Bản đồ Quy Hoạch Giao Thông Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế (còn được viết là Thừa Thiên – Huế) là một tỉnh ven biển nằm ở cực nam của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung, Việt Nam. Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội 660 km về phía nam, cách thành phố Đà Nẵng 94 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.050 km về phía bắc theo đường Quốc lộ 1A. Tổng diện tích là 5.048,2 km².

Tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý như sau: Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp tỉnh Saravane thuộc Lào và giáp tỉnh Quảng Trị; phía nam giáp tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và giáp tỉnh Sekong thuộc Lào; phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị và biển Đông.

Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như quốc lộ 49 (tuyến đường huyết mạch nối từ cảng Thuận An qua thành phố Huế lên huyện miền núi A Lưới, quốc lộ 49B (kết nối các xã, phường ven biển), tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15, 18 và các tỉnh lộ khác.

Về quy hoạch giao thông, ngày 24/6/2015, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định số 1174/QĐ-UBND về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng điến năm 2030.

Đến năm 2030, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển 27 triệu tấn hàng hóa và 37 triệu hành khách (HK) về sản lượng vận chuyển; 8.819 triệu Tấn.Km hàng hóa và 5.787 triệu HK.Km về sản lượng luân chuyển. Thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn.

Kết cấu hạ tầng giao thông: Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quy hoạch.

Đường bộ: Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến cao tốc; đường đô thị; đường vành đai.

Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì kỹ thuật theo kế hoạch; 100% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tối thiểu loại A.

Đường thủy nội địa: Hoàn thiện đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải thủy chính sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần, tuyến phá Tam Giang đến đầm Cầu Hai đạt tiêu chuẩn cấp III. Đầu tư cải tạo nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị tại các cảng, bến bốc xếp, bến khách ngang sông, bến tàu thuyền du lịch trọng yếu trên địa bàn tỉnh.

Cảng biển: Tiếp tục nâng cấp cảng biển Thừa Thiên Huế trên cơ sở tăng trưởng về nhu cầu vận tải.

Đường sắt: Hoàn thành nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có và nghiên cứu, đầu tư một số tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đường sắt đã được phê duyệt.

Đường hàng không: Duy trì phát triển cảng hàng không - sân bay quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, đáp ứng khả năng tiếp nhận các loại máy bay như: B767, B777, B787 và tương đương. Số hành khách giờ cao điểm: 4.000 hành khách/giờ cao điểm. Công suất đạt 8-10 triệu hành khách/năm.

Về công nghiệp giao thông vận tải: Tiếp tục củng cố, nâng cấp kết hợp đầu tư xây dựng mới cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng tăng về nhu cầu vận tải.

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh 1.

Tỉnh Thừa Thiên Huế thể hiện trên bản đồ Google vệ tinh.

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh 2.

Tỉnh Thừa Thiên Huế thể hiện một phần trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh 3.

Ký hiệu giao thông trên bản đồ quy hoạch.

- Xem chi tiết quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Cập nhật quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế TẠI ĐÂY.

Từ khóa » Bản đồ Giao Thông Thừa Thiên Huế