Bản đồ Quận Tây Hồ & Thông Tin Quy Hoạch đến Năm 2030
Có thể bạn quan tâm
LINK TẢI NHANH File PDF CAD Bản đồ Quận Tây Hồ (22M)
Bản đồ Quận Tây Hồ hay bản đồ hành chính các Phường tại Quận Tây Hồ, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch quận Tây Hồ tại Thủ Đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.
Mục lục [Ẩn]
1. Giới thiệu vị trí địa lý Quận Tây Hồ 2. Bản đồ hành chính Quận Tây Hồ năm 2023 3. Thông tin quy hoạch Quận Tây Hồ mới nhất 3.1. Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 3.2. Thông tin Quy hoạch phân khu đô thị H2-1, tỷ lệ 1/2000 tại Quận Tây Hồ 4. Bản đồ Google Maps Quận Tây HồGiới thiệu vị trí địa lý Quận Tây Hồ
Ngày 28 tháng 10 năm 1995 Quận Tây Hồ được thành lập với diện tích tự nhiên 24 km², chia làm 8 đơn vị hành chính, gồm 8 phường: Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Liên, Xuân La, Yên Phụ.
Quận Tây Hồ được đặt theo tên của Hồ Tây, đây là hồ nước tự nhiên lớn nhất của Hà Nội nằm trên địa bàn quận Tây Hồ.
Tiếp giáp địa lý: Quận Tây Hồ một quận nội thành nằm ở phía bắc của thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp quận Long Biên bởi ranh giới tự nhiên là sông Hồng
- Phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm
- Phía nam giáp các quận Ba Đình bởi ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Thanh Niên và đường Hoàng Hoa Thám, Cầu Giấy
- Phía bắc giáp huyện Đông Anh bởi ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
Vùng Hồ Tây xưa có các sản vật chim sâm cầm, hạt sen, vải lĩnh, giấy dó. Hiện nay Tây Hồ nổi tiếng với bánh tôm Hồ Tây, làng đào Nhật Tân...
LINK TẢI KHỔ LỚN (22M)
Nhiệm vụ trọng tâm của quận Tây Hồ:
Một là: Tập trung quản lý, giữ gìn cảnh quan, nâng cao chất lượng môi trường, khai thác có hiệu quả Hồ Tây và các vùng phụ cận để phát triển kinh tế.
Hai là: Nâng cao kỷ cương, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng đô thị, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật - xã hội.
Ba là: Xây dựng nếp sống văn hoá người Hà Nội, đặc biệt là văn hoá trong ứng xử, nếp sống đô thị thanh lịch - văn minh - hiện đại.
Bốn là: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Năm là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng. Tiếp tục thực hiện tốt công tác cán bộ (tập trung công tác quy hoạch, đào tạo qua trường lớp, qua thực tiễn)
Bản đồ hành chính Quận Tây Hồ năm 2023
LINK TẢI KHỔ LỚN (22M)
LINK TẢI KHỔ LỚN (22M)
Thông tin quy hoạch Quận Tây Hồ mới nhất
Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2030, Quận Tây Hồ là quận thuộc khu vực phát triển của thành phố trung tâm chính trị hành chính, kinh tế văn hóa, du lịch… của cả nước. Đây là khu đô thị trung tâm mở rộng từ nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.
Khu đô thị mới Tây Hồ Tây sẽ được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, gồm: Khu thương mại quốc tế (có Trung tâm truyền thông kỹ thuật số…), khu thương mại (khu vực mua sắm, giải trí, văn phòng…), khu ven hồ (gồm các hoạt động du lịch, trung tâm tin học, khách sạn, văn phòng), khu dân cư và vành đai xanh (biệt thự, nhà chung cư cao tầng…).
Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000
Theo Quyết định số 4177/QĐ-UBND ngày 08/8/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 thuộc địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Theo Quy hoạch được duyệt, Phân khu đô thị Khu vực Hồ Tây và phụ cận nằm ở phía Bắc khu vực nội đô lịch sử, thuộc địa giới quận Tây Hồ, bao gồm các phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng.
Tổng diện tích đất quy hoạch gần 993 ha, quy mô dân số đến năm 2050 tối đa khoảng 58.000 người. Phân khu đô thị được chia thành 20 ô quy hoạch để kiểm soát phát triển, trong ô quy hoạch bao gồm các lô đất chức năng và đường giao thông cấp nội bộ. Đây sẽ là trung tâm văn hóa, lịch sử, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí của Thành phố, khu bảo tồn sinh thái đô thị kết hợp với xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang kiến trúc và hạ tầng đô thị.
PHÓNG TO
Quy hoạch sử dụng đất các chức năng chính như sau:
- Đất công trình công cộng cấp đô thị: có tổng diện tích khoảng 63,2ha, chiếm 6,36% diện tích đất nghiên cứu, bao gồm các chức năng: Khách sạn, Dịch vụ, Thương mại, Tài chính, Y tế, Văn hóa, Hành chính quản lý đô thị và công trình công cộng hỗn hợp (không có chức năng ở).
- Đất công viên, cây xanh đô thị: có tổng diện tích 604,82ha chiếm 60,91% diện tích đất nghiên cứu, trong đó diện tích đất cây xanh TDTT khoảng 41,48ha, diện tích mặt nước khoảng 562,98ha. Khai thác tối đa các quỹ đất nông nghiệp, đất trống dành cho cây xanh để tôn tạo cảnh quan cho khu vực Hồ Tây. Đối với mặt nước Hồ Tây, ngoài khai thác các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, tại các vị trí có điểm nhìn đẹp có thể bố trí đài phun nước phục vụ nhu cầu thăm quan, ngắm cảnh của khách du lịch.
- Diện tích đất giao thông cấp đô thị khoảng 23,12ha, chiếm 2,33% diện tích đất nghiên cứu.
- Đất trường THPT: có tổng diện tích khoảng 4,79ha, chiếm 0,48% diện tích đất nghiên cứu.
- Đất đơn vị ở có diện tích khoảng 228,61 ha, chiếm 23,02% tổng diện tích đất với chỉ tiêu 40,2 m2/người.
- Đất hỗn hợp có diện tích khoảng 12,59ha, chiếm 1,27% diện tích đất nghiên cứu, bao gồm nhiều chức năng: cơ quan, trụ sở, văn phòng, thương mại, dịch vụ, ở… Tỷ trọng sàn nhà ở chiếm tỷ lệ không quá 30% tổng diện tích sàn phần nổi công trình.
- Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: có tổng diện tích 2,05ha, chiếm 0,21% diện tích đất nghiên cứu.
- Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng: có tổng diện tích 12,21ha, bao gồm cả hành lang bảo vệ công trình di tích.
Các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phù hợp định hướng của Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt; tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
Về tổ chức không gian quy hoạch:
- Lấy Hồ Tây làm trung tâm để phát triển không gian đô thị.
- Cấu trúc không gian được tổ chức theo các dải, lớp tạo bởi các tuyến đường xung quanh Hồ Tây; đặc biệt có trục không gian bán đảo Quảng An kết nối Hồ Tây với không gian sông Hồng và thành Cổ Loa, xác định một số công trình tạo điểm nhấn kiến trúc có chiều cao theo hướng thấp dần về phía Hồ Tây.
- Không gian đô thị chủ yếu là công trình thấp tầng, mật độ xây dựng thấp, chỉ bố trí hạn chế một số công trình cao tầng tại các trục không gian và điểm nhấn được xác định theo quy hoạch và thiết kế đô thị.
- Tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh, hạ tầng xã hội trong các khu vực dân cư, làng xóm.
- Việc khai thác và sử dụng mặt nước Hồ Tây phải tuân thủ Quy định về quản lý Hồ Tây đã được UBND Thành phố ban hành tại Quyết định số 92/2009/QĐ-UBND ngày 19/8/2009.
- Quy hoạch này đã phân ra 3 vùng khống chế kiểm soát tầng cao và mật độ xây dựng.
Theo Quyết định số 4177/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, các dự án được ưu tiên đầu tư trong khu vực quy hoạch này gồm: Hoàn thiện và bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, cây xanh xung quanh Hồ Tây, cải tạo hệ thống giao thông trong các khu dân cư hiện có; Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội đặc biệt là trường học, nhà trẻ…; Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, cải tạo chỉnh trang hệ thống công viên cây xanh, các công trình văn hóa, di tích trong khu vực… Khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình công cộng, dịch vụ du lịch có quy mô lớn đóng góp cho cảnh quan khu vực, nâng cao và phát huy giá trị của khu vực Hồ Tây.
Thông tin Quy hoạch phân khu đô thị H2-1, tỷ lệ 1/2000 tại Quận Tây Hồ
Theo Quyết định số 6632/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị H2-1, tỷ lệ 1/2000 thuộc các phường của quận Tây Hồ, quận Cầu Giấy và quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Theo đó, quy hoạch phân khu đô thị H2-1, tỷ lệ 1/2000 có diện tích khoảng 2.453ha với quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 214 nghìn người, đến năm 2050 khoảng 249 nghìn người. Phân khu đô thị này thuộc địa giới hành chính các phường: Phú Thượng, Xuân La - quận Tây Hồ; phường Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Mai Dịch - quận Cầu Giấy; thị trấn Cầu Diễn, xã Cổ Nhuế, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Thụy Phương - huyện Từ Liêm, Hà Nội.
PHÓNG TO
Phân khu đô thị H2-1 có phía Bắc giáp đê sông Hồng (đường An Dương Vương); phía Đông giáp đường Vành đai 2 và Lạc Long Quân; phía Nam giáp phân khu H2-2 (đường Cầu Giấy, Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu); phía Tây giáp phân khu GS (hành lang xanh sông Nhuệ).
Phân khu đô thị H2-1 sẽ là trung tâm hành chính - văn hóa, thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, giáo dục, du lịch, thể thao và giải trí chất lượng cao của thành phố Hà Nội. Nơi tập trung các viện nghiên cứu khoa học hàng đầu quốc gia.
Là khu vực xây dựng hiện hữu cải tạo, chỉnh trang và phát triển mới nhằm "giảm áp lực" cho khu vực nội đô lịch sử (bố trí quỹ đất để xây dựng các khu đô thị phục vụ tái định cư, di dân các khu chung cư cũ trong khu vực nội đô, nhà ở xã hội...); khu vực phát triển mới khu đô thị chất lượng cao.
Mục tiêu của quy hoạch nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.
Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng và các quy định của Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội có liên quan đến phân khu đô thị. Xác định cụ thể hóa phạm vi, ranh giới, diện tích, quy mô đất đai, dân số và các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị; các khu vực bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới và chuyển đổi chức năng sử dụng đất (các cụm công nghiệp, kho tàng) phù hợp với: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch chuyên ngành và ngành quy hoạch lĩnh vực và mạng lưới ... và tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và Tiêu chuẩn thiết kế.
Xác định các nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đối với các khu chức năng các không gian đặc trưng và cấu trúc đô thị tại khu vực lập quy hoạch phân khu, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững.
Thiết lập không gian đô thị mới hiện đại, đồng bộ trên trục Hồ Tây - Cổ Loa. Hình thành trung tâm hành chính, văn hóa, thương mại, tài chính hướng Hồ Tây. Ưu tiên phát triển các chức năng về du lịch, giải trí, khách sạn và hội nghị, các trụ sở cơ quan làm việc của bộ, ngành Trung ương, các viện nghiên cứu và các chức năng chuyên ngành quy mô lớn theo mô hình hiện đại, cao tầng, đa chức năng.
Thiết lập trung tâm dịch vụ đa chức năng quy mô lớn trên các tuyến giao thông chính, như Phạm Văn Đồng, Tây Thăng Long, Hoàng Quốc Việt. Tạo nhiều không gian mở nối kết với hồ Tây, sông Hồng và vành đai xanh sông Nhuệ với các khu đô thị mới và khu dân cư hiện hữu.
Quy hoạch xây dựng mới gắn với việc cải tạo nâng cấp các khu vực hiện có, cập nhật và khớp nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc nhằm nâng cao điều kiện môi trường sống, cảnh quan chung. Phát triển đô thị hiện đại với các chức năng hỗn hợp, gắn với việc bảo tồn tôn tạo các giá trị di sản truyền thống của địa phương. Phát huy được các yếu tố thuận lợi, tiềm năng phát triển của khu vực, tạo được nét đặc trưng riêng. Tổ chức đồng bộ hệ thống các trung tâm, các khu nhà ở gắn kết với các dịch vụ hạ tầng hiện đại theo mô hình đa chức năng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Xác định khung kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở quy hoạch chung, kế thừa, cập nhật quy hoạch quận, huyện, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đã được phê duyệt, các dự án đã điều chỉnh theo chủ trương của cấp có thẩm quyền.
Làm cơ sở tổ chức, lập các quy hoạch chi tiết; đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện, danh mục các chương trình đầu tư và dự án chiến lược; kiểm soát phát triển và quản lý đô thị; điều chỉnh quy hoạch các quận, huyện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt để phù hợp với các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Đề xuất quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu, làm cơ sở lập Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc; các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư theo quy định và để các cấp chính quyền địa phương và cơ quan quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
Bản đồ Google Maps Quận Tây Hồ
Từ khóa » Bản đồ Phường Xuân La Quận Tây Hồ
-
Bản đồ Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành Phố Hà Nội
-
Thông Tin Tổng Quan Và Bản đồ Phường Xuân La, Quận Tây Hồ
-
Thông Tin Tổng Quan Và Bản đồ Phường Xuân La, Quận Tây Hồ
-
Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
-
Bản đồ Quy Hoạch Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Tra Cứu Thông Tin ...
-
Làm Sao để đến Xuân La, Tây Hồ Bằng Xe Buýt? - Moovit
-
Bán đất Tại Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội
-
Xuân La (phường) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bản đồ Quy Hoạch Giao Thông Phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
-
File Bản Đồ Quy Hoạch Quận Tây Hồ Thành Phố Hà Nội 2022 Mới
-
Bản đồ Hành Chính Quận Tây Hồ Khổ Lớn Năm 2022