Bản đồ Hệ Thống Sông Ngòi Việt Nam - ITGATE
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phong phú, phân bố rộng khắp cả nước. Theo thống kê, nước ta có tới khoảng 2360 con sông và kênh lớn nhỏ. Trong bài viết này ITGATE xin giới thiệu đến các bạn đọc đặc điểm chung và các hệ thống sông ngòi qua bản đồ sông ngòi Việt Nam.
Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam qua bản đồ
Phần lớn các hệ thống sông lớn thường bắt nguồn từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ Việt Nam (hay nói cách khác là chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ Việt Nam. Các hệ thống sông lớn gồm hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Mê Kông (Cửu Long). Hằng năm các hệ thống sông này mang lại cho đồng bằng châu thổ rất nhiều phì nhiêu.
Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính đó là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. Chỉ có sông Kỳ Cùng và sông Bằng Giang chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc. Do ảnh hưởng của địa hình và phần lớn các con sông thường bắt nguồn từ các núi cao nên sông ở thượng lưu rất dốc. Mùa mưa dòng chảy xiết về các đồng bằng tạo nên các dòng chảy quanh co.
Sông ngòi nước ta có hai mùa nước khác nhau rõ rệt đó là mùa lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
Các hệ thống sông lớn qua bản đồ Việt Nam
Theo thống kê, nước ta có 9 hệ thống sông lớn trải dài từ Bắc vào Nam.
Hệ thống sông Hồng
Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam.Hệ thống sông hồng có rất nhiều phụ lưu, hai phụ lưu quan trọng nhất là Sông Đà và Sông Lô.Hai phụ lưu chính này cùng với các phụ lưu khác tạo thành mạng lưới sông hình rẻ quạt và hội tụ tại việt trì. Chính dạng mạng lưới sông này đã tổ hợp lũ các phụ lưu vói lũ của dòng chính để gây nên những trận lũ lớn ở đồng bằng Bắc Bộ.
– Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km với lưu vực 143.700 Km² (55.483 mi²) bắt nguồn từ dãy núi Hoành Đoạn, Nguy Sơn, Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc chảy vào Việt Nam qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và đổ ra biển Đông tại cửa Ba Lạt giữa hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km tính từ ngã 3 Nậm Thi đến cửa Ba Lạt.
– Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà, hay sông Cái . Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang , đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang . Đoạn chảy qua Phú Thọ gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Sử Việt còn ghi sông với tên Phú Lương.
– Dòng chính (chủ lưu) của sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chi lưu phía đông bắt nguồn từ vùng núi huyện Tường Vân. Chủ yếu nó chảy theo hướng tây bắc-đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái và người Cáp Nê (Hani)( ở Việt Nam gọi là người Hà Nhì).
– Đến biên giới Việt – Trung, sông Hồng chạy dọc theo biên giới khoảng 80 km; đoạn thì sang bên lãnh thổ Việt Nam, đoạn thì sang bên lãnh thổ Trung Quốc. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung (huyện Bát Sát), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam, khi về xuôi sông qua phía đông thủ đô Hà Nội,cuối cùng đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định).
– Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô; đến lượt sông Lô có phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm.Ở Trung Quốc, các sông như sông Lý Tiên (tức sông Đà), sông Đăng Điều (tức sông Nậm Na), sông Bàn Long (tức sông Lô) và sông Phổ Mai (tức sông Nho Quế) cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam.
Hệ thống sông Thái Bình
Hệ thống sông Thái Bình gồm sông Thái Bình cùng các phụ lưu và chi lưu của nó,các phụ lưu gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam ở thượng nguồn.Tổng chiều dài của hệ thống khoảng 1.650 km và diện tích lưu vực khoảng 10.000 km². Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận một phần dòng chảy của sông Hồng, để đổ ra biển Đông.
Hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang
Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng gồm 2 sông chảy ngược hướng nhau và gặp nhau ở Quảng Tây (Trung Quốc) tạo thành sông Tả Giang chảy vào sông Tây Giang đổ ra biển Quảng Châu.
Hệ thống sông Mã
Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km². Lưu lượng nước trung bình năm 52,6 m³/s. Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam.
Hệ thống sông Cả
Ngàn Cả hay sông Cả là tên cũ của sông Lam. Ngày nay, sông Cả chỉ phần nhánh chính từ Nghệ An của sông Lam. Nhánh này hợp với nhánh lớn thứ hai là sông La, từ Hà Tĩnh, để tạo thành phần hạ nguồn của sông Lam. Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là “lớn”, vừa có hàm nghĩa là “mẹ”, mẹ của những con sông nhỏ đổ về như Nậm Nơn, Nậm Mộ, sông Giăng, và sông La. Còn tên “sông Lam” có lẽ do màu nước xanh. Sông còn có các tên như Lam Giang, Thanh Long Giang, Lam Thủy.
Hệ thống sông Thu Bồn
Sông Thu Bồn với diện tích lưu vực rộng 10,350 km2, là một trong những sông nội địa có lưu vực lớn nhất Việt Nam. Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, Đà Nẵng. Trước khi đổ ra biển tại cửa Đại, một phần nước của sông chảy vào sông Trường Giang để đổ ra vịnh An Hòa Tam Quang, huyện Núi Thành. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia, hợp lưu tại Đại Lộc tạo thành hệ thống sông lớn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và tâm hồn người Quảng. Phần lớn diện tích lưu vực sông chảy trong địa phận Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phần thượng nguồn một phần nằm trên đất Kon Tum và Quảng Ngãi.
Hệ thống sông Ba
Sông Ba (phần thượng lưu gọi là Ea Pa, Ia Pa, phần hạ lưu gọi là Đà Rằng) là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, chảy qua 4 tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900 km²
Hệ thống sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km (364 dặm) và lưu vực 38.600 km² (14.910 mi2).
Hệ Thống sông Mê Kông
Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
Những thuận lợi và khó khăn mà sông ngòi mang lại cho lãnh thổ Việt Nam
Với mạng luới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp cả nước, lãnh thổ Việt Nam luôn nhận được rất nhiều giá trị từ sông ngòi mang lại như: phát triển thủy điện, thủy lợi và cung cấp nước cho sinh hoạt, bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực, nuôi và khai thác thủy sản, phát triển giao thông thủy và du lịch.
Bên cạnh những thuận lợi mà sông ngòi mang lại thì vẫn có những khó khăn từ sông ngòi như ngập lục ở đồng bằng vào mùa mưa.
Từ khóa » Kể Tên 9 Hệ Thống Sông Lớn ở Việt Nam
-
Bài 34. Các Hệ Thống Sông Lớn ở Nước Ta (Địa Lý 8)
-
Nêu 9 Hệ Thống Sông Lớn ở Nước Ta? - Nguyễn Thị Thúy
-
Việt Nam Có Bao Nhiêu Con Sông? 9 Hệ Thống Sông Lớn ở Việt Nam
-
Kể Tên 9 Hệ Thống Sông Lớn Của Nước Ta - Địa Lý Lớp 8 - Lazi
-
Bài 34: Các Hệ Thống Sông Lớn ở Nước Ta | Địa Lí 8 - Tech12h
-
. Kể Tên Các Hệ Thống Sông Lớn Của Nước Ta. Các Sông Chảy Chảy ...
-
Kể Tên 9 Hệ Thống Sông Lớn ở Nước Ta - Hoc24
-
Kể Tên 9 Hệ Thống Sông Lớn ở Nước Ta - Hoc24
-
Thế Nào Là Hệ Thống Sông? Kể Tên Một Số Hệ Thống Sông Lớn ở Việt ...
-
Giải Địa Lý Lớp 8 Bài 34: Các Hệ Thống Sông Lớn ở Nước Ta
-
Bản đồ Sông Ngòi Việt Nam Chi Tiết - Cập Nhất Mới 2021!
-
Kể Tên Các Hệ Thống Sông Lớn ở Việt Nam. - MTrend
-
Kể Tên Các Hệ Thống Sông Lớn ở Việt Nam. Nam 2022 | Số-nhà.vn
-
Bài : 34 CÁC HỆ THỐNG SÔNG CHÍNH Ở NƯỚC TA - TaiLieu.VN