Bản đồ Nước Úc - Địa Ốc Thông Thái

Úc hay Úc đại lợi hay Australia (phiên âm: Ô-xtrây-li-a, phát âm tiếng Anh: /əˈstreɪljə, ɒ-, -iə/ (nghe),), tên chính thức là Thịnh vượng chung Úc (tiếng Anh: Commonwealth of Australia), là một quốc đảo có chủ quyền nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương bao gồm Lục địa Úc, đảo Tasmania và các đảo khác nhỏ hơn. Đây là quốc gia lớn thứ 6 trên thế giới về diện tích. Các quốc gia lân cận của Úc gồm có Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea ở phía bắc, các quần đảo Solomon, Vanuatu, và Nouvelle-Calédonie thuộc Pháp ở phía đông bắc và New Zealand ở phía đông nam. Thủ đô của Úc là Canberra, thành phố lớn nhất là Sydney, ngôn ngữ quốc gia là tiếng Anh.

Những người Úc bản địa đã sinh sống tại lãnh thổ Úc cách đây ít nhất là vào khoảng 40.000 năm, trước khi người Anh tới định cư lần đầu tiên vào thế kỷ XVIII, người Úc bản địa nói nhiều ngôn ngữ khác nhau – ngày nay được nhóm lại thành khoảng 250 nhóm. Các nhà thám hiểm người Hà Lan khám phá ra lục địa vào năm 1606, sau đó, Anh Quốc tuyên bố chủ quyền đối với nửa phía đông của Úc vào năm 1770 và bắt đầu tiến hành công cuộc thuộc địa hóa nơi đây bằng cách đày các tội phạm đến New South Wales từ ngày 26 tháng 1 năm 1788. Dân số Úc tăng đều đặn trong các thập kỷ tiếp theo và người châu Âu nhập cư dần trở nên vượt trội so người bản địa. Ngày 1 tháng 1 năm 1901, 6 thuộc địa liên hiệp tuyên bố thành lập Thịnh vượng chung Úc – Liên bang bao gồm có 6 bang chính và một số lãnh thổ nhỏ trên biển. Từ khi thành lập Liên bang, Úc duy trì một hệ thống chính trị dân chủ tự do hoàn chỉnh, tiến bộ và ổn định.

Dân số Úc hiện nay được ước tính vào khoảng 23,1 triệu, Úc có mức độ đô thị hóa cao, tập trung tại các bang giáp biển. Lãnh thổ Úc rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng có mật độ dân số rất thấp. Úc là một quốc gia công nghiệp phát triển, nền kinh tế Úc lớn thứ 13 trên thế giới theo GDP danh nghĩa năm 2020 còn GDP bình quân đầu người thì cao thứ 10 toàn cầu năm 2019. Chi tiêu quân sự của Úc đứng thứ 10 thế giới năm 2020. Úc được xếp hạng cao trong hầu hết các chỉ số như: phát triển con người, bình quân tiêu chuẩn, chất lượng sinh hoạt, y tế, giáo dục, tự do kinh tế, các quyền tự do dân sự và tự do chính trị. Úc là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn trong số đó nổi bật như: Liên Hợp Quốc, Câu lạc bộ Paris, G-20, Khối Đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ, Thịnh vượng chung các quốc gia, ANZUS, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương.

Sơ lược về nước Úc (Australia):
Quốc kỳ:Quốc kỳ nước Úchttps://cdn.diaocthongthai.com/map/AUS/map_hd_0/flag-of-australia-320x160.gif
Châu lục:Châu Đại Dương
Mã vùng:61
Thủ đô:Canberra
Diện tích:7,741,220 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:25.203.198 người (2019)
GDP:1.392,68 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019
GDP đầu người:$54,907.10
Tiền tệ:Australian dollars (AUD)

nước Úc (Australia) ở đâu? Bản đồ vị trí nước Úc (Australia)

Bản đồ vị trí nước Úc
Bản đồ vị trí nước Úc. Nguồn: Wikipedia
Úc ở đâu?
Úc ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí của Úc. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí của Úc. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính nước Úc (Australia)

Bản đồ của Úc
Bản đồ của Úc. Nguồn: nationsonline.org
Bản đồ Úc
Bản đồ Úc. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ các bang của Úc
Bản đồ các bang của Úc. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ Lãnh thổ Úc
Bản đồ Lãnh thổ Úc. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ hành chính nước Úc
Bản đồ hành chính nước Úc. Nguồn: Ezilon.

Lịch sử

Theo ước tính, loài người bắt đầu định cư tại lục địa Úc từ 42.000 đến 48.000 năm trước, các di dân này có thể đã từ khu vực mà nay là Đông Nam Á và đến theo các cầu lục địa và vượt biển khoảng cách ngắn. Các cư dân đầu tiên này có thể là tổ tiên của thổ dân Úc hiện nay. Khi người châu Âu tiến hành định cư vào cuối thế kỷ XVIII, hầu hết thổ dân Úc là những người săn bắn-hái lượm, có một văn hóa truyền khẩu phức tạp và các giá trị tinh thần dựa trên sùng kính thổ địa và tin tưởng vào thời mộng ảo. Người quần đảo Eo biển Torres thuộc nhóm dân tộc Melanesia, họ ban đầu là những người làm vườn và săn bắn-hái lượm. Các ngư dân từ Đông Nam Á hàng hải thỉnh thoảng cũng đi đến các vùng duyên hải và vùng biển bắc bộ của Úc.

Nhà hàng hải người Hà Lan Willem Janszoon là người châu Âu đầu tiên được ghi chép là đã trông thấy đại lục Úc, và là người châu Âu đầu tiên được ghi chép là đã đổ bộ lên lục địa Úc. Ông trông thấy bờ biển của bán đảo Cape York vào đầu năm 1606, và tiến hành đổ bộ vào ngày 26 tháng 2 tại sông Pennefather gần thị trấn Weipa ngày nay tại Cape York. Người Hà Lan vẽ hải đồ toàn bộ đường bờ biển tây bộ và bắc bộ và đặt tên cho lục địa đảo là “Tân Hà Lan” trong thế kỷ XVII, song không tiến hành nỗ lực định cư. Nhà thám hiểm người Anh William Dampier đổ bộ lên bờ biển tây-bắc của Tân Hà Lan vào năm 1688 và tiếp một lần nữa vào năm 1699 trong một chuyến đi trở lại. Năm 1770, James Cook đi thuyền dọc theo và vẽ bản đồ bờ biển phía đông, ông định danh cho nó là New South Wales và tuyên bố chủ quyền cho Anh Quốc. Sau khi mất 13 thuộc địa tại Bắc Mỹ vào năm 1780, Chính phủ Anh cử một hạm đội tàu, “Đệ Nhất hạm đội”, dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Arthur Phillip, đi thiết lập một thuộc địa lưu đày mới tại New South Wales. Một trại được lập ra và quốc kỳ được kéo lên tại Sydney Cove, Port Jackson, vào ngày 26 tháng 1 năm 1788, ngày này trở thành ngày quốc khánh của Úc.

Một khu định cư của Anh Quốc được thiết lập tại đất Van Diemen, nay là Tasmania, vào năm 1803 và đảo này trở thành một thuộc địa riêng biệt vào năm 1825. Anh Quốc chính thức tuyên bố chủ quyền đối với phần tây bộ của Tây Úc (thuộc địa sông Swan) vào năm 1828. Các thuộc địa riêng biệt được tách ra từ các lãnh thổ của New South Wales: Nam Úc vào năm 1836, Victoria vào năm 1851, và Queensland vào năm 1859. Lãnh thổ phương Bắc được tách ra từ Nam Úc và thành lập vào năm 1911. Nam Úc được thành lập với tình trạng là một “tỉnh tự do” – nơi này chưa từng là một thuộc địa lưu đày. Victoria và Tây Úc cũng được thành lập với tình trạng “tự do”, song về sau chấp thuận các tù nhân được vận chuyển đến. Những người định cư tại New South Wales tiến hành một chiến dịch mà cuối cùng đã dẫn đến việc chấm dứt vận chuyển tù nhân đến thuộc địa này; tàu chở tù nhân cuối cùng đến vào năm 1848.

Theo ước tính, dân số thổ dân là từ 750.000 đến 1.000.000 vào thời điểm người châu Âu bắt đầu định cư, song dân số của họ suy giảm trong 150 năm sau đó, chủ yếu do bệnh truyền nhiễm. Một chính sách “đồng hóa” của chính phủ bắt đầu với Đạo luật Bảo vệ thổ dân 1869, kết quả là nhiều trẻ em thổ dân bị đưa ra khỏi gia đình và cộng đồng của chúng, hành động này cũng có thể góp phần vào sự suy giảm của dân số người bản địa. Chính phủ Liên bang giành được quyền ra các điều luật tôn trọng thổ dân sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1967. Quyền sở hữu đất đai theo truyền thống—quyền sở hữu của thổ dân—không được công nhận cho đến năm 1992, khi Tòa Cao đẳng Úc ra phán quyết Mabo v Queensland (số 2) lật đổ học thuyết pháp lý rằng Úc là “đất vô chủ” trước khi người châu Âu chiếm giữ.

Một cơn sốt vàng bắt đầu tại Úc vào đầu thập kỷ 1850 và Nổi loạn Eureka năm 1854 nhằm chống phí cấp phép khai mỏ là một biểu hiện bất tuân dân sự đầu tiên. Từ năm 1855 đến năm 1890, sáu thuộc địa dần giành được quyền có chính phủ chịu trách nhiệm, tự quản lý hầu hết các vấn đề của họ song vẫn là một bộ phận của Đế quốc Anh. Văn phòng Thuộc địa tại Luân Đôn duy trì quyền kiểm soát trên một số vấn đề, đáng chú ý là các quan hệ đối ngoại, phòng thủ, xây dựng và vận chuyển quốc tế.

Ngày 1 tháng 1 năm 1901, đạt được liên minh của các thuộc địa sau một thập kỷ lên kế hoạch, thảo luận và bỏ phiếu. Thịnh vượng chung Úc được thành lập và trở thành một nước tự trị của Đế quốc Anh vào năm 1907. Lãnh thổ Thủ đô Liên bang (sau đổi tên thành Lãnh thổ Thủ đô Úc) được thành lập vào năm 1911 để làm địa điểm của thủ đô liên bang tương lai- Canberra. Trong khi Canberra được xây dựng, Melbourne là nơi tạm thời đặt trụ sở chính phủ từ năm 1901 đến năm 1927. Quyền kiểm soát Lãnh thổ phương Bắc được chuyển từ chính phủ Nam Úc sang nghị viện liên bang vào năm 1911. Năm 1914, Úc cùng Anh Quốc chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, với sự ủng hộ của Đảng Tự do Thịnh vượng chung đang chuyển giao và Đảng Lao động Úc đang tiếp nhận chính phủ. Úc tham gia trong nhiều trận chiến lớn tại Mặt trận phía Tây. Trong số khoảng 416.000 người từng phục vụ, khoảng 60.000 chết và 152.000 bị thương. Nhiều người Úc nhìn nhận thất bại của Quân đoàn Úc và New Zealand tại Gallipoli là mốc quốc gia đản sinh, đó là hành động quân sự lớn đầu tiên của Úc.Chiến dịch đường Kokoda được nhiều người nhìn nhận là một sự kiện định nghĩa quốc gia tương tự trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đạo luật Westminster 1931 của Anh Quốc chính thức chấm dứt hầu hết các liên kết hiến pháp giữa Úc và Anh Quốc. Úc chuẩn thuận nó vào năm 1942, song tuyên bố rằng đạo luật có hiệu lực từ năm 1939 để xác nhận tính hợp lệ của các pháp luật do Nghị viện Úc thông qua trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Bất ngờ trước thất bại của Anh Quốc tại châu Á vào năm 1942 và mối đe dọa Nhật Bản xâm chiếm khiến Úc hướng sang Hoa Kỳ như một đồng minh và nước bảo hộ mới. Từ năm 1951, Úc trở thành một đồng minh quân sự chính thức của Hoa Kỳ, theo hiệp định ANZUS. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Úc khuyến khích nhập cư từ châu Âu. Kể từ thập niên 1970 và sau khi bãi bỏ chính sách Úc Da trắng, nhập cư từ châu Á và những nơi khác cũng tăng tiến. Kết quả là Úc có sự biến đổi về các mặt nhân khẩu học, văn hóa, tự nhận thức về bản thân. Việc thông qua Đạo luật Úc năm 1986 đã đoạn tuyệt các quan hệ hiến pháp cuối cùng giữa Úc và Anh Quốc, theo đó chấm dứt hoàn toàn vai trò của Anh Quốc trong chính phủ của các bang của Úc, và kết thúc quyền chọn lựa chống án pháp lý lên Xu mật viện tại Luân Đôn. Trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1999, 55% số cử tri và đa số tại mọi bang đã bác bỏ một đề xuất trở thành một nước cộng hòa với một tổng chống được bầu từ ít nhất 2/3 số phiếu tại cả hai viện của Nghị viện Úc. Kể từ khi Gough Whitlam trở thành thủ tướng vào năm 1972, chính sách đối ngoại của Úc ngày càng tập trung vào các mối quan hệ với các quốc gia khác trong vành đai Thái Bình Dương, trong khi duy trì quan hệ gần gũi với các đồng minh và đối tác thương mại truyền thống của mình.

Bản đồ vật lý nước Úc (Australia)

Bản đồ vật lý nước Úc
Bản đồ vật lý nước Úc. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý của Úc
Bản đồ vật lý của Úc. Nguồn: worldatlas.com

Địa lý

Địa lý

Diện tích đất liền của Úc là 7.617.930 kilômét vuông (2.941.300 dặm vuông Anh). Tọa lạc trên mảng Ấn-Úc, bao quanh là Ấn Độ Dương (phía tây và phía nam) và Thái Bình Dương (phía đông), tách biệt với châu Á qua các biển Arafura và Timor, biển San hô nằm ngoài khơi bờ biển bang Queensland, và biển Tasman nằm giữa Úc và New Zealand. Úc là lục địa nhỏ nhất thế giới nhưng là quốc gia lớn thứ 6 về tổng diện tích, do kích thước lớn và biệt lập nên Úc còn được gán cho tên “lục địa đảo”, và đôi khi được xem là đảo lớn nhất thế giới. Úc có đường bờ biển dài 34.218 kilômét (21.262 mi) (chưa tính đến các đảo ngoài khơi), và tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 8.148.250 kilômét vuông (3.146.060 dặm vuông Anh), chưa tính đến vùng đặc quyền kinh tế của Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc.

Rạn san hô Great Barrier (Đại Bảo tiêu) là ám tiêu san hô lớn nhất thế giới, có một khoảng cách ngắn với bờ biển đông bắc của lục địa và trải dài trên 2.000 kilômét (1.240 mi). Núi Augustus tại Tây Úc được tuyên bố là đá nguyên khối lớn nhất thế giới,. Với độ cao 2.228 mét (7.310 ft), núi Kosciuszko thuộc Great Dividing Range (dãy Đại Phân Thủy) là núi cao nhất tại Úc đại lục. Các đỉnh núi cao hơn là đỉnh Mawson với cao độ 2.745 mét hay 9.006 foot trên đảo Heard; núi McClintock và núi Menzies có cao độ lần lượt là 3.492 mét (11.457 ft) và 3.355 mét (11.007 ft) tại Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc.

Nước Úc rộng lớn tới mức trải dài hết lục địa Australian

Khí hậu

Kích thước lớn khiến Úc có nhiều dạng phong cảnh khác nhau, với rừng mưa nhiệt đới ở đông-bắc, các dãy núi ở đông-nam, tây-nam và đông, các hoang mạc khô hạn ở trung tâm. Úc là lục địa bằng phẳng nhất, với đất đai cổ nhất và kém phì nhiêu nhất; hoang mạc hay các vùng đất bán khô hạn thường được gọi là “outback” tạo thành phong cảnh phổ biến nhất. Úc là lục địa có người định cư khô hạn nhất, chỉ có các góc đông-nam và tây-nam có khí hậu ôn hòa. Mật độ dân số của Úc là 2,8 người/km², xếp vào hàng thấp nhất trên thế giới, song một phần lớn dân cư sống dọc theo bờ biển đông-nam bộ có khí hậu ôn hòa.

Đông bộ Úc có điểm nhấn là Great Dividing Range (dãy Đại Phân Thủy), dãy núi trải dài song song với bờ biển của Queensland, New South Wales và phần lớn Victoria. Nhiều phần của dãy núi gồm các đồi thấp, và các vùng đất cao thường không có cao độ lớn hơn 1.600 mét (5.249 ft). Các vùng cao duyên hải và một vành đai thảo nguyên cây keo nằm giữa bờ biển và các ngọn núi, trong khi vùng nội địa của dãy phân thủy là các khu vực thảo nguyên rộng lớn. Chúng gồm có các bình nguyên tây bộ của New South Wales, và cao địa Einasleigh, đài địa Barkly, và thổ địa Mulga ở vùng nội địa Queensland. Đỉnh cực bắc của vùng bờ biển phía đông là bán đảo Cape York với các khu rừng nhiệt đới.

Các phong cảnh ở phần bắc bộ của quốc gia— Top End và Gulf Country nằm bên vịnh Carpentaria, có khí hậu nhiệt đới—gồm có rừng thưa, thảo nguyên, và hoang mạc. Tại góc tây-bắc của lục địa là các vách đá và hẻm núi sa thạch của vùng The Kimberley, và Pilbara ở bên dưới. Phía nam của chúng và vùng nội địa, nằm trên nhiều khu vực thảo nguyên hơn: đồng bằng Ord Victoria và đất bụi keo Tây Úc. Phần trung tâm của quốc gia là các cao địa Trung Úc; các đặc trưng của trung bộ và nam bộ gồm có các hoang mạc lục địa Simpson, Tirari và Sturt phủ đá, Gibson, Great Sandy-Tanami, và Đại Victoria, với bình nguyên Nullarbor nổi tiếng tại duyên hải nam bộ.

Khí hậu Úc chịu ảnh hưởng đáng kể từ các dòng hải lưu, bao gồm lưỡng cực Ấn Độ Dương và dao động El Niño–phương Nam, tương quan với hạn hán theo chu kỳ, và hệ thống áp thấp nhiệt đới theo mùa là nhân tố sản sinh các xoáy tụ tại bắc bộ Úc. Các nhân tố này khiến cho lượng mưa thay đổi rõ rệt giữa các năm. Phần lớn phần bắc bộ của quốc gia có một khí hậu nhiệt đới, chủ yếu là mùa hạ-mưa (gió mùa). Góc tây nam của quốc gia có một khí hậu Địa Trung Hải. Phần lớn đông nam bộ (bao gồm Tasmania) có khí hậu ôn hòa.

Bản đồ vệ tinh nước Úc (Australia)

Bản đồ vệ tinh Úc
Bản đồ vệ tinh Úc. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ độ cao địa hình

Bản đồ độ cao Úc
Bản đồ độ cao Úc. Nguồn: gisgeography.com

Xem thêm

  • Tra cứu nhanh bản đồ các nước trên thế giới
5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Bản đồ Australia Thế Giới