Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Hà Nội Và 30 Quận Huyện

Thành Phố Hà Nội – Thủ đô ngàn năm văn hiến, nổi tiếng với lịch sử lâu đời, bản sắc văn hóa độc đáo, vùng đất này còn được biết đến là địa danh nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngoài ra, Hà Nội còn được ví như trái tim của đất nước Việt Nam hiện nay. Chúng ta hãy cùng Nhaphodongnai.com tìm hiểu về Bản Đồ Thành Phố Hà Nội một cách chi tiết như bản đồ giao thông và du lịch Hà Nội trực tuyến, bản đồ Hà Nội qua các thời kỳ, bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội 2030

1. Giới Thiệu Sơ Lược Về Thành Phố Hà Nội

Thành Phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Thành Phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt và cũng đồng thời là đô thị loại đặc biệt

Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam (sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây năm 2008). Đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam. Nhưng mật độ dân số Thành Phố Hà Nội phân bố không đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

1.1 Thành Phố Hà Nội Nằm Ở Đâu ?

Thủ đô Hà Nội nằm phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng (nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú), trong phạm vi từ 20°34′ đến 21°18′ vĩ độ Bắc và từ 105°17′ đến 106°02′ kinh độ Đông, trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, đất đai mầu mỡ, trù phú. Vị trí địa lý của Thành Phố Hà Nội như sau :

  • Phía Bắc TP. Hà Nội giáp : tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
  • Phía Nam TP. Hà Nội giáp : tỉnh Hà Nam, Hòa Bình
  • Phía Đông TP. Hà Nội giáp : tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên
  • Phía Tây TP. Hà Nội giáp : tỉnh Hòa Bình cùng Phú Thọ

Các điểm cực Đông, Tây, Nam Bắc nằm tại :

  • Cực Bắc thuộc xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
  • Cực Tây thuộc xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
  • Cực Nam thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
  • Cực Đông thuộc xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Ngoài ra, phía Bắc – Đông Bắc của Hà Nội được che chắn bởi dải núi Tam Đảo và ở phía Tây – Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì – Tản Viên, cách TP Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km. Địa hình Thành Phố Hà Nội vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Trong đó, đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố Hà Nội. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây

1.2 Diện Tích Và Dân Số Thành Phố Hà Nội Là Bao Nhiêu ?

  • Thành Phố Hà Nội có diện tích : 3358,6 km² ( chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 41 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta , và là 1 trong 17 thủ đô có diện tích trên 3000 km²)
  • Dân số Thành Phố Hà Nội đến năm 2020 là : 8.246.500 người. Trong đó :
    • Thành thị : 4.062.500 người (49.3%)
    • Nông thôn : 4.184.000 người (50.7%)
  • Mật độ dân số đạt : 2.455 người/km²
  • Thành phần dân tộc chủ yếu là : Kinh

Danh Sách Quận Trực Thuộc Thành Phố Hà Nội Và Diện Tích, Dân Số Từng Quận Huyện :

QuậnDiện tích (km2)Dân số (người)
Ba Đình9.21226.315
Bắc Từ Liêm45,35354.364
Cầu Giấy12,26294.235
Đống Đa9.95376.709
Hà Đông49.64382.637
Hai Bà Trưng10.26304.101
Hoàn Kiếm5.35141.687
Hoàng Mai40.19540.732
Long Biên60.09337.982
Nam Từ Liêm32.19282.444
Tây Hồ24.38167.851
Thanh Xuân9.17293.292

Danh Sách Thị Xã Trực Thuộc Thành Phố Hà Nội Và Diện Tích, Dân Số :

Thị XãDiện tích (km2)Dân số (người)
Sơn Tây117,20151.090

Danh Sách Huyện Trực Thuộc Thành Phố Hà Nội Và Diện Tích, Dân Số Từng Huyện :

HuyệnDiện tích (km2)Dân số (người)
Ba Vì421.80305.933
Chương Mỹ237.48347.564
Đan Phượng77.83185.653
Đông Anh185.68409.916
Gia Lâm116.64292.943
Hoài Đức84.92257.633
Mê Linh141.29241.633
Mỹ Đức226.31203.778
Phú Xuyên173.56229.847
Phúc Thọ118.50194.754
Quốc Oai151.22203.079
Sóc Sơn305.51357.652
Thạch Thất187.53223.844
Thanh Oai124.47227.541
Thanh Trì63.49288.839
Thường Tín130.13262.222
Ứng Hòa188.24212.224

2. Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Hà Nội Và 30 Quận, Huyện

Sau những thay đổi về địa giới hành chính, tính đến năm 2022, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường21 thị trấn. Đây là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất của Việt Nam có thị xã. Danh sách quận huyện

  • 12 quận gồm: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân,
  • 17 huyện gồm: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa,
  • 1 Thị xã gồm : Sơn Tây

2.1 Bản Đồ Hành Chính Quận Ba Đình – Hà Nội

Quận Ba Đình là một trong 4 quận trung tâm của thủ đô. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Đảng, Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng.

Quận Ba Đình nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía đông và đông nam giáp : quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng và quận Hoàn Kiếm với ranh giới là các phố Hàng Đậu, Phan Đình Phùng, Lý Nam Đế và đường tàu.
  • Phía tây giáp : quận Cầu Giấy với ranh giới là sông Tô Lịch
  • Phía nam giáp : quận Đống Đa với ranh giới là các phố Nguyễn Thái Học, Giảng Võ, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành
  • Phía bắc giáp : quận Tây Hồ với ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Thanh Niên, đường Hoàng Hoa Thám.

Quận Ba Đình có diện tích 9.21 km², dân số năm 2020 là 226.315 người.

Quận Ba Đình có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.

2.2 Bản Đồ Hành Chính Quận Cầu Giấy – Hà Nội

Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội. Quận có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : quận Ba Đình và quận Đống Đa với ranh giới là sông Tô Lịch
  • Phía tây giáp : quận Nam Từ Liêm
  • Phía nam giáp : quận Thanh Xuân
  • Phía bắc giáp : quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm.

Quận Cầu Giấy có diện tích 12,26 km², dân số năm 2020 là 294.235 người, mật độ dân số đạt 23.516 người/km².

Quận Cầu Giấy có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.

2.3 Bản Đồ Hành Chính Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

Quận Hoàn Kiếm là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Tên quận được đặt theo tên của hồ Hoàn Kiếm. Trên địa bàn quận có nhiều trung tâm buôn bán, thương mại lớn như: Tràng Tiền Plaza, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da,…Quận Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí trung tâm của Kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc và tây bắc giáp : quận Ba Đình với ranh giới là các phố Hàng Đậu và Phan Đình Phùng
  • Phía tây giáp : các quận Ba Đình và Đống Đa với ranh giới là các phố Lý Nam Đế, Trần Phú, đường tàu, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn
  • Phía nam giáp : quận Hai Bà Trưng với ranh giới là các phố Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du
  • Phía đông giáp : quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng.

Quận Hoàn Kiếm có diện tích 5,35 km², là quận có diện tích nhỏ nhất tại thành phố Hà Nội. Dân số năm 2020 là 141.687 người.

Quận Hoàn Kiếm có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 18 phường : Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền.

2.4 Bản Đồ Hành Chính Quận Tây Hồ – Hà Nội

Quận Tây Hồ là một quận nội thành nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội. Tên quận được đặt theo tên của Hồ Tây, hồ nước tự nhiên lớn nhất của thành phố Hà Nội nằm trên địa bàn quận. Quận Tây Hồ có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
  • Phía tây giáp : quận Bắc Từ Liêm
  • Phía nam giáp : các quận Ba Đình (với ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Thanh Niên và đường Hoàng Hoa Thám), Cầu Giấy
  • Phía bắc giáp : huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.

Quận Tây Hồ có diện tích 24.38 km², dân số năm 2020 là 167.851 người.

Quận Tây Hồ có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Liên, Xuân La, Yên Phụ.

2.5 Bản Đồ Hành Chính Quận Long Biên – Hà Nội

Quận Long Biên nằm ở phía đông bắc thành phố Hà Nội. Cách trung tâm thành phố Hà Nội qua các cây cầu Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy. Đồng thời, Quận Long Biên là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, đồng thời là quận có diện tích lớn nhất của thủ đô Hà Nội. Quận có vị trí địa lý:

  • Phía đông và phía nam giáp : huyện Gia Lâm với ranh giới là sông Đuống và quốc lộ 1 mới
  • Phía tây giáp : quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
  • Phía tây nam giáp : quận Hoàng Mai với ranh giới là sông Hồng
  • Phía bắc giáp : huyện Đông Anh với ranh giới là sông Đuống.

Quận Long Biên có diện tích 60.09 km², dân số năm 2020 là 337.982 người.

Quận Long Biên có 14 phường trực thuộc, bao gồm các phường : Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.

2.6 Bản Đồ Hành Chính Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

Quận Hai Bà Trưng (thường được gọi tắt là Hai Bà) nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng
  • Phía tây giáp : quận Đống Đa với ranh giới là đường Lê Duẩn và đường Giải Phóng
  • Phía tây nam giáp : quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Giải Phóng và phố Vọng
  • Phía nam giáp : quận Hoàng Mai
  • Phía bắc giáp : quận Hoàn Kiếm với ranh giới là các phố Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du.

Quận Hai Bà Trưng có diện tích 10.26 km², dân số năm 2020 là 304.101 người.

Quận Hai Bà Trưng có 18 phường trực thuộc, gồm: Bách Khoa, Bạch Đằng, Bạch Mai, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.

2.7 Bản Đồ Hành Chính Quận Đống Đa – Hà Nội

Quận Đống Đa là một trong bốn quận nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Đây là quận có nhiều phường nhất của Hà Nội với 21 phường, tổng diện tích là 9,95 km². Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa. Quận có vị trí địa lý :

  • Phía bắc giáp : quận Ba Đình với ranh giới là các phố Nguyễn Thái Học, Giảng Võ, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành
  • Phía đông bắc giáp : quận Hoàn Kiếm với ranh giới là phố Lê Duẩn
  • Phía đông giáp : quận Hai Bà Trưng với ranh giới là phố Lê Duẩn, đường Giải Phóng và phố Vọng
  • Phía nam giáp : quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch
  • Phía tây giáp : quận Cầu Giấy với ranh giới là sông Tô Lịch.

Quận Đống Đa có diện tích 9.95 km², dân số năm 2020 là 376.709 người.

Quận Đống Đa có 21 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc, bao gồm 21 phường : Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.

2.8 Bản Đồ Hành Chính Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Quận Hoàng Mai nằm ở phía đông nam nội thành thành phố Hà Nội. Đây là quận có diện tích lớn thứ tư của thành phố (sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm) và có dân số đông nhất trong số 30 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. Quận Hoàng Mai có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : huyện Gia Lâm và quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng
  • Phía tây và phía nam giáp : huyện Thanh Trì
  • Phía bắc giáp : quận Hai Bà Trưng và quận Thanh Xuân.

Quận Hoàng Mai có diện tích 40.19 km², dân số năm 2020 là 540.732 người.

Quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.

2.9 Bản Đồ Hành Chính Quận Thanh Xuân – Hà Nội

Quận Thanh Xuân có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : quận Hai Bà Trưng với ranh giới là đường Giải Phóng và phố Vọng
  • Phía tây giáp : quận Nam Từ Liêm (với ranh giới là các phố Vũ Hữu và Lương Thế Vinh) và quận Hà Đông
  • Phía nam giáp : quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì
  • Phía bắc giáp : quận Đống Đa (với ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch) và quận Cầu Giấy.

Quận Thanh Xuân có diện tích 9.17 km², dân số năm 2020 là 293.292 người.

Quận Thanh Xuân có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường : Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình.

2.10 Bản Đồ Hành Chính Quận Nam Từ Niêm – Hà Nội

Quận Nam Từ Liêm là một quận nội thành nằm ở phía tây thành phố Hà Nội. Cách trung tâm thành phố 10 km. Quận có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : quận Cầu Giấy và quận Thanh Xuân
  • Phía tây giáp : huyện Hoài Đức
  • Phía nam giáp : quận Hà Đông
  • Phía bắc giáp : quận Bắc Từ Liêm.

Quận Nam Từ Niêm có diện tích 32.19 km², dân số năm 2020 là 282.444 người.

Quận Nam Từ Liêm có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: Cầu Diễn, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Mễ Trì, Trung Văn, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Phương Canh, Xuân Phương.

2.11 Bản Đồ Hành Chính Quận Bắc Từ Niêm – Hà Nội

Quận Bắc Từ Liêm là một quận nội thành nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 10 km về phía tây. Quận có vị trí địa lý :

  • Phía đông giáp : quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy
  • Phía tây giáp : huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức
  • Phía nam giáp : quận Nam Từ Liêm
  • Phía bắc giáp : huyện Đông Anh với ranh giới là sông Hồng.

Quận Bắc Từ Niêm có diện tích 45.35 km², dân số năm 2020 là 354.364 người.

Quận Bắc Từ Liêm có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đức Thắng, Đông Ngạc, Thụy Phương, Liên Mạc, Thượng Cát, Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.

2.12 Bản Đồ Hành Chính Quận Hà Đông – Hà Nội

Quận Hà Đông là một quận nội thành nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố Hà Nội và là cửa ngõ phía tây nam của thủ đô. Quận nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía Đông. Quận Hà Đông nguyên là thành phố Hà Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây. Quận có vị trí địa lý :

  • Phía đông giáp : huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân
  • Phía tây giáp : huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ với ranh giới tự nhiên là sông Đáy
  • Phía nam giáp : huyện Thanh Oai
  • Phía bắc giáp : huyện Hoài Đức và quận Nam Từ Liêm.

Quận Hà Đông có diện tích 49.64 km², dân số năm 2020 là 382.637 người.

Quận Hà Đông có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Yên Nghĩa, Dương Nội, Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Kiến Hưng, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu.

2.13 Bản Đồ Hành Chính Thị Xã Sơn Tây – Hà Nội

Thị xã Sơn Tây nằm ở phía tây bắc thành phố Hà Nội, là cửa ngõ phía tây của thủ đô, cách trung tâm thành phố 35 km về phía tây bắc theo Quốc lộ 32, cách trung tâm thành phố Hà Nội 45 km về phía tây. Thị xã có vị trí địa lý :

  • Phía đông giáp : huyện Phúc Thọ
  • Phía tây giáp : huyện Ba Vì
  • Phía nam giáp : huyện Thạch Thất
  • Phía bắc giáp : huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc với sông Hồng là ranh giới tự nhiên.

Thị Xã Sơn Tây có diện tích 117.20 km², dân số năm 2020 là 151.090 người.

Thị xã Sơn Tây gồm có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Xuân Khanh và 6 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Xuân Sơn.

2.14 Bản Đồ Hành Chính Huyện Sóc Sơn – Hà Nội

Huyện Sóc Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội. Cách trung tâm thành phố 25 km về phía bắc. Huyện có địa giới hành chính giáp ranh với nhiều tỉnh lân cận :

  • Phía đông giáp : huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (với ranh giới tự nhiên là sông Cầu) và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
  • Phía tây giáp : huyện Mê Linh (với ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ) và thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía nam giáp : huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ
  • Phía bắc giáp : thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Huyện Sóc Sơn có diện tích 305.51 km², dân số năm 2020 là 357.652 người.

Huyện Sóc Sơn có 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm thị trấn Sóc Sơn (huyện lỵ) và 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.

2.15 Bản Đồ Hành Chính Huyện Đông Anh – Hà Nội

Huyện Đông Anh nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 18 km. Huyện có vị trí địa lý :

  • Phía đông giáp : thành phố Từ Sơn và huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh
  • Phía tây giáp : huyện Mê Linh và huyện Đan Phượng
  • Phía nam giáp : huyện Gia Lâm, quận Long Biên với gianh giới là sông Đuống, sông Hồng là gianh giới tự nhiên với quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm
  • Phía bắc giáp : huyện Sóc Sơn với ranh giới là sông Cà Lồ.

Huyện Đông Anh có diện tích 185.68 km², dân số năm 2020 là 409.916 người.

Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm thị trấn Đông Anh (huyện lỵ) và 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.

2.16 Bản Đồ Hành Chính Huyện Gia Lâm – Hà Nội

Huyện Gia Lâm nằm ở phía đông của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
  • Phía tây giáp : quận Long Biên, quận Hoàng Mai và huyện Đông Anh
  • Phía nam giáp : huyện Thanh Trì và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
  • Phía bắc giáp : thành phố Từ Sơn và huyện Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Huyện Đông Anh có diện tích 116.64 km², dân số năm 2020 là 292.943 người.

Huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc. Bao gồm 2 thị trấn: Trâu Quỳ (huyện lỵ), Yên Viên và 20 xã: Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi, Đông Dư, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Yên Thường, Yên Viên (xã), Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu.

2.17 Bản Đồ Hành Chính Huyện Thanh Trì – Hà Nội

Huyện Thanh Trì là huyện ven đô nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 10 km về phía Nam. Huyện có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : huyện Gia Lâm và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên với ranh giới tự nhiên là Sông Hồng
  • Phía tây giáp : quận Hà Đông và quận Thanh Xuân
  • Phía nam giáp : huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín
  • Phía bắc giáp : quận Hoàng Mai với ranh giới tự nhiên là sông Tô Lịch.

Huyện Thanh Trì có diện tích 63.49 km², dân số năm 2020 là 288.839 người.

Huyện Thanh Trì có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm thị trấn Văn Điển (huyện lỵ) và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ.

2.18 Bản Đồ Hành Chính Huyện Mê Linh – Hà Nội

Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 29 km và có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : huyện Đông Anh và huyện Sóc Sơn
  • Phía tây giáp : huyện Phúc Thọ và huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía nam giáp : huyện Đan Phượng
  • Phía bắc giáp : thành phố Phúc Yên và huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Huyện Mê Linh có diện tích 141.29 km², dân số năm 2020 là 241.633 người.

Huyện Mê Linh có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm 2 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh và 16 xã: Đại Thịnh (huyện lỵ), Chu Phan, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Vạn Yên, Văn Khê.

2.19 Bản Đồ Hành Chính Huyện Ba Vì – Hà Nội

Huyện Ba Vì là một huyện miền núi cực tây của Hà Nội. Một phần ba diện tích tự nhiên phía nam của huyện là vùng vùng núi cao của dãy núi Ba Vì. Trung tâm huyện cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây bắc. Huyện có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : thị xã Sơn Tây và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Phía tây giáp : huyện Lâm Thao, huyện Tam Nông và huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (với ranh giới là sông Hồng và sông Đà).
  • Phía nam giáp : huyện Thạch Thất và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
  • Phía bắc giáp : thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với ranh giới là sông Hồng.

Huyện Ba Vì có diện tích 421.80 km², dân số năm 2020 là 305.933 người.

Huyện Ba Vì có 31 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm thị trấn Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Đông Quang, Đồng Thái, Khánh Thượng, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vân Hòa, Vạn Thắng, Vật Lại, Yên Bài.

2.20 Bản Đồ Hành Chính Huyện Phúc Thọ – Hà Nội

Huyện Phúc Thọ nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35 km về phía tây, nằm bên bờ hữu ngạn của cả hai con sông: sông Hồng và sông Đáy đều thuộc hệ thống sông Hồng. Huyện có vị trí địa lý:

  • Phía tây giáp : thị xã Sơn Tây
  • Phía bắc giáp : huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
  • Phía nam giáp : huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai
  • Phía đông giáp : huyện Đan Phượng, huyện Mê Linh và huyện Hoài Đức với ranh giới là sông Đáy.

Huyện Phúc Thọ có diện tích 118.50 km², dân số năm 2020 là 194.754 người.

Huyện Phúc Thọ có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm thị trấn Phúc Thọ (huyện lỵ) và 20 xã: Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Sen Phương, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Đình.

2.21 Bản Đồ Hành Chính Huyện Đan Phượng – Hà Nội

Huyện Đan Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Huyện có vị trí địa lý :

  • Phía đông giáp : huyện Đông Anh (với ranh giới là sông Hồng) và quận Bắc Từ Liêm
  • Phía nam giáp : huyện Hoài Đức
  • Phía tây giáp : huyện Phúc Thọ với ranh giới là sông Đáy
  • Phía bắc giáp : huyện Mê Linh với ranh giới là sông Hồng.

Huyện Đan Phượng có diện tích 77.83 km², dân số năm 2020 là 185.653 người.

Huyện Đan Phượng có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm thị trấn Phùng (huyện lỵ) và 15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu.

2.22 Bản Đồ Hành Chính Huyện Hoài Đức – Hà Nội

Huyện Hoài Đức nằm ở ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 16km. Huyện có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp : huyện Đan Phượng
  • Phía tây giáp : huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ với ranh giới là sông Đáy
  • Phía nam giáp : quận Hà Đông
  • Phía đông giáp : quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm.

Huyện Hoài Đức có diện tích 84.92 km², dân số năm 2020 là 257.633 người.

Huyện Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính trực thuộc. Bao gồm thị trấn Trạm Trôi (huyện lỵ) và 19 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở.

2.23 Bản Đồ Hành Chính Huyện Quốc Oai – Hà Nội

Huyện Quốc Oai nằm ở phía tây thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : huyện Hoài Đức và quận Hà Đông với ranh giới là sông Đáy
  • Phía tây giáp : huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  • Phía nam giáp : huyện Chương Mỹ
  • Phía bắc giáp : huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.

Huyện Quốc Oai có diện tích 151.22 km², dân số năm 2020 là 203.079 người.

Huyện Quốc Oai có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm thị trấn Quốc Oai (huyện lỵ) và 20 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn, Đông Xuân

2.24 Bản Đồ Hành Chính Huyện Thạch Thất – Hà Nội

Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km, Là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Huyện có vị trí địa lý :

  • Phía đông giáp : huyện Phúc Thọ
  • Phía tây giáp : huyện Ba Vì và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
  • Phía nam giáp : huyện Quốc Oai và huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  • Phía bắc giáp : thị xã Sơn Tây

Huyện Thạch Thất có diện tích 187.53 km², dân số năm 2020 là 223.844 người.

Huyện Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm thị trấn Liên Quan (huyện lỵ) và 22 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.

2.25 Bản Đồ Hành Chính Huyện Chương Mỹ – Hà Nội

Huyện Chương Mỹ nằm giữa rìa phía tây nam thành phố Hà Nội. Huyện cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Tây Nam. Huyện có vị trí địa lý :

  • Phía đông giáp : quận Hà Đông và huyện Thanh Oai với ranh giới tự nhiên là sông Đáy
  • Phía tây giáp : huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  • Phía nam giáp : huyện Mỹ Đức và huyện Ứng Hòa
  • Phía bắc giáp : huyện Quốc Oai.

Huyện Chương Mỹ có diện tích 237.48 km², dân số năm 2020 là 347.564 người.

Huyện Chương Mỹ có 32 đơn vị hành chính trực thuộc. Bao gồm 2 thị trấn: Chúc Sơn (huyện lỵ), Xuân Mai và 30 xã: Đại Yên, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Đồng Lạc, Đồng Phú, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Tiên Phương, Tốt Động, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên, Thụy Hương, Thượng Vực, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên, Văn Võ.

2.26 Bản Đồ Hành Chính Huyện Thanh Oai – Hà Nội

Huyện Thanh Oai nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15 km, có vị trí địa lý :

  • Phía đông giáp : huyện Thường Tín
  • Phía tây giáp : huyện Chương Mỹ
  • Phía nam giáp : huyện Ứng Hòa và huyện Phú Xuyên
  • Phía bắc giáp : quận Hà Đông và huyện Thanh Trì.

Huyện Thanh Oai có diện tích 124.47 km², dân số năm 2020 là 227.541 người.

Huyện Thanh Oai có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm thị trấn Kim Bài (huyện lỵ) và 20 xã: Bích Hòa, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương.

2.27 Bản Đồ Hành Chính Huyện Thường Tín – Hà Nội

Huyện Thường Tín nằm ở phía nam thành phố Hà Nội. Cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Huyện có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên với ngăn cách tự nhiên là sông Hồng.
  • Phía nam giáp : huyện Phú Xuyên
  • Phía tây giáp : huyện Thanh Oai
  • Phía bắc giáp : huyện Thanh Trì.

Huyện Thường Tín có diện tích 130.13 km², dân số năm 2020 là 262.222 người.

Huyện Thường Tín có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm thị trấn Thường Tín (huyện lỵ) và 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Khánh Hà, Hồng Vân, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo.

2.28 Bản Đồ Hành Chính Huyện Phú Xuyên – Hà Nội

Huyện Phú Xuyên nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài hơn 60 km và cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 110 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : huyện Khoái Châu và huyện Kim Động thuộc tỉnh Hưng Yên với ranh giới là sông Hồng
  • Phía tây giáp : huyện Ứng Hòa
  • Phía nam giáp : thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  • Phía bắc giáp : huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai.

Huyện Phú Xuyên có diện tích 173.56 km², dân số năm 2020 là 229.847 người.

Huyện Phú Xuyên có 27 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm 2 thị trấn: Phú Xuyên (huyện lỵ), Phú Minh và 25 xã: Bạch Hạ, Châu Can, Chuyên Mỹ, Đại Thắng, Đại Xuyên, Hoàng Long, Hồng Minh, Hồng Thái, Khai Thái, Minh Tân, Nam Phong, Nam Tiến, Nam Triều, Phú Túc, Phú Yên, Phúc Tiến, Phượng Dực, Quang Lãng, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Tri Thủy, Tri Trung, Văn Hoàng, Vân Từ.

2.29 Bản Đồ Hành Chính Huyện Ứng Hòa – Hà Nội

Huyện Ứng Hoà nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội. Huyện có địa giới hành chính:

  • Phía bắc giáp : huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai
  • Phía nam giáp : huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
  • Phía tây giáp : huyện Mỹ Đức với ranh giới là Sông Đáy
  • Phía đông giáp : huyện Phú Xuyên và thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Huyện Ứng Hòa có diện tích 188.24 km², dân số năm 2020 là 212.224 người.

Huyện Ứng Hòa có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm thị trấn Vân Đình (huyện lỵ) và 28 xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội.

2.30 Bản Đồ Hành Chính Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Huyện Mỹ Đức nằm ở phía tây nam thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 52 km theo đường Quốc lộ 21B. Huyện có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp : huyện Ứng Hòa với ranh giới tự nhiên là sông Đáy
  • Phía tây giáp : huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  • Phía nam giáp : huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
  • Phía bắc giáp : huyện Chương Mỹ.

Huyện Mỹ Đức có diện tích 226.31 km², dân số năm 2020 là 203.778 người.

Huyện Mỹ Đức gồm 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm thị trấn Đại Nghĩa (huyện lỵ) và 21 xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Hương Sơn, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá.

3. Bản Đồ Quy Hoạch Tổng Thể Thành Phố Hà Nội

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn, việc triển khai công tác lập các đồ án quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2000- 1/5000 để triển khai cụ thể hóa Quy hoạch chung các đô thị vệ tinh là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết, là cơ sở để đề xuất, triển khai thực hiện các dự án đầu tư (đầu tư công, đầu tư ngoài ngân sách) phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Hiện nay, việc triển khai công tác này còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch của thành phố.

3.1 Bản Đồ Quy Hoạch Thành Phố Hà Nội Đến Năm 2030

Vào tháng 7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Hà Nội 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch Hà Nội 2030 là trung tâm đầu não chính trị, hành chính của cả nước, đô thị loại đặc biệt; là trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Do vậy, Sở Quy hoạch – Kiến trúc và các đơn vị liên quan cần tập trung thực hiện với tiến độ nhanh nhất, trên nguyên tắc bảo đảm tuân thủ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch chung các đô thị vệ tinh đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố phê duyệt.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố giao: Sở Quy hoạch – Kiến trúc cùng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, các sở, ngành thành phố và UBND các huyện, thị xã có liên quan khẩn trương tổ chức rà soát, hoàn thành việc lập các quy hoạch phân khu đô thị (cấp độ 2) triển khai cụ thể hóa 5 Quy hoạch chung đô thị vệ tinh với các yêu cầu, nội dung:

Đô Thị Hòa Lạc

Viện Quy hoạch xây dựng khẩn trương đẩy nhanh tiến độ lập nhiệm vụ và đồ án các quy hoạch phân khu đô thị (gồm cả khu vực đô thị, khu chức năng…) đồng bộ tổng thể đô thị Hòa Lạc. Sở Quy hoạch – Kiến trúc thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định; báo cáo kết quả về UBND thành phố trong tháng 4-2022 (dự kiến phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trong tháng 5-2022).

Đô Thị Xuân Mai

Viện Quy hoạch xây dựng khẩn trương giải quyết những vướng mắc đối với khu vực quân đội và những vấn đề còn tồn tại; hoàn thành các quy hoạch phân khu đô thị. Sở Quy hoạch – Kiến trúc thẩm định, báo cáo UBND thành phố (dự kiến phê duyệt trong tháng 5-2022).

Đô Thị Phú Xuyên

Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng khẩn trương hoàn thiện, củng cố hồ sơ đồ án quy hoạch, thủ tục pháp lý để trình UBND thành phố phê duyệt ngay sau khi được Thành ủy xem xét, thông qua chủ trương (dự kiến phê duyệt trong tháng 5-2022).

Đô Thị Sơn Tây

Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng cùng UBND thị xã Sơn Tây khẩn trương nghiên cứu lập, thẩm định các quy hoạch phân khu đô thị theo đúng nhiệm vụ, chủ trương đã được UBND thành phố giao theo phương án: Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tổ chức lập quy hoạch phân khu đô thị có ranh giới nằm trên 2 địa phương (thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì); UBND thị xã Sơn Tây tổ chức lập các quy hoạch phân khu đô thị còn lại (trên cơ sở rà soát, nếu có); xác định rõ quy mô, ranh giới, tiến độ lập; báo cáo kết về UBND thành phố (dự kiến phê duyệt trong tháng 9-2022).

Đô Thị Sóc Sơn

Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì, cùng Viện Quy hoạch xây dựng, UBND huyện Sóc Sơn trên cơ sở chỉ đạo của UBND thành phố, rà soát pháp lý lập quy hoạch, khối lượng đồ án quy hoạch đã thực hiện và thực tiễn triển khai; báo cáo đề xuất phương án tổ chức lập quy hoạch phân khu đô thị để bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tiến độ nhanh nhất; báo cáo UBND thành phố (dự kiến phê duyệt trong tháng 9-2022).

3.2 Bản Đồ Giao Thông Thành Phố Hà Nội

Hiện nay, Hà Nội là trung tâm của mạng lưới giao thông bao gồm đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt và hàng không ở phía Bắc. Mệnh danh là một trong hai vùng đất hứa của Việt Nam. Vậy nên không quá ngạc nhiên khi Hà Nội sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ và phát triển từ đường bộ, đường sắt, đường thủy đến đường hàng không.

Đường Bộ

Hà Nội thừa hưởng một phần của các tuyến quốc lộ, trong đó có quốc lộ 1A chạy xuyên Việt từ Bắc vào Nam, quốc lộ 2 đi Hà Giang, quốc lộ 3 đi Bắc Kạn – Cao Bằng – Thái Nguyên, quốc lộ 5 về thành phố Hải Phòng, quốc lộ 6 và quốc lộ 32 đi các tỉnh phía Tây Bắc Bộ, quốc lộ 17 đến tỉnh Quảng Ninh, quốc lộ 21 về tỉnh Nam Định.

Ngoài ra, có nhiều tuyến đường cao tốc chạy qua địa phận thành phố Hà Nội. Điển hình như Đại lộ Thăng Long, cao tốc nối Hà Nội với Lạng Sơn, với Hải Phòng, với Lào Cai, với Thái Nguyên, với Hòa Bình.

Theo thống kê, Hà Nội có hơn 16.000km đường bộ đã được xây dựng. Ngoài ra, hàng loạt dự án cũng đang được lên phương án để đầu tư xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và vận tải.

Có thể kể đến nhiều dự án quan trọng như sau:

  • Đường vành đai 1; vành đai 2; vành đai 2,5; vành đai 3 và vành đai 4.
  • Cao tốc (Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Hạ Long; Hà Nội – Thái Nguyên; Hà Nội – Bắc Giang; Nội Bài – Lào Cai; …).
  • Cầu (Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Chương Dương, Thanh Trì, Thăng Long, …).
  • Bến xe: Bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình có nhiệm vụ chở khách và hàng hóa đi các tỉnh trong cả nước.
  • Xe buýt công cộng: Toàn thành phố có hơn 100 tuyến xe buýt nội thành; 12 tuyến buýt liên tỉnh và 1 tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã – BX.Yên Nghĩa.

Đường Sắt

Đường sắt Hà Nội gồm có 2 thành phần: đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị.

Ga Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của ngành vận tải đường sắt phía Bắc. Hiện nay có 5 tuyến đường sắt đang được khai thác tại đây:

  • Đường sắt Bắc Nam.
  • Đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
  • Đường sắt Hà Nội – Quan Triều.
  • Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng.
  • Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.

Đối với đường sắt đô thị, Hà Nội đã quy hoạch 9 tuyến với tổng chiều dài trên 300km. Hiện nay, đang có 2 dự án xây dựng là tuyến 2A Cát Linh – Hà Đông và tuyến số 3 Nhổn – Ga Hà Nội.

Danh sách 9 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội:

  • Tuyến số 1 gồm 2 nhánh: Ngọc Hồi – Ga trung tâm Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên và Gia Lâm – Dương Xá (Phú Thụy).
  • Tuyến số 2: Nội Bài – Nam Thăng Long – Hoàng Quốc Việt với chiều dài khoảng 42km.
  • Tuyến 2A: Cát Linh – Ngã Tư Sở – Hà Đông với chiều dài khoảng 14km.
  • Tuyến số 3: Trôi – Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai với chiều dài khoảng 26km.
  • Tuyến số 4: Mê Linh – Đông Anh – Cổ Nhuế – Liên Hà với chiều dài khoảng 54km.
  • Tuyến số 5: Văn Cao – Đại lộ Thăng Long – Hòa Lạc với chiều dài khoảng 39km.
  • Tuyến số 6: Nội Bài – Hà Đông – Ngọc Hồi với chiều dài khoảng 43km.
  • Tuyến số 7: Mê Linh – Vân Canh – Dương Nội với chiều dài khoảng 28km.
  • Tuyến số 8: Sơn Đồng – Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) – vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá với chiều dài khoảng 37km.

Đường Thủy

Hà Nội có nhiều con sông lớn chảy qua như: sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Lừ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu… Vì vậy, tiềm năng phát triển mạng lưới giao thông đường thủy là rất lớn.

Hiện Nay, có 2 bến tàu quan trong trọng kết nối giao thông và vận chuyển hàng hóa tại Hà Nội đó là bến Phà Đen đi Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại. Theo đề án Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, sẽ có 4 cảng sông đầu mối được xây dựng:

  • Cảng đầu mối phía Nam: Khuyến Lương trên sông Hồng.
  • Cảng đầu mối phía Đông: Phù Đổng trên sông Đuống.
  • Cảng đầu mối phía Tây: Sơn Tây trên sông Hồng.
  • Cảng đầu mối phía Bắc: Tầm Xá (sông Hồng) và Đa Phúc (sông Công).

Ngoài những cảng chính, cũng sẽ nâng cấp và xây dựng những cảng nhỏ để nâng cao sức cạnh tranh, thu hút hàng hóa làm động lực phát triển kinh tế cho vùng đồng bằng Bắc bộ.

Đường Hàng Không

Hà Nội đang có 2 sân bay được sử dụng với mục đích vận tải hành khách, vận tải hàng hóa là sân bay Nội Bài, sân bay Gia Lâm – Long Biên. Ngoài ra, sân bay Hòa Lạc – Thạch Thất và sân bay Miếu Môn – Chương Mỹ sử dụng với mục đích quân sự.

Sân bay Nội Bài đang là cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc. Có 5 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế đang khai thác các chuyến bay đi và đến.Năm 2019, sân bay phục vụ hơn 29 triệu lượt hành khách; đông thứ hai sau sân bay Tân Sơn Nhất với hơn 40 triệu lượt.

Hiện nay, đang có chủ trương mở rộng nhà ga hành khách T2, xây mới nhà ga T3, T4; xây mới, nâng cấp đường băng, bãi đỗ nhằm đưa Nội Bài trở thành một trong những trạm trung chuyển hàng không lớn nhất Đông Nam Á.

3.3 Bản Đồ Tuyến Xe Buýt (Bus) Thành Phố Hà Nội

Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam, để việc đi lại diễn ra thuận tiện hơn cho những ai chưa quen đường xá ở Hà Nội thì có thể lựa chọn phương tiện là xe buýt. Chỉ cần truy cập vào bản đồ Hà Nội online và chọn xem bản đồ của xe buýt là có thể chọn chuyến xe buýt phù hợp với nơi mình muốn đến.

4. Bản Đồ Du Lịch Thành Phố Hà Nội

Hãy cùng nhau điểm qua một số địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Nội không thể bỏ qua.

4.1 Du Lịch Hồ Gươm Hà Nội

Nếu đã đặt chân đến Hà Nội thì không thể không đặt chân đến Hồ Gươm. Hồ Gươm hay còn gọi Hồ Hoàn Kiếm được xem như là trái tim của Hà Nội. Hãy đi dạo xung quanh bờ hồ, bạn sẽ cảm nhận được nét đẹp cổ kính pha lẫn một chút hiện đại của Hà Nội. Bên cạnh hồ còn có chùa Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn, có tháp Hòa Phong,…

4.2 Tham Quan Quảng Trường Ba Đình – Lăng Bác

Nơi đây là trung tâm chính trị của Việt Nam, với nhà Quốc hội, bảo tàng Hồ Chí Minh,… Đặc biệt đây Lăng Bác là nơi lưu giữ thi hài của Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta. Khi đến đây, bạn cần lưu ý ăn mặc chỉnh tề, tuân thủ theo các quy định trong lăng, giữ gìn trật tự, trang nghiêm. Nếu lần đầu đến Hà Nội và đang lúng túng không biết đường đi tới Lăng Bác thì bạn có trả tra google map Hà Nội để di chuyển dễ dàng hơn.

4.3 Du Lịch Phố Cổ Hà Nội

Đây là nơi tập trung đông dân cư của 36 phố phường chuyên bán một mặt hàng nhất định. Lang thang trong khu phố, bạn có thể thưởng thức nhiều món ngon đặc sản Hà thành như bún chả, phở Bát Đàn, bún ốc,…chúng sẽ giúp cho chuyến đi của bạn đáng nhớ hơn.

4.4 Tham Quan Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ lớn là nơi lui tới của không ít các tin đồ theo đạo mà còn thu hút các bạn trẻ tụ tập lại đây để check in. Nhờ được thiết kế theo phong cách châu Âu, có nhiều cửa sổ và mái vòm cao.

4.5 Du Lịch Hồ Tây

Được coi là “sân khấu khổng lồ soi bóng trời mây và cảnh quan của thành phố”. Xung quanh với các hàng cây xanh, gió thổi mát rười rượi. Chiều chiều, lang thang đi dạo đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàng hôn bên hồ Tây đẹp nao nức lòng người.

5. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Thành Phố Hà Nội

Trước khi có tên gọi như hiện nay, Hà Nội đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Tên gọi “Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà Nội được thành lập ở Bắc Thành. “Hà Nội” viết bằng chữ Hán là “河內”, nghĩa là “bao quanh bởi các con sông”, tên gọi này phản ánh vị trí địa lý của tỉnh Hà Nội. Tỉnh này nằm giữa hai con sông là sông Nhị (sông Hồng) ở phía đông bắc và sông Thanh Quyết (sông Đáy) ở phía tây nam

5.1 Bản Đồ Thành Phố Hà Nội Qua Các Thời Kỳ

Trước khi trở thành Thủ đô nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Hà Nội đã trải qua rất nhiều thời kỳ bị đô hộ, xâm chiếm và mở rộng địa lý. Bởi thế mà diện tích, hình ảnh bản đồ cũng có thay đổi ít nhiều. Cùng xem lại bản đồ Hà Nội xưa để thấy rõ sự thay đổi nhé

Bài viết trên Nhaphodongnai.com đã cập nhật đầy đủ bản đồ hành chính Thành Phố Hà Nội và 30 Quận, Huyện, Thị Xã trực thuộc hiện nay. Hi vọng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về Thành Phố Hà Nội ngàn năm văn hiến. Cảm ơn quý khách đã tham khảo bài viết này !!! Anh/chị có thể xem về bản đồ bản đồ các quận huyện thành phố Hà Nội ngay bên dưới :

Bản Đồ Hà Nội | Quận Ba Đình | Quận Bắc Từ Liêm | Quận Cầu Giấy | Quận Đống Đa | Quận Hà Đông | Quận Hai Bà Trưng | Quận Hoàn Kiếm | Quận Hoàng Mai | Quận Long Biên | Quận Nam Từ Liêm | Quận Tây Hồ | Quận Thanh Xuân | Thị Xã Sơn Tây | Huyện Ba Vì | Huyện Chương Mỹ | Huyện Đan Phượng | Huyện Đông Anh | Huyện Gia Lâm | Huyện Hoài Đức | Huyện Mê Linh | Huyện Mỹ Đức | Huyện Phú Xuyên | Huyện Phúc Thọ | Huyện Quốc Oai | Huyện Sóc Sơn | Huyện Thạch Thất | Huyện Thanh Oai | Huyện Thanh Trì | Huyện Thường Tín | Huyện Ứng Hòa |

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Bản đồ Hanh Chinh Thành Phố Hà Nội Mới Nhất