Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Thành Phố Vũng Tàu, Bà Rịa

Vũng Tàu là một thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông - vận tải và giáo dục và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra, thành phố còn là khu vực hậu cần của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Thành phố Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả Nam Bộ.

Vị trí cụ thể của thành phố Vũng Tàu như sau: Phía đông giáp huyện Long Điền; phía tây giáp vịnh Gành Rái; phía nam, đông nam và tây nam giáp Biển Đông; phía bắc giáp thành phố Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh 1.

Hình ảnh một góc thành phố Vũng Tàu. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bà Rịa - Vũng Tàu).

Thành phố Vũng Tàu có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Nguyễn An Ninh, Rạch Dừa và 1 xã: Long Sơn.

Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2035 của thành phố Vũng Tàu là: Đất dân dụng 5.592 ha, chiếm 54,1%, trong đó đất ở là 3.930 ha, chiếm 38%; Đất ngoài dân dụng 4.738 ha, chiếm 45,9%

Theo tính chất quy hoạch, thành phố Vũng Tàu là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ công cộng và đầu mối giao lưu quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía nam và vùng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; trung tâm du lịch, thương mại - tài chính - ngân hàng, dịch vụ hậu cần thủy hải sản, dịch vụ hàng hải, phát triển cảng biển, dịch vụ khai thác và chế biến dầu khí của cả nước và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.

Về định hướng và phát triển không gian, thành phố Vũng Tàu được quy hoạch như sau:

Về mô hình và cấu trúc không gian đô thị: Thành phố Vũng Tàu phát triển theo mô hình tuyến dọc hướng Đông Bắc - Tây Nam và 02 trung tâm tại Gò Găng và Long Sơn, với các chức năng chính gồm: Công nghiệp - Đô thị - Du lịch. Hệ thống mặt nước, hồ cảnh quan điều hòa như A Châu, Bàu Sen, Bàu Trũng, Rạch Bà, Cửa Lấp; các lưu vực sông Cỏ May, sông Dinh, sông Cửa Lấp, sông Ba Cội,... hệ sinh thái rừng ngập mặn và cảnh quan núi Lớn, núi Nhỏ, núi Nứa là bộ khung tự nhiên của đô thị.

Phân khu vực phát triển: Không gian thành phố Vũng Tàu được chia thành 07 khu vực như sau: Khu vực đảo Long Sơn; khu vực Gò Găng; khu vực Bắc Phước Thắng; khu vực Công nghiệp - Cảng; khu vực đô thị hiện hữu; khu vực Bắc Vũng Tàu; khu vực phát triển du lịch ven biển Chí Linh - Cửa Lấp.

Về trung tâm đô thị hiện hữu: Trung tâm khu đô thị hiện hữu được giữ nguyên vị trí và quy mô. Việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời. Các công sở được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình hạ tầng xã hội, công viên cây xanh đô thị và sử dụng hỗn hợp (văn phòng, thương mại, nhà ở), đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị.

Về trung tâm thương mại, dịch vụ: Phát triển trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, giải trí kết hợp khu đô thị tại khu vực sân bay hiện hữu, quy mô 170 - 180 ha; hình thành mạng lưới trung tâm thương mại dịch vụ hỗn hợp và công cộng cấp đô thị tại khu trung tâm đô thị hiện hữu, trung tâm các khu vực phát triển mới trên dọc tuyến đường 3/2 và 2/9. Các trung tâm thương mại dịch vụ cấp khu vực bố trí dọc theo các tuyến đường chính và trung tâm các khu đô thị. Cải tạo, nâng cấp và phát triển chợ truyền thống tại các khu dân cư hiện hữu.

Về hệ thống công viên cây xanh: Xây dựng các công viên cây xanh đô thị với quy mô khoảng 450 - 500 ha, gắn kết với các hồ và kênh, rạch tự nhiên, tạo thành mạng lưới không gian xanh, hồ điều hòa trong đô thị gồm: Bàu Sen 30 ha, Bàu Trũng 45 ha, Công viên trung tâm tài chính thương mại 21 ha, Rạch Bà 20 ha, Công viên Hồ Mặt trời 33 ha, Công viên trung tâm Phước Thắng (Cầu Cháy) 30 ha, Công viên Núi Nứa 24 ha, Công viên Hồ Mang Cá 40 ha, Công viên Long Sơn 30 ha, Công viên Bắc sân bay Gò Găng 62 ha, Công viên trung tâm Gò Găng 46 ha, Công viên Núi Lớn khoảng 30 ha, Công viên Núi Nhỏ khoảng 50 ha.

Định hướng các khu, cụm công nghiệp, cảng và dịch vụ hậu cần cảng: Duy trì các khu, cụm công nghiệp hiện có và các cảng gắn với khu công nghiệp gồm: Cát Lở, Đông Xuyên, VietSo Petro, mở rộng khu cảng Sao Mai - Bến Đình..., quy mô khoảng 550 ha; hình thành khu công nghiệp dầu khí Long Sơn - cảng, bao gồm: Khu công nghiệp Long Sơn có quy mô 850 ha, khu lọc hóa dầu quy mô khoảng 400 ha, cảng và các điểm tiểu thủ công nghiệp có diện tích khoảng 1.572 ha.

Quy hoạch sử dụng đất TP Vũng Tàu có thể xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Vũng Tàu đến năm 2030. Bản đồ này được thể hiện trên ứng dụng quy hoạch đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được vận hành bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh 2.

Thành phố Vũng Tàu trên bản đồ Google vệ tinh.

  Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Vũng Tàu. 

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh 4.

Ký hiệu các loại đất trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

(Sơ đồ trong bài được căn cứ theo ứng dụng quy hoạch Bà Rịa - Vũng Tàu do Sở Tài nguyên - Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp). 

- Xem thêm: Cập nhật quy hoạch sử dụng đất thành phố Vũng Tàu TẠI ĐÂY.

Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Vũng Tàu