Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Huyện Bàu Bàng đến Năm 2030

Cập nhật mới thông tin bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện Bàu Bàng năm 2023 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của Bàu Bàng tầm nhìn đến năm 2030.

LINK TẢI FILE Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng đến năm 2030 (40M)

Phạm vi quy hoạch huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Huyện Bàu Bàng nằm ở phía bắc tỉnh Bình Dương, cách thành phố Thủ Dầu Một 32 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 62 km về phía bắc theo Quốc lộ 13, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Phú Giáo
  • Phía tây giáp huyện Dầu Tiếng
  • Phía nam giáp thị xã Bến Cát và huyện Bắc Tân Uyên
  • Phía bắc giáp huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Huyện Bàu Bàng có diện tích 340,02 km², dân số năm 2021 là 105.371 người, mật độ dân số đạt 310 người/km².

Quy hoạch Huyện Bàu Bàng, bao gồm thị trấn Lai Uyên (huyện lỵ) và 6 xã: Cây Trường II, Hưng Hòa, Lai Hưng, Long Nguyên, Tân Hưng, Trừ Văn Thố.

Huyện được thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 2013 theo Nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ, trên cơ sở 7 xã còn lại của huyện Bến Cát cũ là: Cây Trường II, Hưng Hòa, Lai Hưng, Lai Uyên, Long Nguyên, Tân Hưng và Trừ Văn Thố.

Khi mới thành lập, huyện có 33.915,69 ha diện tích tự nhiên, 82.024 người với 7 xã trực thuộc. Huyện lỵ đặt tại xã Lai Uyên.

Ngày 11 tháng 7 năm 2018, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 535/NQ-UBTVQH14. Theo đó, thành lập thị trấn Lai Uyên (thị trấn huyện lỵ huyện Bàu Bàng) trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Lai Uyên.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng đến năm 2030

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023: Ngày 22/02/2023, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 413/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Bàu Bàng.

Theo đó, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của huyện Bàu Bàng với diện tích đất nông nghiệp là 23.315,55 ha; đất phi nông nghiệp là 10.686,56 ha; Đất chưa sử dụng: 0 ha.

Đồng thời, kế hoạch thu hồi đất năm 2023 với tổng diện tích đất nông nghiệp là 1.748,80 ha; đất phi nông nghiệp là 02,82 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 gồm các chỉ tiêu sau: đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 3.767,23 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 78,37 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 234,23 ha.

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Bàu Bàng.

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030: Ngày 05/1/2022, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 09/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Bàu Bàng.

Theo quyết định, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Bàu Bàng.

Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Lai Uyên đến 2030.

Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Tài liệu kèm theo:

  • Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Bàu Bàng
  • Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Bàu Bàng
  • Quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng
  • Danh mục các dự án, công trình thực hiện đến năm 2030 trên địa bàn huyện Bàu Bàng (vui lòng nhấn vào liên kết để xem chi tiết);
  • Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Bàu Bàng (vui lòng nhấn vào liên kết để xem chi tiết);
  • Quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Bàu Bàng
  • Quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Bàu Bàng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng

Thông tin quy hoạch huyện Bàu Bàng tại tỉnh Bình Dương mới nhất

Trọng điểm trong quy hoạch huyện Bàu Bàng đến năm 2030

Trong quy hoạch đến năm 2030, Bàu Bàng xuất hiện nhiều quỹ đất quy hoạch công nghiệp và đô thị nổi bật như Khu công nghiệp Lai Hưng, Khu công nghiệp Cây Trường, Khu công nghiệp KHCN, Khu công nghiệp Dầu Tiếng, Khu dân cư KHCN, Cảng logistics 294 ha, …

Trong quy hoạch đến năm 2030, Bàu Bàng bố trí quỹ đất dịch vụ logistics khoảng 294,69ha trên địa bàn xã Tân Hưng (290ha) và Long Nguyên (4,69ha).

Vị trí khu logistics nằm giữa đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh và đường Mỹ Phước Tân Vạn, là nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa của KCN Bàu Bàng. Từ đây, hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt và cả đường bộ. Đường bộ đi theo đường Mỹ Phước – Tân Vạn ra đường Vành Đai 4 đến cảng An Tây hoặc đi theo đường Vành đai Mỹ Phước ra cảng Rạch Bắp.

Đây là dự án đặc biệt quan trọng giúp giải quyết nhiều vấn đề then chốt trong giao thông vận tải hàng hóa, giảm các thủ tục hành chính liên quan. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp của huyện Bàu Bàng và vùng lân cận.

Ngoài ra với Khu CN KHCN và Khu dân cư KHCN là một phần trong đề án Vùng đổi mới sáng tạo – Thành phố thông minh Bình Dương. UBND tỉnh Bình Dương cho thấy quyết tâm của mình và Bàu Bàng là địa phương trọng điểm trong đề án phát triển Thành phố Bình Dương.

Quy hoạch phát triển đô thị Bàu Bàng đến năm 2030

Theo chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020, định hướng giai đoạn 2021 – 2025, xác định huyện Bàu Bàng sẽ có các đô thị sau:

Giai đoạn từ năm 2020 – 2025 huyện Bàu Bàng có 01 đô thị loại IV là đô thị Lai Uyên (hiện là đô thị loại V) và thành lập 01 đô thị mới loại V là đô thị Lai Hưng. Trong đó, thị trấn Lai Uyên là trung tâm huyện lỵ

Giai đoạn sau năm 2025 huyện Bàu Bàng có 01 đô thị loại IV là đô thị Lai Uyên, 01 đô thị loại V là đô thị Lai Hưng và 01 đô thị mới loại V là đô thị Long Nguyên. Theo quy hoạch vùng huyện Bàu Bàng, đến năm 2030 trên địa bàn huyện phát triển 6 khu đô thị như sau:

(1). Khu đô thị trung tâm hiện hữu: Là trung tâm chính trị – hành chính, trung tâm dịch vụ của huyện Bàu Bàng và là trung tâm công nghiệp của khu vực phía Bắc huyện Bàu Bàng; phân bố chủ yếu thị trấn Lai Uyên và một phần đô thị Lai Hưng, hạt nhân là thị trấn Lai Uyên. Dự kiến trở thành đô thị loại IV giai đoạn năm 2020 – 2025.

– Quy mô diện tích đến năm 2030 là 8.835,93ha với quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 90.000 người.

– Tổ chức không gian phát triển đô thị: Hướng phát triển đô thị tại trung tâm hiện hữu kết hợp với khu công nghiệp Bàu Bàng và khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng. Các loại hình đầu tư công nghiệp hướng đến công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao tránh gây ô nhiễm cho đô thị; Định hướng di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh vào các khu công nghiệp tập trung. Không gian phát triển đô thị gắn với các trục hành lang kinh tế chủ đạo là Quốc lộ 13, đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng, đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, đường Vành đai 5, đường ĐT.749C, đường phía Tây quốc lộ 13 và đường Bắc – Nam 1, tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh.

(2). Khu đô thị công nghiệp Cây Trường: Là khu đô thị công nghiệp – thương mại, dịch vụ, nằm ở khu vực phía Bắc khu đô thị trung tâm, thuộc thị trấn Lai Uyên. Quy mô diện tích khoảng 1.900ha với quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 20.000 người.

– Tổ chức không gian phát triển đô thị: Hướng phát triển đô thị về phía Đông khu công nghiệp Cây Trường. Không gian phát triển đô thị gắn với các trục hành lang kinh tế là Quốc lộ 13, đường cao tốc Hồ Chí Minh, đường ĐT.750, đường phía Tây Quốc lộ 13, đường Bắc – Nam 1, tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh và các đường huyện 618 và 626.

(3). Khu đô thị số 3 – Khu đô thị Khoa học công nghệ: Là khu đô thị hiện đại, văn minh kết hợp giải trí chất lượng cao gồm viện nghiên cứu và trường Đại học, trường đào tạo nhân lực có trình độ cao. Nằm ở phía Bắc huyện Bàu Bàng, thuộc 2 xã Cây Trường II và Trừ Văn Thố, có quy mô diện tích khoảng 1.605ha với quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 30.000 người.

– Tổ chức không gian không gian phát triển đô thị: Hướng phát triển là tổ hợp Viện nghiên cứu, trường Đại học, trường Đào tạo nhân lực, khu dân cư kết hợp với khu công nghiệp Khoa học công nghệ gồm các ngành công nghiệp sản xuất tiên tiến tiên tiến, các công ty công nghệ cao và các ngành công nghiệp hỗ trợ tạo ra một hệ sinh thái các ngành công nghiệp cho tương lai, với mục đích phát triển và đạt tới công nghiệp 4.0 và là nơi thử nghiệp những công nghệ sản xuất mới nhất. Không gian phát triển đô thị gắn với trục hành lang kinh tế chủ đạo là Quốc lộ 13, đường cao tốc Hồ Chí Minh, đường ĐT.750, đường phía Tây Quốc lộ 13 và đường Bắc – Nam 1, tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh, Đường huyện 618 và 626.

(4). Khu đô thị số 4 – Khu đô thị Lai Hưng: Là đô thị công nghiệp, thương mại dịch vụ kết hợp sản xuất nông nghiệp đô thị, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực phía Nam huyện Bàu Bàng. Ranh giới là khu vực xã Lai Hưng hiện nay, ở phía Nam huyện với quy mô diện tích là 4.777,2ha (toàn bộ ranh giới hành chính của xã Lai Hưng) và quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 25.000 người. Là đô thị cửa ngõ phía Nam, khu đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V.

– Tổ chức không gian phát triển đô thị: Hướng phát triển đô thị tại trung tâm hiện hữu và mở rộng về phía Bắc kết nối với đô thị Bàu Bàng, phía Đông gắn với tuyến Đông Tây 1. Không gian phát triển đô thị gắn với trục hành lang kinh tế chủ đạo là Quốc lộ 13, đường Bắc Nam 5, đường Đông Tây 1 và các đường huyện.

(5). Khu đô thị số 5 – Khu đô thị Long Nguyên: là khu vực xã Long Nguyên hiện hữu, ở phía Tây huyện Bàu Bàng với quy mô diện tích: 7.541,40ha (toàn bộ ranh giới hành chính của xã Long Nguyên), dân số đến năm 2030 khoảng 15.000 người, đạt tiêu chí đô thị loại V.

– Tổ chức không gian phát triển đô thị: Hướng phát triển đô thị tại trung tâm hiện hữu, mở rộng đô thị về phía Bắc kết nối với đường Vành đai 5. Không gian phát triển đô thị gắn với trục hành lang kinh tế chủ đạo là đường ĐT.749A, đường Vành đai 5, đường Đông Tây 1 và các đường huyện.

(6). Khu đô thị số 6 – Khu đô thị công nghiệp phía Đông thuộc địa bàn xã Hưng Hòa. Là khu đô thị mới kết hợp công nghiệp – dịch vụ với quy mô diện tích: khoảng 578ha, quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 15.000 người.

– Tổ chức không gian phát triển đô thị: Hướng phát triển đô thị ở phía Đông là khu dân cư kết hợp với trường Đại học Cổng Xanh, khu công nghiệp Lai Hưng, khu công nghiệp Tân Bình và dịch vụ kho bãi Logistics. Không gian phát triển đô thị gắn với các trục hành lang kinh tế chủ đạo là đường cao tốc Hồ Chí Minh – Chơn Thành – Thủ Dầu Một, đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng, đường ĐT.741, đường Vành đai 5 và tuyến đường sắt Saigon – Lộc Ninh.

Cách tra cứu thông tin quy hoạch huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Đối với cư dân tại huyện huyện Bàu Bàngcác nhà đầu tư đặc biệt giới đầu tư bất động sản thì việc nắm bắt thông tin quy hoạch luôn được quan tâm. Vậy để tra cứu thông tin quy hoạch huyện Bàu Bàng có những cách nào?

Cách 1: Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường được biết đến là một trong những cách phổ biến. Với cách tra cứu này người dân không cần phải chuẩn bị bất kỳ một loại giấy tờ nào. Có tìm kiếm được thông tin quy hoạch huyện Bàu Bàng hay không chủ yếu dựa vào sự may mắn và khéo léo trong giao tiếp.

Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường
Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường người dân hãy gặp trực tiếp cán bộ quản lý phòng ban liên quan để xin thông tin quy hoạch. Thế nhưng không phải ai cũng sẽ được cung cấp thông tin quy hoạch. Vì trên thực tế thông tin quy hoạch lộ ra dẫn đến sự biến động không nhỏ đối với thị trường bất động.

Khi có thông tin quy hoạch chính xác, người dân sẽ tăng giá tự do, tách thửa phân lô bán đất ào ạt. Nhiều trường hợp đất trong diện quy hoạch vẫn được bán với mức giá hấp dẫn. Việc làm trên ảnh hưởng không nhỏ đến những người có nhu cầu mua bán đất thực sự. Đặc biệt, công tác quản lý cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cách 2: Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai

Tại Văn phòng đăng ký đất đai người dân có thể xin thông tin trích lục về đất. Đương nhiên ở phần thông tin trích lục sẽ có thông tin quy hoạch về đất chính xác. Thế nhưng cách này chỉ áp dụng với chủ sở hữu đất. Bởi để xin được thông tin trích lục người dân sẽ phải chuẩn bị hồ sơ.

Tra cứu thông tin tại Văn phòng đăng ký đất

Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ có liên quan, số chứng minh hoặc số thẻ căn cước,… Đối với người mua đất, chỉ có thể xin trích lục khi chủ sở hữu đất trợ giúp. Tuy nhiên đối với những thông tin quy không có lợi cho bất động sản thì chủ sở hữu sẽ không sẵn lòng giúp bạn xin trích lục thông tin đất.

Thêm vào đó, cách này chỉ áp dụng cho những người có đất ở địa phương. Do vậy có thể thấy rằng cách tra cứu thông tin quy hoạch đất trực tiếp tại xã phường và văn phòng đất đai không khả quan và hiệu quả. Vậy tại sao người dân không thử cách khác, đó chính là tra cứu trực tuyến.

Cách 3: Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến

Tra cứu thông tin quy hoạch huyện Bàu Bàng, người dân có thể sử dụng cách tra cứu trực tuyến. Các ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến đã xuất hiện một vài năm trở lại đây. Dựa trên những nền tảng công nghệ hàng đầu, ứng dụng hoàn toàn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin quy hoạch tại nhà.

Tìm kiếm thông tin bằng tra cứu trực tuyến

Hay nói đơn giản và ngắn gọn hơn, tra cứu trực tuyến là quá trình tìm kiếm thông tin quy hoạch thông qua ứng dụng có sẵn bằng một thiết bị có kết nối internet như điện thoại, máy tính. Người dân không cần phải di chuyển hay đến bất kỳ một địa điểm nào để tìm kiếm thông tin. Thay vào đó, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể tìm kiếm thông tin.

Hiện nay, có rất nhiều trang cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch quận 2 mà người dân có thể thông qua đó nắm bắt thông tin. Ví dụ quyhoach.hanoi.vn, thanhxuan.hanoi.gov.vn, bất động sản INVERT,… Trong đó, Invert được biết đến là ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch huyện Bàu Bàng nói chung và thông tin quy hoạch nói riêng được nhiều người ưu ái sử dụng nhất. Vậy bạn đã biết gì về ứng dụng này.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện Bàu Bàng năm 2021

Theo quyết định Số 1182/QĐ-UBND, UBND tỉnh Bình Dương vừa công bố Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng năm 2021.

PHÓNG TO 1PHÓNG TO 2

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện Bàu Bàng năm 2021
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng năm 2021

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bàu Bàng tầm nhìn đến năm 2030

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bàu Bàng đến năm 2025

Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất tại Bàu Bàng

a) Phân vùng phát triển:

- Khu vực phát triển đô thị: Từ nay đến năm 2030, quỹ đất ở đã đảm bảo theo dự báo phát triển dân số đô thị khoảng 120 nghìn dân tại đô thị Bàu Bàng. Do đó từ nay đến năm 2020, phát triển các dự án dân cư cần tập trung vào chất lượng phát triển.

- Khu vực phát triển công nghiệp: Phát triển dựa trên động lực của khu công nghiệp Bàu Bàng và đô thị Bàu Bàng. Khu công nghiệp Bàu Bàng với quy mô 997,74ha đang hoạt động, khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng đang được đầu tư cơ bản. Định hướng trong thời gian tới sẽ xây mới khu công nghiệp Cây Trường 700ha, khu công nghiệp Lai Hưng 600ha.

- Khu vực phát triển nông nghiệp và nông thôn mới: Phân vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến tỉnh Bình Dương. Loại hình nông nghiệp tùy theo đặc điểm riêng của từng vùng.

- Khu vực phát triển du lịch: Định hướng phát triển khu vực hồ Từ Vân 1 và 2 thành khu sinh thái, du lịch, nghỉ dưỡng.

b) Hành lang phát triển:

- Hành lang công nghiệp – đô thị dọc Quốc lộ 13 với chuỗi đô thị Bến Cát – Bàu Bàng, Chơn Thành... và hệ thống khu công nghiệp tập trung Mỹ Phước – Bàu Bàng – Nam Chơn Thành.

- Vành đai 5 từ thị xã Tân Uyên qua huyện Bắc Tân Uyên đi Phú Giáo – Bàu Bàng.

- Đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng.

- Đường Bàu Bàng – Phú Giáo - Bắc Tân Uyên là tuyến mới đề xuất.

c) Tổ chức không gian đô thị và nông thôn:

- Không gian đô thị: Xác định khu công nghiệp đô thị Bàu Bàng là trung tâm thị trấn Bàu Bàng, thúc đẩy kết nối các khu vực chức năng trong đô thị nhằm tạo nên một tổng thể thống nhất với chức năng phát triển phù hợp.

- Trục cảnh quan - điểm nhấn đô thị: Bao gồm các tuyến đường vành đai, đường tỉnh, đường huyện là các tuyến đường chính trong đô thị. Chú trọng vào thiết kế cây xanh đường phố, đèn chiếu sáng để làm nổi bật các trục cảnh quang.

d) Quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất khu, cụm công nghiệp đến năm 2020, huyện Bàu Bàng có 05 khu công nghiệp với diện tích khoảng 3.298 ha. Bên cạnh đó, các cơ sở công nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp có diện tích là 175ha.

PHÓNG TO 1PHÓNG TO 2

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bàu Bàng tầm nhìn đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bàu Bàng tầm nhìn đến năm 2030

Xem thêm: Bản đồ huyện Bàu Bàng & Thông tin quy hoạch đến năm 2025

Tra cứu thông tin quy hoạch huyện Bàu Bàng Bản đồ quy hoạch huyện Bàu Bàng Bản đồ quy hoạch thị trấn Lai Uyên Lai Hưng lên thị trấn Mở rộng đường N4 Bàu Bàng Bản đồ khu công nghiệp Bàu Bàng Bản đồ quy hoạch huyện Dầu Tiếng Quy hoạch thị trấn Lai Uyên

Từ khóa » Bản đồ Khu Công Nghiệp Bàu Bàng Mở Rộng