Bản đồ Quy Hoạch Huyện Hoành Bồ Quảng Ninh đến 2030 Tầm Nhìn ...
Có thể bạn quan tâm
Vào tháng 12/2019 thì huyện Hoành Bồ chính thức được sát nhập vào thành phố Hạ Long. Dưới đây là quy hoạch chung huyện Hoành Bồ Quảng Ninh đến năm 2030 tầm nhìn 2050.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Vị trí địa lý huyện Hoành Bồ
- Định hướng phát triển không gian huyện Hoành Bồ
- Vùng đô thị Trới
- Vùng đô thị mới Bắc Cầu Bang (xã Thống Nhất, Vũ Oai)
- Vùng sinh thái ven vịnh Cửa Lục (xã Lê Lợi, Thống Nhất)
- Vùng công nghiệp sạch (Xã Lê Lợi, Thống Nhất)
- Vùng bảo tồn thiên nhiên (Xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hòa Bình)
- Vùng bảo tồn rừng đầu nguồn, bảo vệ hồ đầu nguồn Yên Lập (Xã Tân Dân, Bằng Cả, Quảng La)
- Vùng phát triển khu vực trung du miền núi thấp
- Vùng miền núi cao
- Quy hoạch giao thông huyện Hoành Bồ
- Phát triển mạng lưới giao thông đường thủy
- Phát triển mạng lưới giao thông đường sắt
- Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ
Vị trí địa lý huyện Hoành Bồ
Huyện Hoành Bồ nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Ninh, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Cẩm Phả.
- Phía tây giáp thành phố Uông Bí.
- Phía nam giáp thành phố Hạ Long (với ranh giới là vịnh Cửa Lục) và thị xã Quảng Yên.
- Phía bắc giáp huyện Ba Chẽ và tỉnh Bắc Giang.
Trước khi giải thể vào năm 2019, huyện có diện tích 843,54 km², dân số là 51.003 người, mật độ dân số đạt 60 người/km².
Định hướng phát triển không gian huyện Hoành Bồ
Vùng đô thị Trới
Bao gồm thị trấn Trới, một phần xã Lê lợi, có tính chất là đô thị trung tâm hành chính chính trị, trung tâm kinh tế và văn hóa của toàn vùng.
Định hướng phát triển : phát triển các đô thị mới mở rộng với chức năng đô thị gắn với các trung tâm thương mại, tài chính – ngân hàng, dịch vụ du lịch, trung tâm đào tạo, y tế, trung tâm TDTT, vui chơi giải trí; đầu tư xây dựng khu hành chính và dịch vụ công cộng mở rộng xuống phía Nam trục đường Trới – Vũ Oai, phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao.
Vùng đô thị mới Bắc Cầu Bang (xã Thống Nhất, Vũ Oai)
Là vùng phát triển đô thị mới, phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng phía Đông của huyện. Định hướng phát triển: hình thành các đô thị dịch vụ thương mại, tài chính – ngân hàng, dịch vụ du lịch sinh thái, dịch vụ vận tải đường bộ, vận tải biển và hậu cần kho cảng.
Vùng sinh thái ven vịnh Cửa Lục (xã Lê Lợi, Thống Nhất)
Bảo tồn vùng sinh thái ngập mặn, phát triển du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử khai thác cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử vốn có; duy trì hoạt động kinh tế nuôi trồng thủy sản.
Vùng công nghiệp sạch (Xã Lê Lợi, Thống Nhất)
Bao gồm các khu cụm công nghiệp hiện có, chỉ phát triển đến giai đoạn 1 (đến năm 2030), từng bước chuyển đổi sang mô hình công nghiệp công nghệ cao, sạch, sản xuất các loại sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường (chế biến nông lâm thủy hải sản, điện, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng ứng dụng công nghệ cao).
Vùng bảo tồn thiên nhiên (Xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hòa Bình)
Bao gồm khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng và khu vực rừng đầu nguồn hồ Cao Vân. Định hướng phát triển: bảo tồn hệ sinh thái rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, phát triển kinh tế đồi rừng, du lịch sinh thái, thắng cảnh, văn hóa dân tộc cộng đồng, du lịch mạo hiểm và khám phá rừng núi.
Vùng bảo tồn rừng đầu nguồn, bảo vệ hồ đầu nguồn Yên Lập (Xã Tân Dân, Bằng Cả, Quảng La)
Là vùng sẽ phát triển dân cư nông thôn mới, phát triển kinh tế đồi rừng, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa truyền thống.
Vùng phát triển khu vực trung du miền núi thấp
Là khu vực dọc theo trục đường tỉnh lộ 326 (đường cao tốc Hạ Nội – Móng Cái) khu vực các xã Quảng La, Dân Chủ, Sơn Dương, Thống Nhất, Hòa Bình.
Định hướng phát triển : hình thành các điểm trung tâm cụm xã và điểm dân cư nông thôn gắn với các điểm dịch vụ thương mại, dịch vụ nông – lâm nghiệp nông thôn.
Phát triển các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có hiệu suất cao; phát triển công nghiệp VLXD, khai thác mỏ, khoáng sản. Phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, di tích cách mạng gắn với du lịch sinh thái miệt vườn.
Vùng miền núi cao
Bao gồm khu vực núi cao các xã Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng, là vùng phát triển dân cư nông thôn, du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch làng bản và phát triển các cây công nghiệp như lấy gỗ, cây ăn quả, vùng cây dược liệu.
Quy hoạch giao thông huyện Hoành Bồ
Phát triển mạng lưới giao thông đường thủy
Duy tu, nạo vét các tuyến đã đưa vào quản lý; lắp đặt phao tiêu, biển báo đảm bảo ATGT đường thủy. Nâng cấp luồng phù hợp với quy hoạch cảng, bến khu vực Quảng Ninh.
Xây dựng đường chuyên dùng từ các mỏ ở Tân Dân, Quảng La vận chuyển than về vùng Uông Bí, không sử dụng các bến, cảng thủy nội địa khu vực huyện Hoành Bồ để xuất than. Xây dựng cụm Cảng vật liệu xây dựng tại xã Thống Nhất và xã Vũ Oai theo các dự án quy hoạch đã được phê duyệt.
Phát triển các bến dọc sông Trới và sông Diễn Vọng. Hạn chế không xây dựng, phát triển loại bến chuyên dùng của các nhà máy xi măng thuộc Cảng Hòn Gai trong khu vực vịnh Cửa Lục và vùng vịnh Hạ Long.
Phát triển mạng lưới giao thông đường sắt
Đi qua địa bàn Huyện sẽ có tuyến đường sắt Hạ Long – Móng Cái nằm trong hệ thống hành lang đường sắt ven biển. Tuyến được nghiên cứu xây dựng theo tiêu chuẩn đường đơn cấp 2 trong giai đoạn ngoài 2030.
Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ
+ Đường cao tốc và quốc lộ : Đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long : Đề xuất nghiên cứu thêm nút giao với QL279 (thuộc địa phận xã Sơn Dương). Đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái: Xây dựng toàn tuyến đạt 4 làn xe, 2 làn dừng xe khẩn cấp. Quốc lộ 279: Thực hiện theo Quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.
+ Đường tỉnh :
- Đường tỉnh 326 : Nâng cấp mở rộng ĐT.326 đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi.
- Đường tỉnh 328 (đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long): Xây dựng đoạn Cái Mắm – Đồng Đăng đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng như dự án đang triển khai. Đoạn Trới – Vũ Oai giữ nguyên hướng tuyến và quy mô. Đoạn Vũ Oai – Quang Hanh đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, bố trí nhánh kết nối ĐT.326 và đường cao tốc; tại đầu phía Quang Hanh xây dựng nút giao khác mức.
- Đường tỉnh 337 : Chuyển đoạn từ Cột đồng hồ đến cầu Bang (Km7+500) thành đường đô thị; Cải tạo nâng cấp đoạn từ cầu Bang (Km7+500) đến đường tỉnh 326 (Km15) đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe.
- Đường tỉnh 342 (dự kiến): Đề xuất tuyến đường tỉnh mới: từ đường tỉnh 326 khu vực Trại Me qua các xã Kỳ Thượng, Đạp Thanh, Thanh Lâm sang địa phận tỉnh Lạng Sơn và kết nối quốc lộ 4B. Tổng chiều dài tuyến khoảng 55Km. Cải tạo nâng cấp đồng bộ các đoạn để toàn tuyến đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi; chính thức đưa vào quản lý với tính chất là đường tỉnh 342.
+ Đường đô thị
Triển khai xây dựng các tuyến đường trục, các tuyến vành đai như đường bao, đường nối các khu đô thị theo quy hoạch đô thị được phê duyệt. Xây dựng hệ thống bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu của đô thị.
+ Đường giao thông nông thôn
Xây dựng mới và nâng cấp giao thông nông thôn đáp ứng các yêu cầu phát triển, các tiêu chí nông thôn mới.
+ Các công trình đầu mối giao thông
Xây dựng 2 bến xe: Bến xe tại trung tâm huyện xây dựng theo tiêu chuẩn bến xe khách loại 3 trên cơ sở nâng cấp bến xe hiện có; Xây dựng mới bến xe tại xã Thống Nhất theo tiêu chuẩn bến xe khách loại 3. Hoàn thành xây dựng mới cầu Trới trên tuyến ĐT326, đầu tư mới cầu Đá Trắng 1,2 trên tuyến ĐT326. Đầu tư cầu và đường dẫn từ khu vực Bắc Cửa Lục sang thành phố Hạ Long.
Xem thêm : Bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long
Xem thêm : Bản đồ quy hoạch thị xã Quảng Yên
Bài viết : Bản đồ quy hoạch huyện Hoành Bồ Quảng Ninh tầm nhìn 2030 – 2050
Từ khóa » Hoành Bồ Là ở đầu
-
Hoành Bồ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoành Bồ (huyện) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Huyện Hoành Bồ - UBND Tỉnh Quảng Ninh
-
Giới Thiệu Khái Quát Huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh
-
Phường Hoành Bồ
-
Sáp Nhập Huyện Hoành Bồ Vào Thành Phố Hạ Long Là Hình Mẫu Về ...
-
Huyện Hoành Bồ Tiềm Năng Một Huyện Tỉnh Quảng Ninh
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Hoành Bồ: Đi đâu, Chơi Gì?
-
Huyện Hoành Bồ Chính Thức Sáp Nhập Vào Thành Phố Hạ Long
-
Tỉnh Quảng Ninh - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Hoành Bồ
-
Bản đồ Quy Hoạch Huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh Mới Nhất 2022
-
Cây Cầu đầu Tiên Nối Hoành Bồ Với Hạ Long Khi Hợp Nhất | Xã Hội