang có nhiều công trình có quy mô lớn như Trung tâm Hội nghị Quốc gia; Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình; Keangnam Hanoi Landmark Tower; Bảo tàng Hà Nội; Đại lộ Thăng Long; …
Thông tin chi tiết:
- Vị trí: Quận Nam Từ Liêm giáp với 4 Quận (Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông) và Huyện Hoài Đức.
- Diện tích: 32,27 km².
- Trụ sở hành chính: Số 125 đường Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn.
- Số đơn vị hành chính: 10 phường ( Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Phương Canh, Tây Mỗ, Trung Văn, Xuân Phương).
- Dân số: 236.700 người.
- Mật độ dân số: 7334 người/km².
- Bản đồ hành chính Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đây là một trong bốn quận trung tâm của Hà Nội (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa).
Thông tin chi tiết:
- Vị trí: Quận Hai Bà Trưng giáp với các Quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân, Long Biên.
- Diện tích: 9,62km².
- Trụ sở hành chính: Số 33 Đại Cồ Việt, phường Bách Khoa.
- Số đơn vị hành chính: 18 phường ( Bách Khoa, Bạch Đằng, Bạch Mai, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy).
- Dân số: 318.000 người.
- Mật độ dân số: 30.741 người/km².
- Bản đồ hành chính Quận Tây Hồ, Hà Nội.
Quận Tây Hồ được đặt theo tên Hồ Tây, nằm phía Tây Bắc thành phố. UBND TP.Hà Nội đã xác định vai trò của Quận Tây Hồ là trung tâm dịch vụ – du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội.
Thông tin chi tiết:
- Vị trí: Quận Tây Hồ giáp với các Quận Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Cầu Giấy và huyện Đông Anh.
- Diện tích: 24km².
- Trụ sở hành chính: Số 657, đường Lạc Long Quân, phường Xuân La.
- Số đơn vị hành chính: 8 phường ( Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Liên, Xuân La, Yên Phụ).
- Dân số: 168.300 người.
- Mật độ dân số: 7.013 người/km².
- Bản đồ hành chính Quận Đống Đa, Hà Nội.
Nằm ở trung tâm thành phố, Quận Đống Đa là nơi đặt trụ sở của nhiều trường học viện, đại học, bệnh viện, công viên cũng như các công trình di tích lịch sử – văn hóa.
Thông tin chi tiết:
- Vị trí: Quận Đống Đa giáp với các Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy.
- Diện tích: 9,96km².
- Trụ sở hành chính: Số 61 phố Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa.
- Số đơn vị hành chính: 21 phường ( Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên; Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên; Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan; Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.).
- Dân số: 420.900 người.
- Mật độ dân số: 41.165 người/km².
- Bản đồ hành chính Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Quận Thanh Xuân nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, khu vực này luôn nổi tiếng với tình trạng tắc đường ở khu vực Ngã 4 Sở, Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến,…
Thông tin chi tiết:
- Vị trí: Quận Thanh Xuân giáp với các Quận Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa, Cầu Giấy và huyện Thanh Trì.
- Diện tích: 9,11km².
- Trụ sở hành chính: Số 9 Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc.
- Số đơn vị hành chính: 11 (Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình).
- Dân số: 285.400 người.
- Mật độ dân số: 18.990 người/km².
- Bản đồ hành chính Quận Hà Đông, Hà Nội.
Trước khi sáp nhập về Hà Nội vào năm 2008, Hà Đông là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tây. Quận Hà Đông cách trung tâm Hà Nội khoảng 12km. Trong những năm gần đây, quận luôn nằm trong top đầu về chỉ số phát triển kinh tế xã hội.
Hà Đông là vùng đất gắn liền với làng lụa Vạn Phúc đã rất nổi tiếng qua thơ ca, điện ảnh. “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”.
Thông tin chi tiết:
- Vị trí: Quận Hà Đông giáp Quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân và Huyện (Thanh Trì, Hoài Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thanh Oai).
- Diện tích: 49,64km².
- Trụ sở hành chính: Lô NO1 trung tâm hành chính mới, phường Hà Cầu.
- Số đơn vị hành chính: 17 phường (Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu.).
- Dân số: 402.000 người.
- Mật độ dân số: 7.920 người/km².
Bản đồ hành chính Hà Nội 17 Huyện mới nhất
Thủ đô Hà Nội có 17 đơn vị hành chính cấp Huyện. Thông tin chi tiết từng địa phương:
- Bản đồ hành chính Huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Huyện Sóc Sơn nằm ở phía Bắc thành phố, là đầu mối giao thông quan trọng của Hà Nội đi các tỉnh lân cận. Huyện Sóc Sơn gắn liền với nhiều cái tên như sân bay quốc tế Nội Bài, đền Sóc thờ Thánh Gióng, chùa Non Nước,…
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Sóc Sơn:
- Phía đông giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Phía tây giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía nam giáp huyện Đông Anh và huyện Mê Linh.
- Phía bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
– Diện tích: 306,5km².
– Trụ sở hành chính: Thị trấn Sóc Sơn, Huyện Sóc Sơn.
– Số đơn vị hành chính: 26 xã, thị trấn (thị trấn Sóc Sơn và 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa; Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí; Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến; Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã; Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu).
– Dân số: 282.536 người.
– Mật độ dân số: 922 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Đông Anh, Hà Nội.
Trước đây, Đông Anh là một huyện nông thôn kém phát triển nhờ định hướng đúng đắn của các cấp chính quyền nên địa phương đã có nhiều thay đổi rõ rệt.
Trên địa bàn đang có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp quy mô lớn được xây dựng và đi vào sử dụng: KCN Đông Anh; KCN Bắc Thăng Long; KĐT Liên Hà; KĐT Bắc Thăng Long – Vân Trì; KĐT Eurowindow River Park;…
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Đông Anh:
- Phía đông giáp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Phía đông bắc giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Phía đông nam giáp Quận Long Biên và huyện Gia Lâm.
- Phía nam giáp các Quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm.
- Phía tây giáp huyện Mê Linh.
- Phía tây nam giáp huyện Đan Phượng.
- Phía bắc giáp huyện Sóc Sơn.
– Diện tích: 185,7km².
– Trụ sở hành chính: Đường Cao Lỗ, khu phố 1, thị trấn Đông Anh.
– Số đơn vị hành chính: 24 xã, thị trấn (thị trấn Đông Anh và 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội; Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng; Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội; Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn).
– Dân số: 381.500 người.
– Mật độ dân số: 2.060 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam. Vùng đất này ngày càng phát triển mạnh về công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Trong tương lai, huyện sẽ được nâng cấp lên quận để đáp ứng kịp thời với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng hiện nay.
Thông tin chi tiết:
– Vị trí:
- Phía Tây Bắc giáp Quận Thanh Xuân.
- Phía Bắc giáp Quận Hoàng Mai.
- Phía Tây giáp Quận Hà Đông.
- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm, huyện Văn Giang (Hưng Yên).
- Phía Nam giáp các huyện Thanh Oai, Thường Tín.
– Diện tích: 63,17km².
– Trụ sở hành chính: 375 Đường Ngọc Hồi, Thị Trấn Văn Điển.
– Số đơn vị hành chính: 16 xã, thị trấn (thị trấn Văn Điển và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ).
– Dân số: 274.347 người.
– Mật độ dân số: 4.343 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Gia Lâm là vùng đất cổ gắn liền với nhiều sự tích, lễ hội quan trọng của dân tộc Việt Nam. Nơi đây là quê hương của nhiều nhân vật nổi tiếng như Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, công chúa Lê Ngọc Hân, …
Khu đô thị Vinhomes Ocean Park do Tập đoàn Vingroup đang triển khai hứa hẹn khi hoàn thành sẽ giúp huyện Gia Lâm “lột xác” ngoạn mục phát triển mạnh mẽ hơn.
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Gia Lâm:
- Phía đông giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Phía đông nam giáp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Phía tây giáp Quận Hoàng Mai.
- Phía tây bắc giáp Quận Long Biên.
- Phía nam giáp huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Phía tây nam giáp huyện Thanh Trì.
- Phía bắc giáp huyện Đông Anh, TX. Từ Sơn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh).
– Diện tích: 108,44km².
– Trụ sở hành chính: Số 10 Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ.
– Số đơn vị hành chính: 22(2 thị trấn: Trâu Quỳ, Yên Viên và 20 xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Đa Tốn; Đặng Xá, Phú Thị, Đông Dư, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá; Kiêu Kỵ, Kim Lan, Văn Đức, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng; Trung Mầu, Yên Thường, Yên Viên, Kim Sơn).
– Dân số: 277.600 người.
– Mật độ dân số: 2.560 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Mê Linh, Hà Nội.
Trước khi sáp nhập về Hà Nội, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nơi đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại nhà Hán đã được lịch sử ghi chép lại.
Ngày nay, đời sống nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao nhờ hệ thống giao thông tương đối phát triển, có đường bộ, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài (đường cao tốc Hà Nội – Nội Bài).
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Mê Linh:
- Phía Bắc giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Nam giáp huyện Đan Phượng.
- Phía Đông giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn.
– Diện tích: 141,64km².
– Trụ sở hành chính: Khu trung tâm hành chính huyện Xã Đại Thịnh.
– Số đơn vị hành chính: 18 (2 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh và 16 xã: Đại Thịnh (huyện lỵ), Chu Phan, Mê Linh; Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Tam Đồng, Thạch Đà; Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên).
– Dân số: 226.800 người.
– Mật độ dân số: 1288 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Huyện Đan Phượng có địa thế khá bằng phẳng vì nằm giữa ngã ba sông Hồng, Đáy nên chủ yếu phát triển về nông nghiệp.
Đây cũng là quê hương của nhiều vị danh nhân trong lịch sử dân tộc như Tô Hiến Thành, Thi Sách,…
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Đan Phượng:
- Phía đông giáp huyện Đông Anh và Quận Bắc Từ Liêm.
- Phía nam giáp huyện Hoài Đức.
- Phía tây giáp huyện Phúc Thọ.
- Phía bắc giáp huyện Mê Linh.
– Diện tích: 78km².
– Trụ sở hành chính: thị trấn Phùng.
– Số đơn vị hành chính: 16 (thị trấn Phùng và 15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà; Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng; Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu.).
Dân số: 162.900 người.
Mật độ dân số: 2.088 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Huyện Chương Mỹ có diện tích lớn thứ 3 toàn thành phố, nằm về hướng Tây Nam cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km.
Hiện nay, địa phương là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư, trong đó đã có nhiều dự án lớn xuất hiện, các khu đô thị, trung tâm mua sắm, khu nghỉ dưỡng, sân Golf, các trường Đại học…
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Chương Mỹ:
- Phía đông giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Oai.
- Phía tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Phía nam giáp các huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa.
- Phía bắc giáp huyện Quốc Oai.
– Diện tích: 287,9km².
– Trụ sở hành chính: Số 102 khu Bắc Sơn, thị trấn Chúc Sơn.
– Số đơn vị hành chính: 32(2 thị trấn: Chúc Sơn (huyện lỵ), Xuân Mai và 30 xã: Đại Yên, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Đồng Lạc; Đồng Phú, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong; Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến; Ngọc Hòa, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị; Tân Tiến, Tiên Phương, Tốt Động, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên; Thụy Hương, Thượng Vực, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên, Văn Võ).
– Dân số: 330.000 người.
– Mật độ dân số: 1.167 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Tên gọi Hoài Đức xuất hiện năm 622 vào thời nhà Đường. Trải qua sự biến động của lịch sử, vùng đất đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều nhân tài, là niềm tự hào của quê hương, đất nước.
Trên địa bàn huyện hiện có Nhà Lưu niệm Bác Hồ tại xã Vân Canh để tưởng nhớ nơi dừng chân đầu tiên Bác Hồ và các đồng chí Trung ương Đảng về làm việc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Hoài Đức:
- Phía Bắc giáp các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ và quận Bắc Từ Liêm.
- Phía Tây giáp các huyện Quốc Oai, Phúc Thọ.
- Phía Nam quận Hà Đông và huyện Quốc Oai.
- Phía Đông giáp các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm.
– Diện tích: 84,93km².
– Trụ sở hành chính: thị trấn Trạm Trôi.
– Số đơn vị hành chính: 20 (thị trấn Trạm Trôi và 19 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở; Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu; Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng; Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở).
– Dân số: 262.943 người.
– Mật độ dân số: 3.096người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Huyện nằm ở cực Nam của thành phố, cách trung tâm 52km khi đi bằng Quốc lộ 21B. Ở đây có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như chùa Hương; khu du lịch Hồ Quan Sơn; khu đền thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, …
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Mỹ Đức:
- Phía Đông giáp huyện Ứng Hòa.
- Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ.
- Phía Tây giáp các huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Phía Tây Nam giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
- Phía Đông Nam giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Diện tích: 230 km².
Trụ sở hành chính: thị trấn Đại Nghĩa.
Số đơn vị hành chính: 22 (thị trấn Đại Nghĩa và 21 xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên; Đại Hưng, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh; Hợp Tiến, Hùng Tiến, Hương Sơn, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế; Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá.).Dân số: 194.400 người.
Mật độ dân số: 739 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Huyện Phú Xuyên nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 40 km. Kinh tế trên địa bàn huyện vẫn chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài ra, huyện cũng đẩy mạnh phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp với các sản phẩm chính là tò he; mây tre đan xuất khẩu; nghề mộc; nghề đóng giày; …. để nâng cao đời sống cho nhân dân.
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Phú Xuyên:
- Phía Đông huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Phía Tây giáp huyện Ứng Hòa.
- Phía Nam giáp thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Phía Bắc giáp huyện Thường Tín.
– Diện tích: 170,8 km².
– Trụ sở hành chính: thị trấn Phú Xuyên.
– Số đơn vị hành chính: 27 (2 thị trấn: Phú Xuyên, Phú Minh và 25 xã: Bạch Hạ, Châu Can, Chuyên Mỹ; Đại Thắng, Đại Xuyên, Hoàng Long, Hồng Minh, Hồng Thái; Khai Thái, Minh Tân, Nam Phong, Nam Triều, Phú Túc, Phú Yên; Phúc Tiến, Phượng Dực, Quang Lãng, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân; Tri Thủy, Tri Trung, Văn Hoàng, Vân Từ, Nam Tiến).
– Dân số: 211.100 người.
– Mật độ dân số: 1.070 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Nằm bên bờ hữu ngạn của cả hai con sông: sông Hồng và sông Đáy, huyện Phúc Thọ có địa hình tương đối bằng phẳng. Từ trung tâm huyện lỵ vào trung tâm thành phố khoảng 35km.
Đây vẫn còn là huyện thuần nông nhưng trong tương lai khi cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng hứa hẹn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các ngành liên quan tới công nghiệp, dịch vụ.
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Phúc Thọ:
- Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây.
- Phía Nam giáp huyện Thạch Thất.
- Phía Đông Nam giáp các huyện Quốc Oai, Hoài Đức.
- Phía Đông giáp huyện Đan Phượng.
– Diện tích: 117km².
– Trụ sở hành chính: thị trấn Phúc Thọ.
– Số đơn vị hành chính: 21 (thị trấn Phúc Thọ và 20 xã: Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp; Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Sen Phương, Tam Hiệp; Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc; Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Đình.).
– Dân số: 250.000 người.
– Mật độ dân số: 2.137 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, huyện Quốc Oai đang có bước chuyển mình mạnh mẽ khi thu hút thành công nhiều dự án nhà ở cao cấp: Sunny Garden City (xã Sài Sơn); Tây Quốc Oai (xã Ngọc Mỹ); Phú Cát City (xã Phú Cát),…
Địa phương cũng có nhiều tuyến giao thông trọng điểm đi qua giúp thúc đẩy giao lưu kinh tế: Đại lộ Thăng Long, đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 421B, …
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Quốc Oai:
- Phía Đông giáp huyện Hoài Đức và quận Hà Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.
- Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Thạch Thất.
- Phía Tây Nam giáp các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình.
– Diện tích: 147km².
– Trụ sở hành chính: Thị trấn Quốc Oai..
– Số đơn vị hành chính: 21 (thị trấn Quốc Oai và 20 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành; Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp; Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tân Hòa, Tân Phú; Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn, Đông Xuân).
– Dân số: 188.000 người.
– Mật độ dân số: 1.279 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Thanh Oai là địa phương có nhiều làng nghề nổi tiếng như nón lá làng Chuông; tương Cự Đà; giò chả Ước Kễ; gạo bồ nâu Thanh Văn;…
Theo định hướng tương lai, Thanh Oai sẽ tiếp tục đẩy mạnh đô thị hóa để thu hút nhiều ngành nghề công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Thanh Oai:
- Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp Quận Hà Đông.
- Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ.
- Phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa.
- Phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên.
- Phía Đông giáp huyện Thường Tín.
– Diện tích: 129,6 km².
– Trụ sở hành chính: thị trấn Kim Bài.
– Số đơn vị hành chính: 21 (thị trấn Kim Bài và 20 xã: Bích Hòa, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên; Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư; Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao; Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương.).
– Dân số: 225.000 người.
– Mật độ dân số: 1.405 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Là huyện thuần nông, điểm xuất phát thấp, thời gian gần đây, huyện Ứng Hòa đã tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp kết hợp với khôi phục ngành nghề truyền thống.
Huyện Ứng Hòa có nhiều danh thắng nổi tiếng như đền Bách Linh; đình chùa Tử Dương; đình Hoàng Xá; đình Đông Lỗ; đền Thái Bình; đền Đức Thánh Cả; …
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Ứng Hòa:
- Phía Bắc giáp các huyện Chương Mỹ, Thanh Oai.
- Phía Nam giáp thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức.
- Phía Đông giáp huyện Phú Xuyên.
– Diện tích: 183,72km².
– Trụ sở hành chính: thị trấn Vân Đình.
Số đơn vị hành chính: 29 ( thị trấn Vân Đình và 28 xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân; Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang; Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú; Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng; Trung Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội).
– Dân số: 204.000 người.
– Mật độ dân số: 1.054 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Thường Tín, Hà Nội.
Nền kinh tế của huyện đang phát triển mạnh công nghiệp – xây dựng với nhiều KCN (Hà Bình Phương, Phụng Hiệp, …), cụm công nghiệp (Quất Động, Duyên Thái, …) đã đi vào hoạt động.
Quốc lộ 1A, Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đường sắt Bắc – Nam là những dự án giao thông lớn chạy qua địa bàn huyện.
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Thường Tín:
Huyện Thường Tín nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Phía Nam giáp huyện Phú Xuyên.
- Phía Tây giáp huyện Thanh Oai.
- Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì.
– Diện tích: 127,59km².
– Trụ sở hành chính: thị trấn Thường Tín.
– Số đơn vị hành chính: 29 (thị trấn Thường Tín và 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi; Hiền Giang, Hòa Bình, Khánh Hà, Hồng Vân, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường; Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động; Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu; Tự Nhiên, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo).
– Dân số: 247.700 người.
– Mật độ dân số: 1.677 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Ba Vì, Hà Nội.
Huyện Ba Vì thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía Tây Bắc cách trung tâm Hà Nội hơn 50km. Đây cũng là huyện có diện tích lớn nhất.
Vùng đất này cũng gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, nơi có đỉnh núi Tản Viên nằm trong vườn quốc gia Ba Vì.
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Ba Vì.
- Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây.
- Phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất.
- Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc).
- Phía Tây giáp các huyện Tam Nông và Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ).
- Phía Nam giáp thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình).
- Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ).
– Diện tích: 428km².
– Trụ sở hành chính: thị trấn Tây Đằng.
– Số đơn vị hành chính: 31 (thị trấn Tây Đằng và 30 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng; Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Đông Quang, Đồng Thái, Khánh Thượng; Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương; Phú Sơn, Sơn Đà, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An; Tiên Phong, Tòng Bạt, Vân Hòa, Vạn Thắng, Vật Lại, Yên Bài).
– Dân số: 282.600 người.
– Mật độ dân số: 660 người/km².
- Bản đồ hành chính Huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Huyện Thạch Thất thuộc vùng bán sơn địa vì nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc bộ.
Những năm trước khi sáp nhập về Hà Nội, kinh tế địa phương kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ hướng đi đúng đắn nên trên địa bàn huyện đã và đang thu hút nhiều dự án lớn như: Khu công nghệ cao Hòa Lạc; khu đô thị sinh thái Xanh Villas; khu đô thị Vinhomes; khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội,…
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Địa giới hành chính huyện Thạch Thất:
- Phía Đông và phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.
- Phía Tây giáp thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình).
- Phía Tây Bắc giáp thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì.
- Phía Tây Nam giáp huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).
- Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Quốc Oai.
– Diện tích: 184,59km².
– Trụ sở hành chính: thị trấn Liên Quan.
– Số đơn vị hành chính: 23(thị trấn Liên Quan và 22 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn; Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan; Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá; Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung).
– Dân số: 232.786 người.
– Mật độ dân số: 1.260 người/km².
- Bản đồ hành chính TX.Sơn Tây, Hà Nội.
Thị xã Sơn Tây nằm ở phía Tây Bắc, là cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 35km.
Đây là vùng đất có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng nên có đến 30 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn.
Thông tin chi tiết:
– Vị trí: Thị xã Sơn Tây giáp các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).
– Diện tích: 113,5km².
– Trụ sở hành chính: Phố Phó Đức Chính, phường Lê Lợi.
– Số đơn vị hành chính: 9 phường (Lê Lợi, Ngô Quyền, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Xuân Khanh) và 6 xã (Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Xuân Sơn).
– Dân số: 230.577 người.
– Mật độ dân số: 2.031 người/km².
Bản đồ phân khu đô thị TP.Hà Nội
Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, thành phố sẽ phát triển các khu đô thị trung tâm và khu đô thị vệ tinh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
- Khu đô thị trung tâm
Các phân khu trung tâm bao gồm:
- Phân khu N (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11).
- Phân khu GS (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11).
- Phân khu GN (A, B, C, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10).
- Phân khu S (1,2,3,4,5,6).
- Phân khu R6.
- Phân khu H1 (H1-1, H1-2,H1-3,H1-4).
- Phân khu H2 (H2-1, H2-2,H2-3,H2-4).
- Phân khu trung tâm Ba Đình.
- Phân khu R6.
- Phân khu 2 bên sông Hồng.
- Khu đô thị vệ tinh
Có tất cả 5 khu đô thị vệ tinh:
- Đô thị Phú Xuyên.
- Đô thị Sóc Sơn.
- Đô thị Xuân Mai.
- Đô thị Hòa Lạc.
- Đô thị Sơn Tây.
Bản đồ quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt – đường bộ – đường thủy Hà Nội
Hiện nay, Hà Nội là trung tâm của mạng lưới giao thông bao gồm đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt và hàng không ở phía Bắc.
- Đường bộ.
Theo thống kê, Hà Nội có hơn 16.000km đường bộ đã được xây dựng. Ngoài ra, hàng loạt dự án cũng đang được lên phương án để đầu tư xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và vận tải.
- Có thể kể đến nhiều dự án quan trọng như sau:
- Đường vành đai 1; vành đai 2; vành đai 2,5; vành đai 3 và vành đai 4.
- Cao tốc (Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Hạ Long; Hà Nội – Thái Nguyên; Hà Nội – Bắc Giang; Nội Bài – Lào Cai; …).
- Cầu (Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Chương Dương, Thanh Trì, Thăng Long, …).
- Bến xe: Bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình có nhiệm vụ chở khách và hàng hóa đi các tỉnh trong cả nước.
- Xe buýt công cộng: Toàn thành phố có hơn 100 tuyến xe buýt nội thành; 12 tuyến buýt liên tỉnh và 1 tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã – BX.Yên Nghĩa.
- Đường sắt
Đường sắt Hà Nội gồm có 2 thành phần: đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị.
Ga Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của ngành vận tải đường sắt phía Bắc. Hiện nay có 5 tuyến đường sắt đang được khai thác tại đây:
- Đường sắt Bắc Nam.
- Đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
- Đường sắt Hà Nội – Quan Triều.
- Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng.
- Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.
Các tuyến đường sắt đều trong tình trạng lạc hậu, cơ sở hạ tầng ít được nâng cấp bảo trì nên không cạnh tranh được với hình thức vận tải đường bộ và đường hàng không.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đi qua 20 tỉnh thành đang được nghiên cứu đầu tư xây dựng mới. Nếu được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, sẽ tạo ra sự đột phá lớn cho ngành đường sắt. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói về điều này.
Đối với đường sắt đô thị, Hà Nội đã quy hoạch 9 tuyến với tổng chiều dài trên 300km. Hiện nay, đang có 2 dự án xây dựng là tuyến 2A Cát Linh – Hà Đông và tuyến số 3 Nhổn – Ga Hà Nội.
Danh sách 9 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội:
- Tuyến số 1 gồm 2 nhánh: Ngọc Hồi – Ga trung tâm Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên và Gia Lâm – Dương Xá (Phú Thụy).
- Tuyến số 2: Nội Bài – Nam Thăng Long – Hoàng Quốc Việt với chiều dài khoảng 42km.
- Tuyến 2A: Cát Linh – Ngã Tư Sở – Hà Đông với chiều dài khoảng 14km.
- Tuyến số 3: Trôi – Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai với chiều dài khoảng 26km.
- Tuyến số 4: Mê Linh – Đông Anh – Cổ Nhuế – Liên Hà với chiều dài khoảng 54km.
- Tuyến số 5: Văn Cao – Đại lộ Thăng Long – Hòa Lạc với chiều dài khoảng 39km.
- Tuyến số 6: Nội Bài – Hà Đông – Ngọc Hồi với chiều dài khoảng 43km.
- Tuyến số 7: Mê Linh – Vân Canh – Dương Nội với chiều dài khoảng 28km.
- Tuyến số 8: Sơn Đồng – Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) – vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá với chiều dài khoảng 37km.
- 9 tuyến đường sắt đô thị trên sẽ kết nối trung tâm với các đô thị vệ tinh nhằm thuận tiện cho việc đi lại cho người dân.
- Đường hàng không
Hà Nội đang có 2 sân bay được sử dụng với mục đích vận tải hành khách, vận tải hàng hóa là sân bay Nội Bài, sân bay Gia Lâm. Ngoài ra, sân bay Hòa Lạc và sân bay Miếu Môn sử dụng với mục đích quân sự.
Sân bay Nội Bài đang là cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc. Có 5 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế đang khai thác các chuyến bay đi và đến.Năm 2019, sân bay phục vụ hơn 29 triệu lượt hành khách; đông thứ hai sau sân bay Tân Sơn Nhất với hơn 40 triệu lượt.
Hiện nay, đang có chủ trương mở rộng nhà ga hành khách T2, xây mới nhà ga T3, T4; xây mới, nâng cấp đường băng, bãi đỗ nhằm đưa Nội Bài trở thành một trong những trạm trung chuyển hàng không lớn nhất Đông Nam Á.
- Đường thủy
Hà Nội có nhiều con sông lớn chảy qua như: sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Lừ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu… Vì vậy, tiềm năng phát triển mạng lưới giao thông đường thủy là rất lớn.
Theo đề án Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, sẽ có 4 cảng sông đầu mối được xây dựng:
- Cảng đầu mối phía Nam: Khuyến Lương trên sông Hồng.
- Cảng đầu mối phía Đông: Phù Đổng trên sông Đuống.
- Cảng đầu mối phía Tây: Sơn Tây trên sông Hồng.
- Cảng đầu mối phía Bắc: Tầm Xá (sông Hồng) và Đa Phúc (sông Công).
Ngoài những cảng chính, cũng sẽ nâng cấp và xây dựng những cảng nhỏ để nâng cao sức cạnh tranh, thu hút hàng hóa làm động lực phát triển kinh tế cho vùng đồng bằng Bắc bộ.
Bảng cập nhật số liệu về diện tích, mật độ dân số Hà Nội 2020 theo từng quận, huyện
Từ khóa » Bản đồ Các Quận Hà Nội 2019
-
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HÀ NỘI VÀ CÁC QUẬN HUYỆN MỚI NHẤT
-
Bản đồ Hành Chính Các Quận TP Hà Nội Khổ Lớn Năm 2022
-
Bản đồ Hành Chính Hà Nội Và Các Quận ...
-
Bản đồ Hà Nội, Các Quận Huyện Thành Phố Hành Chính 2022
-
Bản đồ Hành Chính Thành Phố Hà Nội & Thông Tin Quy Hoạch 2022
-
Bản đồ Hà Nội: Thành Phố Và Các Quận Mới Nhất
-
Bản đồ Hành Chính Các Quận Hà Nội Chi Tiết [Update 1h Trước]
-
Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Hà Nội Và 30 Quận Huyện
-
Bản đồ Các Quận Hà Nội Mới Nhất 2022 - Địa Ốc Thông Thái
-
Bản đồ Hà Nội - Địa ốc đầu Tư
-
Bản đồ Hà Nội: Bản đồ Các Quận Huyện ở Hà Nội Mới Nhất
-
Bản đồ Hành Chính Các Quận TP Hà Nội Khổ Lớn Năm 2022 - Jetstartour
-
Bản đồ Hành Chính TP Hà Nội & Các Quận Mới Nhất 2022