Bán độ Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Bán độ Trong Cá độ Bóng đá

1. Bán độ là gì?

“Bán độ” là cụm từ được sử dụng để nói về những hành vi của các cầu thủ bóng đá cố tình thi đấu theo một thể thức nhất định để đạt được kết quả trận đấu đúng với yêu cầu của tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá online. Và đổi lại, các cầu thủ đó sẽ nhận được lợi ích lớn về vật chất hay một số tiền lớn. Việc có người đứng ra để dàn xếp tỉ số cho các trận đấu bóng đá nhằm mục đích thu lợi lớn từ các trận cá độ đó được xem như là hành vi có “tổ chức đánh bạc”. Theo đó, các cầu thủ nhận tiền và làm theo sự sắp xếp của tổ chức đó được coi là đồng phạm. Đối với hành vi cá cược bóng đá trực tuyến, các trận bán độ luôn phổ biến, ngay cả trong các giải lớn mang tầm cỡ quốc tế.

Bán độ là gì

Xem thêm : Bạn đã biết sau khi học công nghệ thông tin ra làm gì chưa ???

2. Dấu hiệu nhận biết bán độ trong cá độ bóng đá

Để nhận biết một trận đấu bán độ bóng đá, bạn cần chú ý những biểu hiện sau đây khi theo dõi các trận đấu:

- Các tiền đạo luôn cố gắng lừa qua 4 hậu vệ cùng một lúc.

- Khi nhận được những đường chuyền bóng, tạt bóng tốt thì bỗng nhiên bị trượt chân.

- Các cầu thủ bán độ sẽ thường cố tình gây sự với độ bạn hay trọng tài để bị phạt ra sân.

- Thường sút bóng ra ngoài hay có những cú sút xa vô hại không hiệu quả.

- Các trường hợp đáng ra nên chuyền bóng ngắn thì lại chơi chuyền bóng dài.

- Rất hay để mất bóng và vi phạm nhiều lỗi ngớ ngẩn, không đáng xảy ra để đội bạn có cơ hội câu giờ trận đấu.

- Luôn bỏ lỡ những cơ hội ghi bàn tốt, nhất là những quả đá phạt gần.

- Có những đường chuyền ngắn thuận lợi thì tiền đạo lại không lên tấn công mà lại tấn công từ biên và sút ra bên ngoài.

Dấu hiệu nhận biết bán độ

Và với những vụ bán độ lớn trước đây cho thấy con đường để tiến tới một nền bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam mặc dù đang có biểu hiện khá tốt nhưng chưa thể đi xa được. Chính vì vậy, bên cạnh việc có những biện pháp xử phạt nghiêm minh những hành vi bán độ theo quy định của pháp luật thì việc xây dựng một nền tảng đạo đức thật tốt, vững chắc cho tất cả các cầu thủ, đặc biệt là lứa cầu thủ đầy triển vọng hiện nay là điều cũng rất quan trọng.

Xem thêm : Công nghệ thông tin là gì? Học công nghệ thông tin ra làm gì?

3. Hành vi bán độ bóng đá phạm phải tội gì?

Bán độ bóng đá hay những toàn bộ những hành vi tổ chức đánh bạc được xếp vào nhóm các tội có liên quan đến việc xâm phạm về an toàn công cộng và trật tự công cộng. Tội danh và những hình phạt của tội này được quy định rõ ràng như sau:

3.1. Đối với tội đánh bạc

Những người nào tham gia đánh bạc trái phép dù ở bất kỳ hình thức nào và thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 5.000.000 – 50.000.000 đồng hay dưới 5.000.000 nhưng bị xử phạt về hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, cá nhân chưa được xóa án tích mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị xử phạt. Mức phạt tiền đối với tội danh này là từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng và phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc có thể phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tùy từng đối tượng vi phạm và mức độ vi phạm.

Những đối tượng phạm tội vào một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 3 – 7 năm:

- Đối tượng phạm tội hoạt động có tính chuyên nghiệp.

- Đánh bạc với mức tiền thu hay hiện vật có trị giá từ 50.000.000 trở lên.

- Đối tượng phạm tội có sử dụng các công cụ hỗ trợ đánh bạc như Internet, mạng máy tính, viễn thông hay các phương tiện điện tử hiện đại khác.

- Các đối tượng từng vi phạm và xử phạt, có tiền án, tiền sự mà vẫn tái phạm.

- Những người tham gia và phạm tội đánh bạc còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 – 50.000.000 đồng cho những hành vi này.

3.2. Đối với tổ chức đánh bạc

Tổ chức đánh bạc được hiểu là những hành vi kích động, lôi kéo, rủ rê người khác tham gia vào các trò chơi của tổ chức mình và thua bằng tiền hay tài sản dưới bất kể hình thức nào. Đối với các tổ chức đánh bạc bị bắt sẽ bị xử phạt như sau:

- Những tổ chức đánh bạc hay gá bạc trái phép thuộc vào một trong các trường hợp sau thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 – 300.000.000 đồng hoặc có thể bị phạt tù từ 1 – 5 năm tùy đối tượng:

+ Các tổ chức có 10 người đánh bạc trở lên cùng một lúc hoặc tổ chức 2 chiếu bạc trở lên cùng lúc và có tổng số tiền hay hiện vật để đánh bạc là trên 5.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt theo quy định trên.

+ Các tổ chức sử dụng những địa điểm để thực hiện hoạt động, hành vi đánh bạc thuộc vào quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên hoặc tổ chức 2 chiếu bạc trở lên cùng lúc và có tổng số tiền hay hiện vật để đánh bạc là trên 5.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt.

+ Những tổ chức đánh bạc có tổng số tiền hoặc tổng số hiện vật được dùng trong cùng một lần từ 20.000.000 trở lên sẽ bị xử phạt theo quy định.

+ Tổ chức đánh bạc có cầm cố tài sản cho những người tham gia đánh bạc, có các trang thiết bị để phục vụ cho việc đánh bạc, có người canh gác ở ngoài, sắp đặt các lối chạy thoát cho người tham gia đánh bạc khi bị bắt vây, sử dụng nhiều phương tiện hiện đại để phục vụ cho người đánh bạc.

+ Các đối tượng đã từng bị xử phạt hành chính về tội này hay vi phạm các quy định trong bộ luật hình sự, đã từng bị kết án tội đánh bạc nhưng chưa được xóa án mà vẫn cố tình tái phạm thì sẽ bị xử phạm nghiêm ngặt.

Tổ chức đánh bạc

- Các tổ chức đánh bạc phạm một trong số những tội dưới đây sẽ bị xử phạt từ 5 – 10 năm tù:

+ Tổ chức hoạt động có tính chuyên nghiệp.

+ Tổ chức thu lợi bất chính với trị giá từ 50.000.000 trở lên.

+ Các tổ chức có sử dụng hệ thống mạng Internet, mạng máy tính, viễn thông hay các phương tiện điện tử hiện đại khác để thực hiện hành vi phạm tội.

+ Các tổ chức đã từng vi phạm, bị kết án, chưa được xóa án mà vẫn tái phạm lại.

- Những đối tượng cá nhân, tổ chức phạm tội đánh bạc có thể bị phạt từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng hoặc tịch thu tài sản.

3.3. Đối với cầu thủ bán độ

Xét về vấn đề này, rất nhiều người thắc mắc vậy cầu thủ bán độ có phạm tội đánh bạc không? Câu trả lời là có phạm tội đánh bạc. Các cầu thủ bỏ tiền cá độ xem đội nào thắng, đội nào thua hoặc các cầu thủ vừa tham gia thi đấu, vừa cố ý dàn xếp tỉ số của trận đấu và đồng thời cũng bỏ tiền cá độ với người khác thì hành vi này được coi như phạm tội đánh bạc và sẽ bị xử phạt như quy định của pháp luật như những phân tích ở trên về các nhân và tổ chức vi phạm.

Xem thêm : Giúp bạn giải đáp những thắc mắc về luật dân sự là gì?

4. Lịch sử bán độ khủng khiếp trong bóng đá Việt Nam

Lịch sử bóng đá Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại đã có không ít những vụ bán độ khủng khiếp rúng động một thời. Rất nhiều những vụ cá độ từ chính các cầu thủ giỏi, nổi tiếng bị các cơ quan Việt Nam phanh phui, lật tẩy và đưa ra ánh sáng. Đặc biệt nhất phải kể đến là những trường hợp sau đây:

4.1. Vụ bán độ của cầu thủ Lã Xuân Thắng năm 1997

Đây là vụ bán độ ầm ĩ đầu tiên tại Việt Nam với cú sút phản lưới nhà của Lã Xuân Thắng tại giải bóng đá vô địch quốc gia năm 1997. Tình huống này khiến tất cả các khán giả tại sân Hàng Đẫy cũng như khán giả truyền hình cả nước phải bất ngờ đến đau lòng. Trận đấu giữa hai đội là Công an Hà Nội và An Giang đang có tỉ số 4 – 3 nghiêng về Công an Hà Nội, khi đó trung vệ Lã Xuân Thắng đang ở gần giữa sân bất ngờ quay lại sút bóng vào khung thành của đội nhà ở đúng phút thứ 90 khiến thủ môn không thể xử lý kịp. Sau vụ này, cầu thủ Lã Xuân Thắng mặc dù có thừa nhận mình có vấn đề về tư tưởng và chịu mọi trách nhiệm nhưng cũng đã để lại một hậu quả nghiêm trọng đối với đội bóng cũng như chính sự nghiệp đang lên cao của anh.

4.2. Cầu thủ Quốc Vượng và đồng đội bán độ tại SEA Games 2005

Cầu thủ Quốc Vượng là một tiền vệ của đội tuyển U23 Việt Nam đứng ra để giao dịch với một trùm cá độ. Không những vậy, anh còn lôi kéo thêm 6 đồng đội khác để cùng dàn xếp tỉ số của trận đấu với đội tuyển Myanmar tại SEA Games 2005 là 1 – 0.

Quốc Vượng và đồng đội bán độ

Tổng số tiền nhận được cho vụ bán độ này là 490 triệu đồng, trong đó chia cho Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu, Châu Lê, Phước Vĩnh mỗi người 20 triệu đồng. Hai cầu thủ còn lại là Văn Trương và Hải Lâm đã không nhận tiền vì hối hận với hành vi của mình.

Tuy nhiên sau đó, vụ bán độ cũng được điều tra và xử phạt. Các cầu thủ có liên quan cũng đã phải từ giã sự nghiệp từ đó dù đang ở trong thời điểm đỉnh cao.

4.3. Vụ bán độ của các trọng tài

Một trong những vụ bán độ gây xôn xao dư luận nhất phải kể đến chính là việc trọng tài Lương Trung Việt nhúng tay vào dàn xếp tỉ số trận đấu của câu lạc bộ Ngân hàng Đông Á - Thép Pomina. Cụ thể là các lãnh đạo của đội bóng là Nguyễn Tiến Huy, Vũ Tiến Thành và Lê Văn Cường đã nhờ trọng tài Việt bàn bạc, quan hệ với các trọng tài khác để dàn xếp tỉ số trận đấu theo hướng có lợi cho đội mình. Số trận bóng được dàn xếp lên đến 5 – 6 trận và số tiền thưởng câu lạc bộ nhận được mỗi trận là khoảng 30 – 50 triệu đồng.

Bên cạnh đó, còn có một số trọng tài khác cũng tham gia vào bán độ trong các trận đấu đó là: Phạm Hữu Lộc, Trương Thế Toàn, Hoàng Thế Dũng và Lê Văn Tú.

4.4. Vụ bán độ của Sơn Cao và Trương Văn Dưỡng vào năm 1997

Đây là vụ án đã được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời. Sự việc này được điều tra bắt nguồn từ cầu thủ Trương Văn Dưỡng của đội bóng Hải Quan đã bị xã hội đen đe dọa vì lật kèo bán độ sau đó.

Cụ thể, tại giải vô địch bóng đá các đội mạnh tổ chức vào năm 1997, Sơn Cao cũng với Trần Minh Trung đã liên kết, móc nối với hai cầu thủ của đội Hải Quan là Trương Văn Dưỡng và Nguyễn Phúc Nguyên Chương để dàn xếp tỉ số của các trận đấu và thu về số tiền rất lớn. Ngay sau đó, vụ bán bị phát hiện và các cầu thủ tham gia bán độ đều bị xử phạt và cũng chấm dứt sự nghiệp bóng đá tại đây.

4.5. Bán độ trước SEA Games 2003

Đang trong giai đoạn chuẩn bị cho SEA Games 22 năm 2003, đội trưởng của U23 Việt Nam – cầu thủ Vũ Như Thành đã bị chính HLV của mình đưa vào danh sách nghi ngờ bán độ ở trận Mỹ Đình khi để thua ngay tại sân nhà với tỉ số 1 – 2 và trước đó anh cũng từng dính vào nghi vấn bán độ tại giải Cup JVC khi mà anh mang băng đội trưởng.

Mặc dù chưa có đủ chứng cứ rõ ràng, nhưng cầu thủ này vẫn bị Liên đoàn bóng đá Việt Nam xử phạt treo giò 5 năm để răn đe cho hành động đó. Sau đó khoảng 1 năm thì mức án được giảm xuống còn 2,5 năm.

4.6. Vụ bán độ của Vissai Ninh Bình

Trong trận đấu với Kelantan tại vòng bảng AFC Cup diễn ra tại Malaysia tháng 3/2017, có tới 13 cầu thủ bao gồm cả đá chính và dự bị của đội Vissai Ninh Bình đã thừa nhận bán độ với tổng số tiền nhận được lên đến 800 triệu đồng. Ngay sau đó, vụ án đã được đưa ra xét xử với mức án cao nhất dành cho cầu thủ Nguyễn Mạnh Dũng là 3 năm tù. Các cầu thủ còn lại đều bị xử phạt tiền và nhận án treo.

Vissai Ninh Bình bán độ

Bên cạnh đó, cũng còn rất nhiều những vụ án khác xếp vào loại nghi vấn bán độ như: nghi án bán độ tại Tiger Cup 1996, nghi vấn bán độ trận đấu Việt Nam – Malaysia tại giải AFF Cup vào năm 2014,...

Với việc tham gia vào bán độ trong các trận đấu cá độ, các cầu thủ không những phải chịu tội và xử phạt trước pháp luật về những hành vi sai trái của mình mà còn tự đánh mất đi chính sự nghiệp chính bản thân đã phải cố gắng gây dựng suốt một khoảng thời gian dài, vất cả. Chính vì vậy, bóng đá Việt Nam ngày nay đang có những tiến triển tốt với các lứa cầu thủ tài giỏi, câu lạc bộ mạnh hãy luôn chú rèn luyện không chỉ về chuyên môn mà còn cả tư tưởng, phẩm chất đạo đức sao cho vững vàng, nói không với bán độ và đưa nền bóng đá Việt Nam phát triển, vươn xa lên tầm thế giới.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bán độ là gì và những dấu hiệu để nhận biết một trận đấu có bán độ. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn nắm rõ được và có thêm nhiều hiểu biết về bóng đá và có những nhìn nhận chính xác nhất về một trận đấu bóng đá nhé!

Từ khóa » Bán độ Trong Bóng đá Là Gì