Bản Đồ Ngày Xưa Của Thủ Đô Hà Nội Có Gì Khác
Có thể bạn quan tâm
>> Bài viết bản đồ liên quan:
Bản đồ đường vành đai 3 Thủ Đô Hà Nội
Bản đồ đường cấm ô tô ở Hà Nội cập nhật mới nhất
Bản đồ là bức tranh phản ánh tổng quát và trung thực nhất những gì xảy ra trong một giai đoạn lịch sử. Chúng ta có thể tự hào về lịch sử oai hùng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Bản đồ ngày xưa của Thủ đô Hà Nội ghi lại những dấu ấn không thể nào quên về một thời dựng nước và giữ nước của ông cha ta.
Mỗi giai đoạn lịch sử, thủ đô Hà Nội có bước chuyển mình khác nhau về địa danh, văn hóa và con người. Một phần đã được ghi lại trên bản đồngày xưa của Thủ đô Hà Nội. Tuy chưa được đầy đủ nhưng nó đã phản ánh được lịch sử dân tộc qua từng thời kỳ khác nhau.
Bản đồ ngày xưa của Thủ đô Hà Nội trước thời vua Minh Mạng
Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long có diện tích nhỏ hẹp. Người Việt cổ sống tập trung ở vùng đất ven sông Tô Lịch. Sau khi An Dương Vương lập ra nhà nước Âu Lạc, dời đô xuống Cổ Loa (Đông Anh ngày nay). Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc. Trung tâm Hà Nội bấy giờ là làng Tô Lịch, nằm ven con sông này. Những thông tin này được ghi lại trên sử sách, chưa được ghi lại trên bản đồ thành phố Hà Nội.
Hà Nội thời kỳ nhà Lý, kinh đô nước ta được chuyển về Đại La. Vua Lý Công Uẩn đổi tên là Thăng Long. Kinh thành Thăng Long có phía đông giáp sông Hồng. Phía nam giáp là khu vực Tây Hồ, Kim Ngưu. Phía bắc và tây bắc giáp hồ Tây và sông Tô Lịch.
>> Trải qua bao nhiêu năm tháng, nay Hà Nội đã khác xưa rất nhiều về mọi mặt. Để tìm hiểu kỹ hơn mời bạn xem bản đồ Hà Nội tại đây: bandovietnamkholon.com/Ban-Do-Kho-Lon-Gia-Re/ban-do-hanh-chinh/ban-do-hanh-chinh-tp-ha-noi-kho-lon/
Thời nhà Trần, Thăng Long được chia làm 61 phường. Kinh tế nông nghiệp và nghề thủ công phát triển. Tiêu biểu là nghề trồng dâu dệt lụa. Nơi đây trở nên phồn thịnh và sầm uất nhất.
Địa phận thủ đô Hà Nội ngày càng được mở rộng qua các giai đoạn Thăng Long thời Lê sơ và Thăng Long thời Mạc-Lê.
Bản đồ ngày xưa của Thủ đô Hà Nội sau cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng
Sau khi vua Minh Mạng lên ngôi, năm 1831 ông đã tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn nhất. Theo đó, ông đã thành lập tỉnh Hà Nội với 15 huyện và 4 phủ:
- Phủ Hoài Đức gồm huyện Từ Liêm, huyện Thọ Xương, huyện Vĩnh Thuận
- Phủ Lý Nhân gồm huyện Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng, Nam Xương, Duy Tiên.
- Phủ Ứng Hòa gồm huyện Chương Đức, Hoài An, Thanh Oai, Sơn Minh
- Phủ Thường Tín gồm huyện Thanh Trì, Phú Xuyên, Thương Phúc.
Nhìn trên bản đồ có thể thấy địa bàn Hà Nội lúc đó gần tương đương với bây giờ.
Bản đồ ngày xưa của Thủ đô Hà Nội thời Pháp thuộc
Từ khi người Pháp đến chiếm đóng, chính quyền nhà Nguyễn đã để mất quyền làm chủ. Nước ta trở thành thuộc địa của Pháp. Thực dân Pháp đã thay đổi rất nhiều lãnh thổ Việt Nam. Năm 1888, Hà Nội được Pháp quy hoạch xây dựng đô thị theo kiểu phương Tây. Tỉnh Hà Nội được đổi là thành phố Hà Nội
Ranh giới thành phố Hà Nội bắt đầu từ Hồ Tây, chạy dọc đường Bưởi đến khu vực Cầu Giấy, vòng qua Đê La Thành thẳng xuống Khâm Thiên. Từ Hồ Thiền Quang kéo dài đến làn Lương Yên (nay thuộc quận Hai Bà Trưng). Lúc này Hà Nội được chia làm 63 phường với dân số 270.000 người. Diện tích toàn thành phố là 3 km2.
>> Với sự thay đổi kinh tế chóng mặt của Hà Nội cũng như cả nước. Mời các bạn tìm hiểu từng tỉnh thông qua bản đồ các tỉnh tại website: https://bandovietnamkholon.com/
Năm 1889, thành phố Hà Nội mở rộng ra vùng ngoại thành. Thêm các xã Vình Thuận, Từ Liêm, Thọ Xương và Thanh Trì.
Đến năm 1094, bản đồ Hà Nội được chia làm 8 quận. Khu vực ngoại thành thuộc tỉnh Hà Đông đổi tên là Hoàn Long. Đến năm 1942 một phần huyện Thanh Trì – Hà Đông được sát nhập vào thành phố Hà Nội. Lúc này Hà Nội bao gồm huyện Hoàn Long với 22 xã thuộc phủ Hoài Đức. Các đơn vị hành chính lại được thay đổi. Bao gồm có 8 tổng và 22 xã.
Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội thời chiến tranh Đông Dương
Năm 1945, Hà Nội có 5 khu nội thành cùng với 120 xã ngoại thành. Khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Hà Nội trở thành thành phố trực thuộc trung ương với 17 khu nội thành và 5 khu ngoại thành. Mỗi khu đều có những tên riêng.
Ngày 9/1/1946, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam
Năm 1947 Hà Nội (lúc này là khu XI) mở rộng thêm bao gồm tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Chỉ vài tháng sau, Hà Nội sáp nhập thêm các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thanh Trì.
Những năm sau đó Hà Nội liên tục sáp nhập và đổi tên các quận huyện. Đến năm 1976, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Trải qua nhiều lần thay đổi, đến nay thủ đô Hà Nội có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện. Toàn thành phố được chia làm 386 xã, 117 phường và 21 thị trấn. Hà Nội trở thành trung tâm cả nước, tập trung bộ máy chính trị của nước Việt Nam.
Nhìn vào bản đồngày xưa của Thủ đô Hà Nội có thể thấy bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Địa phận Hà Nội nói riêng và lãnh thổ Việt Nam nói chung liên tục được mở rộng, tạo lên dải đất hình chữ S ngày nay.
Nguồn bài viết: https://bandovietnamkholon.com/ban-do-ngay-xua-cua-thu-do-ha-noi-co-gi-khac/
- Google +
Từ khóa » Bản đồ Hà Nội Ngày Xưa
-
Bản đồ HÀ NỘI XƯA | Flickr
-
Địa Giới Hành Chính Hà Nội Qua Các Thời Kỳ - VnExpress
-
Bản đồ, ảnh Các Cổng Thành Hà Nội Thời Nhà Nguyễn
-
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HÀ NỘI VÀ CÁC QUẬN ... - DanhKhoiReal
-
Bản đồ Hành Chính Các Quận TP Hà Nội Khổ Lớn Năm 2022
-
Lịch Sử Hành Chính Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Tấm Bản đồ Cổ Cực Hiếm Của Hà Nội (1) - Kiến Thức
-
Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Hà Nội Và 30 Quận Huyện
-
Bản đồ Hà Nội Năm 1885 độ Phân Giải Cao - Funland - OTOFUN
-
Bản đồ Hà Nội: Thành Phố Và Các Quận Mới Nhất
-
Bản đồ Hà Nội Và Khung Cảnh Bên Trong Thành Hà Nội đầu TK19
-
Cùng Bản Đồ Phố Cổ Hà Nội Khám Phá Nét Đặc Trưng Tại Đây
-
Phố Phường Hà Nội Xưa Qua Tư Liệu Phương Tây Và Tài Liệu Lưu Trữ