Bản đồ Nhật Bản - Địa Ốc Thông Thái

Nhật Bản (Nhật: 日本, Hepburn: Nihon hoặc Nippon), trong khẩu ngữ thường được gọi tắt là Nhật, tên đầy đủ là Nhật Bản Quốc (日本国, Nihon-koku hoặc Nippon-koku), là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á. Quốc gia này nằm bên rìa phía đông của biển Nhật Bản và biển Hoa Đông, phía tây giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía bắc giáp với vùng Viễn Đông của Liên bang Nga theo biển Okhotsk và phía nam giáp với đảo Đài Loan qua biển Hoa Đông. Nhật Bản là một phần của vành đai lửa và trải dài trên một quần đảo bao gồm 6852 đảo nhỏ có tổng diện tích 377.975 km vuông (145.937 sq mi); trong đó 5 hòn đảo chính bao gồm Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu, và Okinawa. Tokyo là đô thị lớn nhất nước này; các thành phố lớn bao gồm Yokohama, Osaka, Nagoya, Sapporo, Fukuoka, Kobe và Kyoto.

Nhật Bản là quốc gia đông thứ 11 thế giới, đồng thời là một trong những quốc gia có mật độ dân số và đô thị hóa cao nhất. Khoảng 3/4 địa hình của Nhật Bản là đồi núi, tập trung dân số 125,44 triệu người trên các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Quốc gia này được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Vùng thủ đô Tokyo là đại đô thị đông dân nhất thế giới.

Các nghiên cứu khoa học và bằng chứng khảo cổ học đã chỉ ra rằng có xuất hiện của con người định cư tại Nhật Bản ngay từ thời thời đại đồ đá cũ. Những ghi chép đầu tiên đề cập đến quốc gia này nằm trong các thư liệu về lịch sử Trung Hoa có từ thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Thoạt đầu, văn hóa Nhật Bản chịu ảnh hưởng từ các vùng đất khác trong đó chủ yếu là Trung Hoa, tiếp đến là giai đoạn phong kiến chuyên chế tương tự các nước láng giềng, về sau, đảo quốc này dần thoát ly khỏi sự chi phối của ngoại bang, hình thành những nét văn hóa riêng biệt. Từ thế kỷ 12 đến năm 1868 là thời kỳ Edo, trong giai đoạn này, Nhật Bản nằm dưới quyền cai trị của Shogun (Mạc Phủ) – các Samurai nhân danh Thiên hoàng, còn Hoàng gia thì chỉ đóng vai trò làm bù nhìn và không có quyền lực thực tế. Quốc gia này bước vào quá trình tự cô lập (Tỏa Quốc) kéo dài trong suốt nửa đầu thế kỷ 17 và chỉ kết thúc vào năm 1853 khi Hạm đội Á châu trực thuộc Hải quân Đế quốc Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của Phó đề đốc Matthew C. Perry tiến hành gây áp lực bằng Ngoại giao pháo hạm, buộc Mạc phủ Tokugawa phải ra lệnh mở cửa với phương Tây. Sau đó, Nhật Bản rơi vào những cuộc nội chiến và bạo loạn xảy ra trong gần hai thập kỷ trước khi Thiên hoàng Minh Trị đánh bại Mạc Phủ và lên ngôi, bắt đầu công cuộc tái thiết lại đất nước vào năm 1868 và khai sinh Đế quốc Nhật Bản, theo chủ nghĩa đế quốc đồng thời khôi phục Hoàng quyền, đưa Thiên hoàng trở lại với vị thế là nhà lãnh đạo cao nhất cũng như biểu tượng thiêng liêng của dân tộc. Năm 1937, Nhật Bản tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách là một đồng minh của Phe Trục, các cuộc chiến tranh Trung – Nhật năm 1937 cùng chiến tranh Thái Bình Dương đã nhanh chóng lan rộng, trở thành một phần của cuộc chiến này kể từ năm 1941 và rồi cuối cùng kết thúc vào năm 1945 với sự đầu hàng vô điều kiện của chính phủ quân phiệt sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Không quân Hoa Kỳ. Sau chiến tranh, Nhật Bản từ bỏ quyền tuyên chiến, thoát ly và xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt, hình thành một nhà nước đơn nhất, chính phủ Quân chủ chuyên chế bị bãi bỏ và chế độ Quân chủ lập hiến được thông qua kết hợp với dân chủ đại nghị và dân chủ trực tiếp.

Nhật Bản là một đại cường quốc và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế bao gồm Liên Hợp Quốc, OECD, G20 và G7. Theo điều 9 Hiến pháp Nhật Bản, quốc gia này đã từ bỏ quyền tuyên chiến nhưng Nhật Bản vẫn duy trì lực lượng phòng vệ và được đánh giá là một trong đất nước có quân đội mạnh nhất thế giới. Sau thế chiến 2, Nhật Bản có mức tăng trưởng kinh tế thần tốc và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 1972 trước khi trở nên trì trệ từ năm 1995, khoảng thời gian được gọi là thập niên mất mát. Kể từ năm 2021, nền kinh tế Nhật Bản lớn thứ ba theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo PPP. Quốc gia này được xếp hạng rất cao trong chỉ số phát triển con người và có tuổi thọ cao nhất thế giới mặc dù đang có dự suy giảm dân số. Nhật Bản hiện dẫn đầu trong các ngành công nghiệp ô tô, robot, điện tử và có đóng góp đáng kể cho khoa học và công nghệ. Văn hóa Nhật Bản như Origami, ẩm thực, văn hóa đại chúng, manga, anime, văn học, âm nhạc, trò chơi điện tử,… phổ biến trên toàn cầu.

Mặc dù là một quốc gia phát triển, tuy nhiên, Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, bao gồm nền kinh tế đã trì trệ trong một thời gian dài, tỷ lệ tự sát cao do áp lực cuộc sống, thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội, tình trạng thanh niên ngại kết hôn do áp lực công việc, tỷ lệ sinh đẻ thấp ở mức báo động đã góp phần khiến cho quá trình lão hóa dân số diễn ra ngày càng trầm trọng.

Sơ lược về Nhật Bản:
Quốc kỳ:Quốc kỳ Nhật Bảnhttps://cdn.diaocthongthai.com/map/JPN/map_hd_0/flag-of-japan-320x214.gif
Châu lục:Châu Á
Khu vực:Đông Á
Mã vùng:81
Thủ đô:Tokyo
Diện tích:377,915 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:126.860.301 người (2019)
GDP:5.081,77 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019
GDP đầu người:$40,246.88
Tiền tệ:Yen (JPY)

Bản đồ Nhật Bản online

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ Google Map, Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Nhật Bản ở đâu? Bản đồ vị trí Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á của Châu Á

Bản đồ vị trí Nhật Bản
Bản đồ vị trí Nhật Bản. Nguồn: Wikipedia
Nhật Bản ở đâu?
Nhật Bản ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí của Nhật Bản. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí của Nhật Bản. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính Nhật Bản

Bản đồ hành chính của các đảo chính của Nhật Bản.
Bản đồ hành chính của các đảo chính của Nhật Bản.. Nguồn: nationsonline.org
Bản đồ Nhật Bản
Bản đồ Nhật Bản. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ các tỉnh của Nhật Bản
Bản đồ các tỉnh của Nhật Bản. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ tỉnh Nhật Bản
Bản đồ tỉnh Nhật Bản. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ hành chính Nhật Bản
Bản đồ hành chính Nhật Bản. Nguồn: Ezilon.

Lịch sử

Thời tiền sử

Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống.

Từ 13.000 năm trước Công Nguyên, người Nhật đã biết làm nông nghiệp sơ khai, làm đồ gốm, sống định cư.

Từ 8000–300 năm trước Công Nguyên là thời kì văn hóa Jomon đã sử dụng đồ kim khí, chế tạo đồ gốm, nấu chín thức ăn, chôn cất người chết theo thế nằm co, có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, có tục xăm mình, nhổ răng cửa đánh dấu tuổi trưởng thành.

Từ thế kỉ III trước Công Nguyên đến thế kỉ III Công nguyên là văn hóa Yayoi. Thời kì nay cư dân biết rèn sắt do tiếp nhận kĩ thuật từ Triều Tiên, Trung Hoa. Biết cày cuốc bằng cày gỗ, rìu đá. Họ sống quần cư, lập hào nước bao quanh làng (kango), có tục tái táng người chết (saisobo); làm mộ hình gò (funkyuubo), sắp xếp người chết theo thế nằm ngửa tay chân duỗi thẳng. Mỗi tộc người có thủ lĩnh công xã đứng đầu, liên minh nhiều công xã gây chiến tranh xâm chiếm các vùng đất khác. Xây dựng thần xã (Yashiro).

Từ thế kỷ thứ III đến giữa thế kỷ thứ VI, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Thần đạo phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato.

Thời phong kiến

Từ thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ VIII, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản. Cũng trong khoảng thời gian này, thành lập nhà nước phong kiến Nhật, với cuộc cải cách Đại Hóa do Thiên hoàng Hiếu Đức đề xướng.

Giữa thế kỷ thứ VIII, Phật giáo đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản.

Từ thế kỷ thứ IX đến cuối thế kỷ XII, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Thiên hoàng. Cuối thời này, tầng lớp võ sĩ (samurai) bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc.

Cuối thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIV, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp võ sĩ ở Kamakura. Vào các năm 1271 và 1281, các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Nguyên – Mông định xâm lược nước mình.

Từ thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XVI, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội chiến và chia rẽ, gọi là Thời kỳ Chiến Quốc. Nhật Bản cũng từng tấn công bán đảo Triều Tiên và nhà Minh (Trung Quốc) trong thời kỳ này, nhưng thất bại.

Thời hiện đại

Sau đó, nước Nhật có một thời kỳ thực hiện chính sách đóng cửa ổn định kéo dài ba thế kỷ dưới sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa. Kinh tế, văn hóa và kỹ thuật có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Người phương Tây, khởi đầu là người Hà Lan, được phép giao thương với Nhật Bản thông qua một thương cảng nhỏ.

Giữa thế kỷ XIX, với cuộc Minh Trị Duy Tân do Thiên hoàng Minh Trị đề xướng, Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Chế độ Mạc phủ và các phiên do đại danh đứng đầu bị bãi bỏ, quyền lực được tập trung tối cao trong tay Thiên hoàng. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị dời đô từ Kyōto về Tōkyō. Theo Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản được ban hành năm 1889, Nhật là nước theo chính thể quân chủ lập hiến với quyền uy tuyệt đối của Thiên hoàng, nắm toàn bộ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng Hiến pháp cũng đã hạn chế ảnh hưởng quyền lực của Thiên hoàng. Trong thời kỳ này, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển, vào đầu thế kỷ 20 thì Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á. Với sức mạnh này, Nhật Bản xâm chiếm Đài Loan, Lưu Cầu, xâm lược Triều Tiên, đánh bại nhà Thanh, đế quốc Nga trong Chiến tranh Thanh-Nhật và Chiến tranh Nga-Nhật, trở thành nước đế quốc có thế lực ngang hàng với các cường quốc ở châu Âu.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật đứng về phe Hiệp ước. Do ở bên chiến thắng, Nhật Bản chiếm thêm được một số thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương.

Sang Chiến tranh thế giới thứ hai, quân phiệt Nhật đứng về phe Trục với Ý và Đức Quốc xã . Dựa vào lực lượng quân đội có trình độ khá hiện đại (đặc biệt là hải quân và không quân), trong giai đoạn đầu chiến tranh, Nhật Bản liên tiếp đánh bại quân Anh-Mỹ. Tuy nhiên, vào giai đoạn sau, Nhật Bản dần thất thế. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước ngoài. Hoa Kỳ phụ trách việc chiếm đóng Nhật Bản, và cho tới nay Hạm đội 7 Hoa Kỳ vẫn đang đóng ở đảo Okinawa của Nhật.

Sau chiến tranh, do quân đội đã bị giải tán, tất cả thuộc địa cũng bị mất, Nhật tập trung phát triển kinh tế. Tuy cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá nặng, nhưng tiềm lực công nghệ và nhân lực của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, do đó kinh tế tăng trưởng rất nhanh chóng từ năm 1955 tới năm 1970. Cuối thập niên 1970, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản phát triển. Manh nha những dấu hiệu đình trệ kinh tế đầu tiên sau khủng hoảng dầu lửa đầu thập niên 1970. Bong bóng bất động sản vỡ khiến kinh tế lâm vào trì trệ từ 1990 tới nay.

Bước vào thế kỷ XXI, Nhật Bản ưu tiên hơn đến những chính sách quốc gia để gia tăng vị thế về chính trị và quân sự trên trường quốc tế. Nâng cấp Cục phòng vệ quốc gia thành Bộ quốc phòng vào tháng 1 năm 2007. Tuy nhiên, Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với tình trạng kinh tế trì trệ, và nghiêm trọng hơn là việc tỷ lệ thanh niên kết hôn và sinh đẻ giảm mạnh, khiến nạn lão hóa dân số đã tới mức báo động.

Bản đồ vật lý Nhật Bản

Bản đồ vật lý Nhật Bản
Bản đồ vật lý Nhật Bản. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý của Nhật Bản
Bản đồ vật lý của Nhật Bản. Nguồn: worldatlas.com

Địa lý

Nhật Bản bao gồm 6852 hòn đảo trải dài dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Châu Á, hình dáng lãnh thổ giống như con cá ngựa, trải dài hơn 3000 km về phía đông bắc – tây nam từ Biển Okhotsk đến Biển Hoa Đông. Năm hòn đảo chính của đất nước theo chiều từ bắc đến nam lần lượt là là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và Okinawa. Quần đảo Ryukyu, bao gồm cả Okinawa, là một chuỗi nằm ở phía nam của Kyushu. Quần đảo Nanpō nằm ở phía nam và phía đông của các đảo chính của Nhật Bản. Tất cả chúng thường được gọi là quần đảo Nhật Bản. Tính đến năm 2019, tổng diện tích lãnh thổ của Nhật Bản là 377.975,24 km, trong đó, Nhật Bản có đường bờ biển dài thứ sáu trên thế giới với tổng diện tích là 29.751 km. Do có những hòn đảo nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới với diện tích gần 4.470.000 km.

Quần đảo Nhật Bản có 66,4% diện tích là rừng, 12,8% là diện tích nông nghiệp và 4,8% diện tích là khu dân cư (2002). Các khu vực có địa hình đồi núi hoặc điều kiện hiểm trở có số dân sinh sống ít hơn các khu vực khác. Do đó, các khu vực sinh sống chủ yếu của người dân Nhật Bản là các vùng ven biển, nơi có mật độ dân số rất cao: Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số cao thứ 40 trên thế giới, trong đó đảo Honshu có mật độ dân số cao nhất với 450 người /km (2010), trong khi Hokkaido là nơi có mật độ dân số thấp nhất với 64,5 người / km (2016). Tính đến năm 2014, khoảng 0,5% tổng diện tích của Nhật Bản là đất khai hoang (umetatechi). Hồ Biwa là một hồ cổ và là hồ nước ngọt lớn nhất của đất nước.

Vị trí của Nhật Bản thường rất dễ xảy ra động đất, sóng thần và núi lửa phun trào vì vị trí địa lý của Nhật Bản dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương. Nhật Bản có chỉ số rủi ro thiên tai cao thứ 17 trong chỉ số rủi ro thế giới theo thống kê năm 2016. Hiện tại Nhật Bản có 111 núi lửa đang hoạt động. Thông thường vài lần trong mỗi thế kỷ, những trận động đất có sức công phá khủng khiếp sẽ xảy ra và những cơn sóng thần sẽ ập tới; trận động đất ở Tokyo năm 1923 đã giết chết hơn 140.000 người. Các trận động đất lớn gần đây hơn là trận động đất Great Hanshin năm 1995 và trận động đất Tōhoku năm 2011, gây ra một trận sóng thần lớn.

Khí hậu

Khí hậu Nhật Bản chủ yếu là ôn đới tuy nhiên lại có sự thay đổi lớn theo chiều từ bắc xuống nam. Ở vùng cực bắc, Hokkaido, có khí hậu lục địa ẩm với mùa đông dài và lạnh trong khi mùa hè rất ấm áp và mát mẻ. Lượng mưa qua các mùa tuy không lớn nhưng mỗi khi vào đông, các hòn đảo thường hình thành những vừng tuyết rất dày.

Trong vùng biển Nhật Bản, trên bờ biển phía tây của Honshu, do ảnh hưởng của gió mùa đông tây bắc khiến tuyết rơi dày trong mùa đông. Tuy nhiên vào mùa hè, khu vực này đôi khi phải trải qua những ngày có nhiệt độ cao do ảnh hưởng của hiện tượng foehn. Vùng Tây Nguyên (hay vùng Koshin) có khí hậu lục địa ẩm nội điạ và nhiệt độ thường có sự chênh lệch lớn giữa mùa hè và mùa đông. Những ngọn núi ở vùng Chūgoku và Shikoku che chắn cho biển nội địa Seto khỏi những cơn gió theo mùa, mang lại thời tiết ôn hòa quanh năm.

Bờ biển Thái Bình Dương có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và mỗi khi mùa đông đến, thời tiết ở đây ôn hòa hơn và vào mùa hè thời tiết thường nóng ẩm do ảnh hưởng của gió đông nam theo mùa. Quần đảo Ryukyu và Nanpō có khí hậu cận nhiệt đới với mùa đông ấm áp và mùa hè nóng. Lượng mưa thường rất cao, đặc biệt là khi vào mùa mưa. Thông thường, mùa mưa chính bắt đầu vào đầu tháng 5 ở Okinawa, và dần di chuyển lên phía bắc. Vào cuối mùa hè và đầu mùa thu, các trận bão thường mang theo những cơn mưa lớn. Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, lượng mưa lớn kèm với nhiệt độ ngày càng tăng đã gây ra nhiều vấn đề trong ngành nông nghiệp và ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm. Nhiệt độ cao nhất từng đo được tại Nhật Bản lên đến 41,1 °C (106,0 °F), được ghi lại vào ngày 23 tháng 7 năm 2018, và lặp lại một lần nữa vào ngày 17 tháng 8 năm 2020.

Sự đa dạng sinh học

Nhật Bản có chín vùng rừng sinh thái phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Chúng bao gồm từ rừng lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở quần đảo Ryūkyū và Bonin, đến rừng hỗn hợp và lá rộng ôn đới ở các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính và rừng lá kim ôn đới ở phần phía đông lạnh của các đảo phía bắc. Nhật Bản có hơn 90.000 loài động vật hoang dã tính đến năm 2019, bao gồm gấu nâu, khỉ Nhật Bản, lửng chó Nhật Bản, chuột đồng nhỏ, và kỳ giông khổng lồ Nhật Bản.Một mạng lưới rộng lớn các vườn quốc gia đã được thành lập để bảo vệ các khu vực quan trọng của động thực vật cũng như 52 khu đất ngập nước Ramsar. Bốn địa điểm đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vì giá trị tự nhiên nổi bật.

Môi trường

Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế sau Thế chiến thứ hai, các chính sách về môi trường đã bị chính phủ và các tập đoàn công nghiệp lúc đó bỏ qua. Hệ quả là ô nhiễm môi trường diễn ra trong những năm 1950 và 1960. Vào năm 1970, chính phủ Nhật Bản khi đó đã ban hành đạo luật bảo vệ môi trường. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 cũng khuyến khích việc sử dụng năng lượng hiệu quả vì Nhật Bản thiếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Nhật Bản đứng thứ 20 trong chỉ số hiệu suất môi trường năm 2018 – một chỉ số đo lường cam kết của một quốc gia đối với tính bền vững của môi trường. Nhật Bản là quốc gia phát thải carbon dioxide lớn thứ năm trên thế giới. Với tư cách là nước chủ nhà và ký kết Nghị định thư Kyoto 1997, Nhật Bản tuân theo nghĩa vụ của hiệp ước nhằm giảm lượng khí thải carbon dioxide của mình và thực hiện các hạn chế khác để ngăn biến đổi khí hậu. Vào năm 2020, chính phủ Nhật Bản đã công bố mục tiêu trung lập các-bon vào năm 2050. Các vấn đề môi trường bao gồm ô nhiễm không khí đô thị, quản lý chất thải, phú dưỡng nước, bảo tồn thiên nhiên, biến đổi khí hậu, quản lý hóa chất.

Bản đồ vệ tinh Nhật Bản

Bản đồ vệ tinh Nhật Bản
Bản đồ vệ tinh Nhật Bản. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ độ cao địa hình

Bản đồ độ cao Nhật Bản
Bản đồ độ cao Nhật Bản. Nguồn: gisgeography.com

Xem thêm

  • Tra cứu nhanh bản đồ các nước trên thế giới
5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Bản đồ Hành Chính Nhật