Bản đồ Miền Trung Việt Nam: Tìm Hiểu Về Vị Trí Và Khí Hậu Miền Trung

Miền Trung hay còn được gọi với cái tên là Trung Bộ nằm ở giữa phần Bắc Bộ và  Nam Bộ. Nhắc đến miền Trung chúng ta thường liên tưởng đến những con người sương gió, khắc khổ bởi thiên tai lũ lụt. Nơi đây không mang vẻ đẹp hoàng nhoáng, sầm uất như miền Bắc hay miền Nam. Miền Trung mang vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ gắn liền với con người mộc mạc, chân chất. Dưới góc nhìn trên bản đồ miền Trung Việt Nam, hãy cùng ITGATE  tìm hiểu và chiêm ngưỡng miền Trung đầy đủ và chi tiết nhất.

Tìm hiểu về vị trí miền Trung qua bản đồ Việt Nam

Vị trí địa lý miền Trung qua bản đồ Việt Nam
Vị trí địa lý miền Trung qua bản đồ Việt Nam

Nhìn vào bản đồ, chúng ta có thể thấy rõ ràng vị trí và địa hình của các tỉnh miền Trung. Một dải đất nối liền hai miền của đất nước Việt Nam. Nhìn trên bản đồ, chúng ta nhận thấy rằng nơi đây được chia làm 3 vùng miền rõ rệt: bắc Trung Bộ, nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Các vị trí tiếp giáp của miền Trung được thể hiện rõ ràng trên bản đồ miền Trung. Phía Bắc giáp với vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi Bắc Bộ. Phía Tây giáp với Campuchia và Lào. Phía Nam giáp với Đồng nai, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu. Phía Đông giáp với biển Đông. Miền Trung được bao quanh bởi dãy núi dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển hướng Đông. Trên bản đồ, chúng ta thấy phần chiều ngang hẹp nhất theo hướng Đông Tây tầm 50km. Điển hình đó là tỉnh Quảng Bình.

Bản đồ miền Trung – Đặc điểm địa hình

Bản đồ phân vùng miền Trung
Bản đồ phân vùng miền Trung

Địa hình 3 vùng của miền Trung được thể hiện rõ trên bản đồ. Cụ thể như:

Miền Bắc Trung Bộ

Nằm cuối cùng và tiếp giáp trên bản đồ các tỉnh miền bắc. Miền này chủ yếu là những dãy núi phía Tây. Vị trí giáp với Lào có độ cao thấp và trung bình. Nơi cao nhất là Thanh Hóa tầm 1000-1500m. Khu miền núi của Nghệ An, Hà Tĩnh được coi là đầu nguồn của dãy Trường Sơn. Nơi đây có địa hình vô cùng hiểm trở, gồm nhiều dãy núi cao.

Tây Nguyên

Phần Tây Nguyên có vị trí tại phía Tây và Tây Nam Trung Bộ. Chúng có diện tích khoảng 54.473,7km2. Phía Tây vùng này giáp với Lào và Campuchia. Phía Đông của vùng giáp với vùng kinh tế Nam Trung Bộ. Phía Nam giáp với Đông Nam Bộ. Nơi đây có địa hình khá đa dạng, tương đối phức tạp. Núi cao và cao nguyên chủ yếu được quy tụ tại đây.

Duyên hải Nam Trung Bộ

Vùng này có vị trí cận giáp biển hiện rõ ràng trên bản đồ hành chính miền Trung. Địa hình nơi đây chủ yếu là núi thấp và đồng bằng ven biển. Chiều ngang theo hướng Đông Tây, hẹp hơn hẳn so với hai vùng trên, chỉ trong tầm 40-50km. Nơi đây có hệ thống sông ngòi khá đa dạng, ngắn và dốc.

Với những gì thể hiện trên bản đồ, miền Trung có địa hình khá cao. Chúng thấp dần theo hướng miền núi đến đồi gò trung du, xuôi theo đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi đi đến những đảo tại ven bờ.

Bản đồ khí hậu miền Trung

Bản đồ khí hậu miền Trung qua bản đồ khí hậu Việt Nam
Bản đồ khí hậu miền Trung qua bản đồ khí hậu Việt Nam

Nhìn chung, miền Trung chính là mảnh đất có khí hậu tương đối ôn hòa, thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt đó chính là mùa mưa và mùa khô.  Khí hậu miền Trung được chia thành 2 khu vực chính đó là Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ

+ Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phần phía Bắc của đèo Hải Vân): Vào những ngày mùa đông, vùng này có gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc nên mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu nhiệt độ thấp, khí hậu lạnh. Đến mùa hè không còn gió mùa Đông Bắc nhưng vùng này có thêm gió mùa Tây Nam xuất hiện khiến thời tiết khô nóng, có giai đoạn lên đến 40 độ trên ngày.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ (Bao gồm những khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía đèo Hải Vân). Thông thường, gió mùa Đông Bắc khi thổi đến đây sẽ gặp dãy Bạch Mã nên mùa đông không có gì nổi trội. Những ngày hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Thái Lan qua dãy núi Trường Sơn nên sẽ gây ra thời tiết khá khô nóng và khó chịu cho toàn bộ các khu vực này.

Xem thêm: bản đồ miền Bắc

Từ khóa » Bản Dồ Miền Trung