Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), gồm: xây dựng, giao thông, công nghiệp, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 24/11/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)

Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai cũ. Ngày 10 tháng 10 năm 2013, thành phố được công nhận là đô thị loại I.

🔆 ĐỀ XUẤT NỘI DUNG CHO BẠN

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đến 11/2024 Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đến 11/2024

Trước đây, địa giới hành chính trên đất liền của thành phố bị chia tách bởi vịnh Cửa Lục, khu vực phía bắc vịnh khi đó thuộc địa phận huyện Hoành Bồ. Cầu Bãi Cháy (trước năm 2006 là bến phà Bãi Cháy) là tuyến giao thông duy nhất kết nối trực tiếp hai bên bờ của thành phố lúc bấy giờ. Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sau khi sáp nhập với huyện Hoành Bồ, Hạ Long trở thành thành phố thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, địa giới hành chính trên đất liền của thành phố trở thành một khối.

Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 165 km về phía đông, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 70 km về phía đông bắc và cách thành phố biên giới Móng Cái 184 km về phía tây nam. Thành phố có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thành phố Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn
  • Phía tây giáp thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên
  • Phía nam giáp huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng và vịnh Bắc Bộ
  • Phía bắc giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và huyện Ba Chẽ.

Thành phố Hạ Long có diện tích 1.119,36 km², dân số năm 2018 là 300.267 người, mật độ dân số đạt 268 người/km². Diện tích tự nhiên của thành phố bao gồm phần diện tích trên đất liền và hàng trăm đảo đá vôi trên các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và Lan Hạ. Như vậy, hiện nay Hạ Long là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, lớn hơn diện tích 3 tỉnh nhỏ nhất là Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên và xấp xỉ diện tích của thành phố trung ương Đà Nẵng. Theo thống kê năm 2019, dân số thành phố là 322.710 người.

Quy hoạch Thành phố Hạ Long, bao gồm 21 phường: Bạch Đằng, Bãi Cháy, Cao Thắng, Cao Xanh, Đại Yên, Giếng Đáy, Hà Khánh, Hà Khẩu, Hà Lầm, Hà Phong, Hà Trung, Hà Tu, Hoành Bồ, Hồng Gai, Hồng Hà, Hồng Hải, Hùng Thắng, Trần Hưng Đạo, Tuần Châu, Việt Hưng, Yết Kiêu và 12 xã: Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Tân Dân, Thống Nhất, Vũ Oai.

Thành phố Hạ Long trên bản đồ vệ tinh
Thành phố Hạ Long trên bản đồ vệ tinh

Theo quy hoạch, thành phố Hạ Long hình thành 5 vùng kinh tế:

Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!! Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang DũngỦng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:

  • Vùng 1: Thương mại, dịch vụ gồm các phường Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng
  • Vùng 2: Công nghiệp, lâm nghiệp gồm các phường Hà Trung, Hà Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong
  • Vùng 3: Khu công nghiệp, cảng biển gồm phường Bãi Cháy, Việt Hưng, Hà Khẩu, Giếng Đáy
  • Vùng 4: Du lịch, thương mại gồm phường Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu
  • Vùng 5: Nông, lâm, ngư nghiệp gồm phường Đại Yên và Việt Hưng

Quy hoạch giao thông thành phố Hạ Long

Quy hoạch giao thông TP. Hạ Long với mạng lưới giao thông huyết mạch trên địa bàn về đối ngoại và đối nội gồm các loại hình: Giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường sông và đường hàng không (thủy phi cơ). Theo đánh giá tại Đồ án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 thì các tuyến đường sắt, luồng đường thủy hiện tại vẫn đáp ứng được nhu cầu vận tải.

Đường bộ: Hiện nay mạng lưới giao thông đến thành phố Hạ Long chủ yếu gồm 3 tuyến đường QL18, QL 279, đường tỉnh 337 với tổng chiều dài trên 50 km. Mạng lưới giao thông nội thị của TP Hạ Long có tổng chiều dài trên 380 km, trong đó gồm các đường trục chính, phố chính và các đường ngõ.

Thành phố Hạ Long nằm chính giữa QL 18 nối từ sân bay quốc tế Nội Bài tới cửa khẩu Móng Cái đã và đang liên tục được nâng cấp, mở rộng do nhu cầu đi lại tăng rất nhanh. Điểm đầu của tuyến QL 279 nằm tại Ngã tư Ao Cá thuộc thành phố Hạ Long.

Hiện nay, thành phố đã xây dựng xong các tuyến đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Hạ Long – Vân Đồn, Hạ Long – Nội Bài (Hà Nội); nâng cấp và mở rộng QL 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương.

Cùng với đó, TP. Hạ Long đầu tư xây dựng mới cầu nối khu Hà Khánh với tỉnh lộ 328, nằm trên tuyến đường trục chính Hà Tu – Hoành Bồ và tuyến đường trục chính Hà Tu – Hoành Bồ để kết nối tuyến đường vành đai tỉnh lộ 328; nghiên cứu, đầu tư xây dựng tuyến đường bao biển kết nối Hạ Long với Cẩm Phả; nâng cấp QL18 đoạn từ nút giao với đường cao tốc đến ngã 3 Hùng Thắng từ 4 làn xe lên 8 làn xe; triển khai giai đoạn 2 tuyến đường nối từ Khu công nghiệp Việt Hưng với QL 18 đi qua kho xăng dầu B12; đầu tư xây dựng cải tạo nút, mở rộng giao thông tại ngã 3 Hà Khẩu nhằm đảm bảo an toàn giao thông khu vực và tránh ùn tắc giao thông.

Theo đó những tuyến đường giao thông cũng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hạ Long thời kỳ 2021-2030.

Mới đây, thành phố Hạ Long đã hoàn thiện nút giao thông Cái Dăm (Ngã 5 giữa các trục đường lớn là đường Hạ Long – Bãi Cháy – Hoàng Quốc Việt); đường vào khu công nghiệp Việt Hưng; hoàn thiện dự án Cải tạo nâng cấp đường Trần Phú (336); đang triển khai việc mở rộng nâng cấp nút giao thông Loong Toòng; mở rộng đường Trần Hưng Đạo; nghiên cứu cải tạo nút giao thông Kênh Liêm và đường Kênh Liêm…

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long đến 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long đến 2030

Đường thủy: Thành phố Hạ Long có tiềm năng rất lớn để phát triển giao thông thuỷ. Cảng Cái Lân có khả năng tiếp nhận 1 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Cảng xăng dầu B12 là cảng chuyên dùng (xăng, dầu) công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, độ sâu bến 7-9m cho tàu 1 vạn tấn. Hệ thống đường ống dẫn dầu đi từ cảng B12 là hệ thống giao thông đường ống lớn nhất và duy nhất ở nước ta. Cảng Hòn Gai có thể đón tàu 1 vạn tấn vào sát bờ, các tàu lớn hơn có thể chuyển tải từ vùng cảng nổi trong vịnh.

Doanh nhân Ông Đào Hồng Tuyển đã xây dựng xong các Cảng tàu du lịch quốc tế trên đảo Tuần Châu cùng với bến phà nối Tuần Châu – Cát Bà.

Việc phát triển về giao thông đường thủy cũng giúp giảm tải đối với giao thông đường bộ, vì vậy thành phố đang nghiên cứu đầu tư xây dựng một số cảng, bến du lịch trên địa bàn gồm: Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cảng Quốc tế và cảng tàu du lịch Hồng Gai để tăng cường vận tải đường biển, thu hút nhiều du khách của các nước trên thế giới; đầu tư, xây mới, cảng tàu khách du lịch Bến Đoan để khai thác tiềm năng du lịch và giữ chân du khách lưu trú lại thành phố; đầu tư hệ thống bến thuyền phục vụ du lịch…

Đường hàng không: Thành phố Hạ Long được quy hoạch những bãi đỗ cho sân bay trực thăng và thuỷ phi cơ. Hiện nay có máy bay trực thăng hàng tuần đưa khách đi du lịch từ Hà Nội tới Bãi Cháy và cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu. Từ tháng 9/2014, Hàng không Hải Âu bắt đầu cung cấp dịch vụ bay thủy phi cơ bay 45 phút từ bến cảng Tuần Châu đến sân bay Nội Bài. Từ cuối năm 2018 đã có Sân bay quốc tế Vân Đồn đáp ứng nhu cầu cho người dân thành phố.

Đường sắt: Tuyến đường sắt Quốc gia nối Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân đã và đang được nâng cấp xây dựng để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa từ Hà Nội tới Hạ Long và cảng Cái Lân.

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất, thành phố Hạ Long

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 26/2/2021, ỦY ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 626/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Hạ Long.

Vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030 thành phố Hạ Long cũng có một phần diện tích được quy hoạch phường Bạch Đằng, Bãi Cháy đến 2030.

Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định 1238/QĐ -UBND phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Hạ Long. Theo kế hoạch, diện tích đất nông nghiệp của Hạ Long năm 2023 là 82.988,63ha; đất phi nông nghiệp là 25.996,65ha; đất chưa sử dụng là 3.150,72ha.

Năm nay, thành phố này sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng của hơn 1.093ha đất. Cụ thể, chuyển mục đích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 951.01ha; đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở 101,25ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 41.71ha.

Quy hoạch chung thành phố Hạ Long

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 10/2/2023 phê duyệt Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040.

Phạm vi khu vực lập quy hoạch là toàn bộ đơn vị hành chính thành phố Hạ Long theo Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang). Phía Nam giáp vùng biển Cát Bà – Hải Phòng; vùng biển Bái Tử Long và vịnh Bắc Bộ. Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả. Phía Tây giáp thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí.

Quy mô lập quy hoạch khoảng 1.121,322 km2 (112.132 ha) và diện tích mặt biển khoảng 402 km2 (40.251 ha).

Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch:

Mục tiêu quy hoạch nhằm xây dựng, phát triển thành phố Hạ Long trở thành đô thị dịch vụ, du lịch văn minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ – du lịch quốc gia mang tầm quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại và đồng bộ gắn kết giữa bảo tồn và phát triển bền vững Di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng.

Phát triển thành phố Hạ Long theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu, lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối, theo hướng đa cực, hài hòa với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các vùng núi phía Bắc thành phố.

Đồng thời, khai thác tối ưu tiềm năng, lợi thế của thành phố Hạ Long; tạo việc làm; nâng cao chất lượng đô thị; khai thác tốt hệ thống hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư trên địa bàn để kết nối, mở rộng không gian phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch.

Hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại, đồng bộ; phát huy vai trò là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng (đường thủy, đường bộ, đường sắt, hàng không) kết nối trong nước và quốc tế…

TP Hạ Long phát triển theo mô hình gồm 05 Vùng

Theo dự báo đến năm 2040, thành phố Hạ Long có khoảng 800.000 – 830.000 người (trong đó: dân số thường trú 550.000 ÷ 570.000 người, dân số quy đổi khoảng 250.000 ÷ 260.000 người).

Thành phố Hạ Long phát triển theo mô hình gồm 05 Vùng (Vùng vịnh Hạ Long, Vùng phía Đông, Vùng phía Tây, Vùng vịnh Cửa Lục và khu vực phía Bắc Vịnh Cửa Lục, Vùng đồi núi phía Bắc); 01 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối.

Quy hoạch phát triển Đô thị – Công nghiệp – Du lịch TP. Hạ Long

Về quy hoạch phát triển đô thị: 

Theo định hướng, đô thị Hạ Long phát triển gắn với bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long, phát triển mở rộng không gian nội thành về phía Bắc vịnh Cửa Lục (các xã Lê Lợi, Thống Nhất, Sơn Dương, Vũ Oai), khai thác phát triển khu vực nông thôn và đồi núi phía Bắc gắn với các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ sinh thái và sản xuất nông lâm nghiệp chất lượng cao.

TP. Hạ Long phấn đâu hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại, đồng bộ; phát huy vai trò hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng kết nối trong nước và quốc tế; làm cơ sở để quản lý quy hoạch, xây dựng chính sách phát triển thành phố Hà Long và triển khai tiếp công tác đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Về định hướng phát triển du lịch:

Thành phố Hạ Long phát triển các khu du lịch vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, resort cao cấp, cảng tàu khách quốc tế, bến du thuyền, bến thủy nội địa hiện đại đẳng cấp quốc tế tại khu vực phía Tây và phía Bắc vịnh Cửa Lục; du lịch văn hóa tại khu vực phía Đông và vùng đồi núi phía Bắc; phát triển hệ thống các bãi tắm và dịch vụ công cộng tại các khu vực ven biển: Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu, Hồng Hà, Hà Phong, Yết Kiêu, Cao Xanh…. Phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch đa dạng trên vịnh Hạ Long, vịnh Cửa Lục, hồ Yên Lập và khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng.

Về định hướng phát triển công nghiệp:

Cùng với định hướng phát triển không gian, Đồ án đưa ra những định hướng quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch hạ tầng kinh tế xã hội; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật; kinh tế đô thị; đánh giá môi trường chiến lược.

Đối với các dự án lấn biển cần sử dụng cấu trúc mở, tạo nhiều khoảng thoáng để yếu tố biển vào sâu trong đất liền; phát triển đô thị ven vịnh, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long làm trọng tâm để Quy hoạch phát triển các khu chức năng thành phố, xây dựng hoàn thiện đô thị trở thành trung tâm dịch vụ du lịch quốc tế, đi đầu trong phát triển tăng trưởng xanh; xây dựng hoàn thiện các dự án ven Vịnh Hạ Long theo quy hoạch, bổ sung hệ thống các công trình kiến trúc điểm nhấn, công trình văn hóa, tiện ích công cộng, dịch vụ du lịch và kết nối hài hòa với không gian Vịnh Hạ Long.

Tài liệu kèm theo:

  • Quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Hạ Long
  • Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, Thành phố Hạ Long

(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050)

Rate this post

Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch Phường Giếng đáy