Bản đồ Phía Bắc Việt Nam - Thông Tin Mới Nhất Năm 2022

Bản đồ phía Bắc Việt Nam sẽ giúp bạn tra cứu thông tin nhanh chóng về vị trí, địa hình, khí hậu trên địa bàn miền Bắc nước ta.

Cùng kenhtinbatdongsan tìm hiểu thông tin bản đồ phía Bắc Việt Nam được quy hoạch như thế nào mới nhất năm 2022 qua bài viết dưới đây:

Thông tin chung về bản đồ phía Bắc Việt Nam

Miền Bắc là một trong 3 miền lãnh thổ trọng tâm của nước ta. Khu vực này có địa hình đa dạng và khá phức tạp từ bờ biển, đồng bằng, đồi núi đến thềm lục địa. Nơi đây chính là nơi có lịch sử phát triển về địa hình và địa chất lâu đời, quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ.

Bản đồ phía Bắc Việt Nam

Bản đồ phía Bắc Việt Nam

Với diện tích rộng lớn, giáp ranh với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào thì bản đồ phía Bắc Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt. Cụ thể:

Bản đồ phía Bắc Việt Nam: Vị trí và khí hậu

Miền Bắc có bề mặt thấp dần và xuôi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam thông qua hướng các dòng chảy của sông lớn. Thông qua bản đồ phía Bắc Việt Nam, bạn có thể nắm rõ tổng quan diện tích của miền Bắc với số liệu cụ thể, chính xác.

Bắc Bộ nằm ở cực Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông. Bắt đầu từ vĩ độ 23 độ 23 phút Bắc đến 8 độ 27 phút Bắc, tổng chiều dài 1.650km. Chiều ngang từ Đông sang Tây là 600km, rộng nhất so với miền Trung và miền Nam.

Bắc Bộ có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm tương đối cao và ẩm. Khí hậu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lục địa Trung Hoa chuyển xuống và mang tính chất khí hậu lục địa. Một phần duyên hải lại chịu tác động của khí hậu cận nhiệt đới ấm và gió mùa ẩm từ đất liền.

Bản đồ đơn vị hành chính

Bản đồ phía Bắc Việt Nam bao gồm 25 tỉnh thành, tính từ các tình phía Bắc Thanh Hóa đi ra. Được chia làm 3 tiểu vùng riêng biệt: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng. Cụ thể:

  • Khu vực Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và Sơn La, vùng này tọa lạc ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái nhiều lúc được xếp vào tiểu vùng Đông Bắc. Đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa màu sắc, trong những năm gần đây du lịch phát triển, góp phần lớn trong quá trình phát triển kinh tế.
  • Khu vực Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh và Quảng Ninh. Các tỉnh này đang có sự vươn lên rõ rệt, nền kinh tế có nhiều bước chuyển mới.
  • Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Nam Định và Ninh Bình. Có thể nói, đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất, nhờ vị trí đắc địa, khí hậu ôn hòa hơn.
Bản đồ phía Bắc Việt Nam

Bản đồ hành chính phía Bắc Việt Nam.

Chúng ta có thể nhận thấy, Đồng bằng sông Hồng rộng lớn, nơi tập trung dân cư đông đúc, mật độ dân số cao. Chủ yếu là dân tộc Kinh, được ví là đất gốc, cái nôi của dân tộc Kinh, văn hóa Việt.

Văn hóa được ứng dụng trong mỗi cơ sở thực địa, địa bàn cư trú. Trong quá trình sinh hoạt, cuộc sống cộng động tự quản vô cùng đa dạng. Văn hóa được thể hiện rõ mối quan hệ bình đẳng, hòa nhập với thiên nhiên, với xã hội và bản thân của mỗi cư dân.

Nơi đây có rất nhiều địa danh, thắng cảnh đẹp phù hợp cho những ai cuồng chân muốn đến để tham quan du lịch như: Chùa Một Cột, Chùa Keo, Chùa Hương, Vịnh Hạ Long, Đảo Cát Bà, Sapa, Hà Giang, Hồ Ba Bể,… cùng nhiều lễ hội lâu đời khác.

Bản đồ phía Bắc Việt Nam về hành chính

Theo bản đồ phía Bắc Việt Nam, mỗi tỉnh thành có những màu sắc riêng biệt, mang dấu ấn đặc biệt cùng với đó là đường biên giới giữa các tỉnh được thể hiện bằng đường đứt nét, giúp người xem dễ dàng phân biệt, hình dung được hình dạng của các tỉnh thành.

Các thông tin về diện tích, dân số, mật độ dân cư của các tỉnh thành được hiển thị rõ nét, mang đến người xem nguồn thông tin vô cùng hữu ích. Sự thể hiện và phân biệt bằng các ký hiệu quen thuộc trên bản đồ.

Ngoài ra, bản đồ phía Bắc Việt Nam cung cấp những thông tin như vị trí đơn vị hành chính, các địa điểm du lịch, hệ thống cảng biển lớn tại nước ta,… khiến mọi việc diễn ra một cách dễ dàng và nắm rõ được ý nghĩa của các ký hiệu.

Bản đồ giao thông phía Bắc Việt Nam

Thông qua bản đồ phía Bắc Việt Nam về hạ tầng giao thông, chúng ta có thể thấy rõ mạng lưới đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không một cách chân thật nhất. Từ đó, người xem có thể nắm bắt nhanh chóng mọi thông tin về giao thông phục vụ cho vấn đề di chuyển, quá trình giao thương.

Mạng lưới sông ngòi dày đặc chính là điểm cộng cho đất đai tại đồng bằng sông Hồng màu mỡ, nhận được lượng đất bồi bụ lớn. Một điểm cộng cho sự phát triển giao thông đường thủy, các tuyến đường huyết mạch được thể hiện cụ thể.

Không chỉ vậy, các chợ, trường học, bệnh viện, bến xe, bến cảnh, các khu du lịch nổi tiếng đều hiện hữu, giúp ích cho những ai đang sinh sống và làm việc tại khu vực này,

Với sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể mạng lưới giao thông, tuyến đường lớn nhỏ trên bản đồ mà bất cứ ai cũng có thể nắm được tất tần tật thông tin cơ bản nhằm phục vụ cho việc đi lạc hay vận chuyển giữa các tỉnh lân cận trong khu vực.

Bạn đang theo dõi bài viết Bản đồ phía Bắc Việt Nam. Nếu bạn đang quan tâm đến thị trường bất động sản, hãy theo dõi chúng tôi để cập nhất những thông tin mới nhất và bổ ích.

Từ khóa » Bản đồ Phía Bắc Việt Nam