Bản đồ Hành Chính Thị Xã Tân Uyên & Thông Tin Quy Hoạch 2022

LINK TẢI NHANH File PDF CAD Bản đồ Hành chính Thị xã Tân Uyên mới nhất (42M)

Bản đồ Tân Uyên hay bản đồ hành chính các phường, xã tại Thị xã Tân Uyên, giúp bạn tra cứu thông tin địa lý về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn Tân Uyên.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin bản đồ quy hoạch TX Tân Uyên đến năm 2020 từ nguồn uy tín, được cập nhật mới năm 2023.

Mục lục [Ẩn]

1. Sơ lược về Thị xã Tân Uyên 2. Bản đồ hành chính Thị xã Tân Uyên khổ lớn 3. Thông tin quy hoạch Thị xã Tân Uyên đến năm 2030 3.1. Cơ sở thành lập thị xã Tân Uyên 3.2. Tổng quan về quy hoạch Thị xã Tân Uyên 3.3. Quy mô dân số và đất xây dựng 3.4. Quy hoạch không gian, cảnh quan đô thị 3.5. Quy hoạch các khu chức năng ngoài đô thị 3.6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật 3.7. Hệ thống giao thông trong đô thị 3.8. Quy hoạch sử dụng đất Thị xã Tân Uyên 4. Tân Uyên phấn đấu đạt đô thị loại II

Sơ lược về Thị xã Tân Uyên

Thị xã Tân Uyên nằm ở phía Đông của tỉnh Bình Dương, được quy hoạch với diện tích đất 192,50 km² chia làm 12 đơn vị hành chính, trong đó có 10 phường và 2 xã, trên địa bàn thị xã có sông Đồng Nai chảy qua.

Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương đã thống nhất chủ trương xây dựng đề án thành lập thêm 02 thành phố là thành phố Tân Uyên và Bến Cát. Dự kiến đến năm 2023, trên địa bàn tỉnh Dương sẽ có 5 thành phố gồm: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên.

Tuy tài nguyên thiên nhiên của Tân Uyên không phong phú, đa dạng, nhưng với lợi thế nắm vị trí, địa lý đặc biệt, thị xã Tân Uyên trở thành địa bàn quan trọng của Tỉnh cả về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, xã hội.

Thị xã Tân Uyên có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với vùng đất miền Đông Nam bộ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, bao thế hệ người Việt Nam trên mọi miền đất nước đã về đây khai hoang, lập ấp, dựng làng, mở mang đất đai để sinh sống và sản xuất; nhiều phong tục, tập quán đã được du nhập tạo nên nền văn hóa đa dạng.

Tiếp giáp địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Bắc Tân Uyên và tỉnh Đồng Nai
  • Phía tây giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát
  • Phía nam giáp các thành phố Dĩ An, Thuận An và tỉnh Đồng Nai
  • Phía bắc giáp huyện Bắc Tân Uyên.
Bản đồ thị xã Tân Uyên ở vệ tinh
Bản đồ thị xã Tân Uyên ở vệ tinh

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Tân Uyên 192,50 km², dân số năm 2019 khoảng 370.512 người, đây là thị xã có dân đông nhất cả nước. Trong đó, ở Thành thị có 251.694 người (68%); ở Nông thôn có 118.818 người (32%), mật độ dân số đạt 1.925 người/km².

+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2023, Thị xã Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính, gồm 10 phường: Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân và 2 xã: Bạch Đằng, Thạnh Hội.

Trong đó, 2 xã Bạch Đằng và Thạnh Hội là 2 cù lao nằm trên sông Đồng Nai.

Bản đồ thị xã Tân Uyên ở nền tảng Open Street Map
Bản đồ thị xã Tân Uyên ở nền tảng Open Street Map

Bản đồ hành chính Thị xã Tân Uyên khổ lớn

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính thị xã Tân Uyên
Bản đồ hành chính thị xã Tân Uyên

Thông tin quy hoạch Thị xã Tân Uyên đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Uyên được phê duyệt từ năm 2012, địa phương đã có nhiều điều chỉnh về hành chính, kinh tế, xã hội, tuy nhiên vẫn bám sát vào các cơ sở mà quy hoạch Bình Dương đến năm 2020 thông qua. Điển hình nhất là tách huyện thành thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên.

Do đó, bản đồ quy hoạch Tân Uyên hiện nay thể hiện những mục tiêu thiết lập lại một đô thị mới, phát huy thế mạnh sẵn có và trở thành một trong đầu mối quan trọng trong giao thông, kinh tế của tỉnh; dựa trên đồ án quy hoạch Nam Tân Uyên trước đó.

Cơ sở thành lập thị xã Tân Uyên

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về việc thành lập thị xã Tân Uyên và các phường thuộc thị xã Tân Uyên. Cụ thể:

  • Thành lập thị xã Tân Uyên trên cơ sở tách 3 thị trấn Uyên Hưng, Thái Hòa, Tân Phước Khánh và 9 xã Khánh Bình, Hội Nghĩa, Vĩnh Tân, Thạnh Phước, Tân Hiệp, Phú Chánh, , Thạnh Hội, Bạch Đằng, Tân Vĩnh Hiệp thuộc huyện Tân Uyên
  • Chuyển 3 thị trấn: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa và 3 xã: Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình thành 6 phường có tên tương ứng.
  • Ngày 10 tháng 1 năm 2020, chuyển 4 xã: Hội Nghĩa, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Vĩnh Tân thành 4 phường có tên tương ứng.
  • Phần còn lại của huyện Tân Uyên được đổi tên thành huyện Bắc Tân Uyên (Xem thêm bản đồ quy hoạch huyện Bắc Tân Uyên).

Trong đó, phường Tân Hiệp thuộc thị xã Tân Uyên thành lập dựa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Tân Hiệp. Xã này trước đây có có 2.829 ha diện tích tự nhiên, tuy nhiên sau đó điều chỉnh 229,63 ha diện tích tự nhiên của xã Tân Hiệp về Thành phố Thủ Dầu Một quản lý (nay thuộc một phần phường Phú Tân) theo Nghị quyết số 36/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên và huyện Bến Cát.

Tổng quan về quy hoạch Thị xã Tân Uyên

Vị trí, quy mô và tính chất đô thị: Thị xã Tân Uyên nằm ở khu vực phía Đông của tỉnh Bình Dương, có diện tích 19.249,20ha.

  • Đông giáp: sông Đồng Nai, bên kia sông là tỉnh Đồng Nai.
  • Tây giáp: đô thị Thủ Dầu Một và đô thị Nam Bến Cát.
  • Nam giáp: Đô thị Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An và thị xã Thuận An.
  • Bắc giáp: các xã Tân Bình, Bình Mỹ, Tân Lập thuộc huyện bắc Tân Uyên.

Đến năm 2030, Thị xã Tân Uyên được xác định là đô thị công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Sau năm 2030 sẽ là đô thị dịch vụ - công nghiệp - du lịch; đầu mối giao thông đường bộ và cảng quan trọng của Bình Dương. Phấn đấu tới năm 2030 sẽ trở thành đô thị loại I.

Quy mô dân số và đất xây dựng

+ Đến năm 2020, dân số đô thị khoảng 270.000 người. Trong đó: dân số nội thị là 207.900 người và dân số ngoại thị là 62.100 người. Diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 3.510ha.

+ Đến năm 2030, dân số đô thị khoảng 400.000 người. Trong đó: dân số nội thị là 344.000 người và dân số ngoại thị là 56.000 người. Diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 5.200ha.

PHÓNG TO

Phối cảnh tổng hợp định hướng phát triển không gian thị xã Tân Uyên
Phối cảnh tổng hợp định hướng phát triển không gian thị xã Tân Uyên

Quy hoạch không gian, cảnh quan đô thị

+ Tăng cường kết nối chặt chẽ với các đô thị khác của Bình Dương và các tỉnh thành xung quanh, đặc biệt kết nối về không gian với thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai).

+ Đô thị cảng - du lịch Tân Ba - Cù lao Thạnh Hội là đô thị quan trọng của đô thị Nam Tân Uyên, phát triển về cảng hàng hóa, khu đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.

+ Từng bước chuyển đổi chức năng, cơ cấu sử dụng đất để phát triển đô thị và các khu công nghiệp tập trung.

+ Các không gian đô thị bên trong đô thị bao gồm: các khu vực chỉnh trang, các khu vực xây mới và những khu biệt thự vườn ven sông Đồng Nai.

+ Phát huy và bảo tồn cảnh quan đặc trưng, cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề tổ chức không gian đô thị sinh thái. Phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hài hòa giữa không gian xây dựng và không gian cảnh quan, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

+ Xây dựng biểu tượng hoặc các khối công trình kiến trúc ấn tượng cho đô thị tại cửa ngõ đô thị (điểm đầu các tuyến đường chính đô thị kết nối với khu vực xung quanh).

+ Xây dựng các tổ hợp kiến trúc cao tầng: tại các khu trung dịch vụ tổng hợp cao cấp để tạo không gian kiến trúc, tiết kiệm đất xây dựng và nâng mật độ dân cư.

+ Hình thành kiến trúc đô thị dọc các đường chính đô thị như: Đại lộ Thủ Dầu Một - Uyên Hưng, Đại lộ Nam Tân Uyên, ĐT746, ĐT747A, ĐT747B.

Sông Đồng Nai và suối Cái là trục cảnh quan quan trọng, cần phải được cải tạo và khai thác thành cảng hàng hóa, bên du lịch công viên, trồng cây xanh cách ly bảo vệ ven sông, có những đoạn cần được xây dựng cần kè bờ để tránh sạt lở và tăng vẻ đẹp mỹ quan cho đô thị.

Định hướng phát triển các tuyến du lịch văn hoá lịch sử và xây dựng các vùng bảo vệ cảnh quan
Định hướng phát triển các tuyến du lịch văn hoá lịch sử và xây dựng các vùng bảo vệ cảnh quan

PHÓNG TO

Quy hoạch các khu chức năng ngoài đô thị

+ Duy trì các khu - cụm công nghiệp tại các vị trí hiện hữu như: Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Khu công nghiệp Tân Bình, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 2, cụm công nghiệp - dịch vụ Uyên Hưng, cụm công nghiệp Thành phố Đẹp, cụm công nghiệp Thái Hòa, các khu sản xuất hiện hữu tại Khánh Bình, Hội Nghĩa.

+ Tập trung tại các khu công nghiệp và cảng sông Thạnh Phước.

+ Định hướng quy hoạch các công viên - văn hóa thể thao tại các khu vực đất thấp ven sông Đồng Nai và suối Cái, suối Con, suối Thợ Ụt, suối Bà Phó, suối Ông Đông, rạch cầu Ông Hựu, rạch Tổng Bảng, suối Bà Tùng,...

+ Khai thác các sông, suối để tổ chức các khu vui chơi giải trí.

+ Cảng vận chuyển hàng hóa: cảng sông Thạnh Phước.

+ Định hướng quy hoạch các bến tàu hành khách - du lịch trên sông Đồng Nai: cù lao Bạch Đằng, cù lao Thạnh Hội.

PHÓNG TO

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Giao thông kết nối ngoài đô thị

Về đường bộ: Đường ĐT742, ĐT746, ĐT747A, ĐT747B (mặt cắt 3-3): lộ giới rộng 42m. Trong đó: nền đường rộng 2x12m, dải phân cách rộng 2m, vỉa hè rộng 2x8m. Chỉ giới đường đỏ là 21m

+ Đường Vành đai 4 (mặt cắt 1-1): lộ giới rộng 74,5m. Trong đó: dải phân cách giữa rộng 3m, nền đường chính rộng 2x18,75m, đường gom rộng 2x8m, dải phân cách giữa đường chính và đường gom rộng 2x2 m, vỉa hè rộng 2x7m. Chỉ giới đường đỏ rộng 37,25m (tính từ tim đường).

+ Đại lộ Nam Tân Uyên, Đại lộ Thủ Dầu Một - Uyên Hưng - Biên Hòa, (mặt cắt 2-2): lộ giới rộng 74m. Trong đó: dải phân cách giữa rộng 8m (để có thể bố trí đường sắt đô thị), nền đường chính rộng 2x15m, đường gom rộng 2x8m, dải phân cách giữa đường chính và đường gom rộng 2x2 m, vỉa hè rộng 2x8m. Chỉ giới đường đỏ rộng 37m (tính từ tim đường).

+ Quy hoạch Bến xe khách tại Uyên Hưng và Thái Hòa: quy mô diện tích 1,5-2 ha; Bến xe khách tại Hội nghĩa: quy mô 2 ha.

+ Các khu - cụm công nghiệp phải dành quỹ đất để bố trí bãi đậu xe tải với tỷ lệ 1ha/100ha đất của toàn khu - cụm công nghiệp.

Về đường sắt: Đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh đi ngang qua thị xã Tân Uyên ở phía Đông của Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương, giao cắt khác với các đường ngang của đô thị.

Về đường thủy: Cảng Thạnh Phước: quy mô 64ha, gồm 16 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu và xà lan từ 1000 - 2000 tấn. Công suất bốc dỡ của cảng bình quân đạt 5 triệu tấn/năm.

+ Xây dựng các bến thủy chở khách tại cù lao Thạnh Hội và cù lao Bạch Đằng để phục vụ nhu cầu giao thông đi lại và du lịch.

PHÓNG TO

Phối cảnh các tổ chức đô thị ở thị xã Tân Uyên
Phối cảnh các tổ chức đô thị ở thị xã Tân Uyên

Hệ thống giao thông trong đô thị

+ Đại lộ Nam Tân Uyên, Đại lộ Thủ Dầu Một - Uyên Hưng - Biên Hòa, ĐT742, ĐT746, ĐT747A và ĐT747B cũng là các đường trục chính đô thị

+ Đường từ Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương đi cảng Thạnh Phước (mặt cắt 2-2): lộ giới rộng 74m. Chỉ giới đường đỏ rộng 37m.

+ Đường trục đô thị (đường TĐT, mặt cắt 4-4), bao gồm đường TĐT số 1, đường TĐT số 2, đường TĐT số 3, đường TĐT số 4, đường TĐT số 4B, đường TĐT số 5, đường TĐT số 6, đường TĐT số 7, đường TĐT số 8: lộ giới rộng 41m.

+ Đường liên khu vực (mặt cắt 5-5): lộ giới rộng 33m. Trong đó: dải phân cách rộng 2m, nền đường rộng 2x8,5m, vỉa hè rộng 2x7m. Chỉ giới đường đỏ rộng 16,5m.

+ Đường chính khu vực (mặt cắt 6-6): lộ giới rộng 33m. Trong đó: nền đường rộng 14m, vỉa hè rộng 7m. Chỉ giới đường đỏ rộng 14m.

+ Bố trí bãi đậu xe trong các khu đô thị, đơn vị ở, nhóm nhà ở, khu - cụm công nghiệp, với chỉ tiêu diện tích giao thông tĩnh khoảng 3,5m2/người.

PHÓNG TO

Sơ đồ phân vùng kiến trúc đô thị Tân Uyên
Sơ đồ phân vùng kiến trúc đô thị Tân Uyên

Quy hoạch sử dụng đất Thị xã Tân Uyên

Theo đồ án quy hoạch, Thị xã Tân Uyên tập trung phần lớn quỹ đất cho việc chỉnh trang đô thị, hoàn thiện các trung tâm hành chính dịch vụ và phát triển các dự án nhà ở, dự án du lịch địa phương. Cụ thể:

  • Hình thành trung tâm đô thị tổng hợp đô thị Nam Tân Uyên tại Uyên Hưng; trung tâm - khu phố thương mại tại thị trấn Thái Hòa, Tân Phước Khánh; trung tâm thương mại hiện đại mới phục vụ công nhân tại các khu - cụm công nghiệp.
  • Tạo quỹ đất, từng bước hình thành trung tâm hành chính dịch vụ của các phường.
  • Khuyến khích chuyển đổi sản xuất hoặc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các cơ sở công nghiệp ngoài khu - cụm công nghiệp thành các cơ sở dịch vụ, nhà ở công nhân,...
  • Từng bước thực hiện "tự điều chỉnh đất" trong các khu dân cư hiện hữu.
  • Kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch, nhà ở.
  • Đặc biệt, trong những năm qua, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quy hoạch cho nhiều dự án khu dân cư, khu công nghiệp lớn tại Thị xã Tân Uyên:
  • Cho phép chuyển hơn 7,7ha đất thực hiện Khu nhà ở Thái Bình Dương Tân Hiệp
  • 13 dự án được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở trong năm 2019: Khu nhà ở Nam Tân Uyên, Khu dân cư trong KCN Nam Tân Uyên, Khu nhà ở Hội Nghĩa, Khu nhà ở Tân Long, Khu nhà ở Tân Long 2, Khu đô thị Sài Gòn Center, Khu nhà ở Sài Gòn Land, Khu nhà ở Kim Kim Trần, Khu đô thị Biconsi Riverside, Khu nhà ở Tuấn Điền Phát, Khu nhà ở Hoàng Lộc – Phú Chánh, Khu nhà ở Đại Khánh Bình,
  • Dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng 345,86 ha

Trong giai đoạn tới, thị xã Tân Uyên sẽ tiếp tục đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển những dự án có giá trị cao đối với hình ảnh đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân cư, người lao động trên địa bàn.

PHÓNG TO

Tân Uyên phấn đấu đạt đô thị loại II

Theo định hướng phát triển đô thị của tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn 2020-2025, Thị xã Tân Uyên tiếp tục là đô thị công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đô thị Tân Uyên có vị trí trung tâm nối liền TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TP.Dĩ An, TX.Bến Cát và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TX.Tân Uyên lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ thị xã đã đánh giá sức bật và thành tựu bước đầu về phát triển đô thị của địa phương trong thời gian qua.

Qua đó, thị xã đã xây dựng chương trình mang tính đột phá về xây dựng Tân Uyên đạt đô thị loại II trước năm 2025, phát triển theo hướng đô thị thông minh, nhằm góp phần vào sự phát triển đô thị của tỉnh nói chung, TX.Tân Uyên nói riêng.

Ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch UBND Tân Uyên, cho biết: “Để thực hiện mục tiêu đạt đô thị loại II trước năm 2025, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Thị ủy và UBND TX.Tân Uyên đã định hướng, đề ra những nhiệm vụ để lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các địa phương tập trung thực hiện tốt công tác quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn thị xã theo hướng đô thị thông minh.

Trong đó, tập trung rà soát các tiêu chí đô thị loại II, đánh giá nguồn lực để nâng chất đô thị đến năm 2025 được công nhận loại II”. Nhiệm vụ then chốt của Tân Uyên trong thời gian tới là tập trung đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển, huy động và sử dụng nhiều nguồn lực cho việc đầu tư hạ tầng; tập trung khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng và phát triển đô thị TX.Tân Uyên giai đoạn 2015-2020.

Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ trên, trong giai đoạn 2020- 2025, Tân Uyên đã nghiên cứu, đề ra những giải pháp trong công tác quản lý, phát triển đô thị theo hướng đô thị thông minh trên cơ sở bảo đảm định hướng quy hoạch, phát triển đô thị của tỉnh.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thị xã Tân Uyên 2023, tầm nhìn đến năm 2030

Từ khóa » Bản đồ Hành Chính Huyện Tân Uyên Bình Dương