Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Hà Nội 2020 Tìm Nhìn 2030 đến 2050
Có thể bạn quan tâm
Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến thị trường bất động sản Thủ Đô, vì qua đây các nhà đầu tư cũng như người dân sẽ hình dung ra được kế hoạch phát triển chi tiết các vùng tại thủ đô. Vì vậy, luôn được nhiều người tìm hiểu và nghiên cứu. Dưới đây là những thông tin chi tiết nhất về bản đồ quy hoạch Hà Nội tầm nhìn 2050.
Bản đồ quy hoạch Thành phố Hà Nội 2020 - 2030 và tầm nhìn đến 2050
Căn cứ theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 26/07/2011, hiện nay, định hướng phát triển thủ đô Hà Nội đang được thực hiện theo: Bản đồ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050, trong đó thể hiện rõ tầm nhìn, mục tiêu và nội dung chi tiết của quy hoạch.
Định hướng mục tiêu bản đồ quy hoạch Thành phố Hà Nội
Với tầm nhìn xây dựng và phát triển thủ đô Hà Nội trở thành thành phố Xanh - Văn minh - Văn hiến - Hiện đại, định hướng quy hoạch Hà Nội đến 2030 tầm nhìn 2050, nơi đây sẽ trở thành một vùng đô thị lớn năng động, hiện đại, chất lượng hàng đầu, phát triển bền vững trở thành biểu tượng cho cả nước. Đồng thời, phát triển toàn vẹn trên các lĩnh vực đầu tư, an ninh quốc phòng, môi trường,… là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục, khoa học hạt nhân của nước ta.
Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội định hướng xây dựng thủ đô trở thành nơi có môi trường sống - giải trí - du lịch chất lượng hàng đầu, phát triển nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng. Và hơn hết là mục tiêu định hướng Hà Nội trở thành khu vực có chức năng kinh tế tổng hợp, giao tịch và hội nhập với quốc tế mang tầm cỡ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nộ đến năm 2030 tầm nhìn 2050
Các mục tiêu được cụ thể hóa thông qua bản đồ quy hoạch Thành phố Hà Nội 2030:
- Khẳng định và nâng cao vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội xứng tầm thủ đô
- Xây dựng nét văn hóa riêng và độc đáo của đô thị Hà Nội với lịch sử, kiến trúc, văn hóa truyền thống đặc trưng cần được bảo tồn và phát huy
- Định hướng và triển khai thực hiện các chiến lược, chính sách, chủ trương để phát triển hoàn thiện trên tất cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh.
- Tạo nên năng động trong công tác quản lý đô thị và thu hút đầu tư bằng việc xây dựng mô hình chính quyền đô thị, các đô thị trực thuộc được tự chủ và phân quyền hợp lý.
Những thông tin thể hiện trong bản đồ quy hoạch Thành phố Hà Nội mới nhất
Bản đồ quy hoạch Hà Nội 1/500 được triển khai để phát triển xây dựng thủ đô thể hiện chi tiết những thông tin sau đây:
- Địa giới hành chính: tất cả phường xã, quận huyện trên địa bàn thành phố
- Thông tin về quy hoạch dân cư
- Thông tin quy hoạch giao thông
- Thông tin địa danh
- Thông tin quy hoạch sử dụng đất: xây dựng, công viên, khuôn viên, cây xanh, y tế, trường học…
Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội 2020
Nội dung chính bản đồ quy hoạch Thành phố Hà Nội tầm nhìn 2050
- Thủ đô Hà Nội có định hướng quy hoạch đến năm 2030 tầm nhìn 2050 sẽ mang dáng vóc của đô thị mới với thành phố cốt lõi và nhiều thành phố vệ tinh. Theo bản đồ quy hoạch Hà Nội 2020, thủ đô sẽ theo mô hình chùm đô thị trong đó có 5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn xoay quanh khu đô thị trung tâm. Chuỗi đô thị này được kết nối với nhau bằng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông gồm các trục hướng về trung tâm và các đường vành đai liên kết
- Các quận Ba Đình, khu vực Tây Hồ Tây và khu vực Mễ Trì (Q. Nam Từ Liêm) theo bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội 2030 sẽ là đầu não trung ương tập trung hệ thống hành chính, an ninh quốc phòng,…
- Các quận như Tây Hồ và Bắc Từ Liêm sau khi hoàn thiện đường vành đai 2 được quy hoạch phát triển thành KĐT rộng lớn. Tây Hồ là quận tập trung chung cư, đồng thời mở rộng chuỗi KĐT từ nội đô ra ven đô với chuỗi KĐT như Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức với hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hiện đại.
- Về định hướng quy hoạch sử dụng đất, Hà Nội sẽ hướng tăng diện tích xây dựng các trường THPT và mầm non. Đối với nhà ở, diện tích sàn sử dụng mỗi người tối thiểu 25-30m2, cải thiện điều kiện sống trong các khu nhà ở cũ, kiểm soát vấn đề xây dựng của các dự án mới.
- Trục đường vành đai 3 đoạn Phạm Hùng – Dương Đình Nghệ là khu vực quy hoạch xây dựng trung tâm kinh tế mới
- Quy hoạch không gian cảnh quan trung tâm của thủ đô trở thành nơi xây dựng các công viên lớn, các công trình văn hóa, giải trí
Bản đồ quy hoạch Hà Nội mở rộng
Thủ đô theo bản đồ quy hoạch Hà Nội mở rộng sẽ được xây dựng và triển khai theo mô hình tập trung/phân tán đa trung tâm và các thành phố đối trọng; Cụ thể trong đó bao gồm:
- Thành phố lõi ở trung tâm
- Các thành phố đối trọng với khoảng cách là 30km với thành phố lõi, tự cung tự cấp khoảng 1 triệu dân. Tất cả được kết nối với nhau bởi hệ thống đường hướng tâm và đường vành đai được quy hoạch xây dựng hiện đại bao gồm cả URT, BRT, các đường cao tốc
Bản đồ quy hoạch Hà Nội mở rộng
Bản đồ quy hoạch Hà Nội mở rộng cũng đinh hướng dịch chuyển KĐT trung tâm mở rộng ra các vùng ven cụ thể là các khu vực sau:
- Quy hoạch phía Bắc thành phố đến địa phận thuộc các huyện Mê Linh, Đông Anh
- Quy hoạch phía Nam và Tây thành phố đến đường vành đai 4
- Quy hoạch phía Đông TP.Hà Nội đến khu vực Gia Lâm, Long Biên
Bản đồ quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội
Bản đồ quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội với các quận trung tâm đầu não như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hai Bà Trưng,… đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện không gian quy hoạch đô thị chung của toàn thành phố. Dưới đây là bản đồ quy hoạch các quận huyện Hà Nội
Bản đồ quy hoạch Quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm của thủ đô Hà Nội nơi tọa lạc của 18 phố phường lịch sử bao gồm: Cửa Đông, Cửa Nam, Chương Dương, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bông, Hàng Bồm Hàng Buồm, Hàng Đào,Hàng Mã, Hàng Trống, Hàng Gai, Lý Thái Tổ, Tràng Tiền, Phúc Tân, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo.
Bốn mặt tiếp giáp của quận trung tâm được thể hiện trên bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm như sau:
- Phía Nam: giáp quận Hai Bà Trưng, ranh giới là các tuyến phố trung tâm: Hàn Thuyên, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Lê Văn Hưu
- Phía Tây: giáp hai quận Đống Đa và Ba Đình, ranh giới là các tuyến phố: Trần Phú, Lý Nam Đế, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn, đường tàu
- Phía Đông:giáp với quận Long Biên, ranh giới là dòng sông Hồng lịch sử
- Phía Bắc và Tây Bắc: giáp Q. Ba Đình, ranh giới là tuyến phố Phan Đình Phùng và Hàng Đậu
Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm
Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm xây dựng nơi đây thành quận trung tâm đầu não về chính trị và văn hóa, được phát triển thành 4 phân khu cụ thể:
- Quy hoạch Khu vực Hồ Gươm và phụ cận: là khu vực phải tuân theo phê duyệt quy hoạch chi tiết, các quy định và điều lệ quản lý xây dựng trong Phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm, tỷ lệ 1/2000 khi xây dựng
- Quy hoạch Khu phố cổ: là khu được được quy hoạch phát triển theo hướng bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu phố cổ
- Quy hoạch Khu phố cũ: là khu vực được cải tạo và xây dựng các công trình tuân thủ theo quy định của Phê duyệt Quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm tỷ lệ 1/2000
- Quy hoạch Khu vực ngoài đê sông Hồng: Phải tuân theo các chỉ tiêu sử dụng đất của Quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm tỷ lệ 1/2000 khi triển khai xây dựng nhằm cải tạo các công trình
Bản đồ quy hoạch Quận Tây Hồ
Quận Tây Hồ có vị trí địa lý nằm ở phía Bắc của khu vực nội thành của TP. Hà Nội, là đơn vị mang tính lịch sử cao với 8 phường bao gồm: Nhật Tân, Bưởi, Phú Thượng, Quảng An, Tứ Liên, Thụy Khuê, Yên Phụ, Xuân La.
Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ nằm trong bản đồ quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Tây: giáp Q. Bắc Từ Liêm
- Phía Đông: giáp Q. Long Biên, ranh giới là con sông Hồng xanh mát
- Phía Bắc: giáp H. Đông Anh với dòng sông Hồng làm ranh giới
- Phía Nam: giáp hai quận Cầu Giấy và Ba Đình
Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ với trọng tâm là KĐT mới Tây Hồ Tây. Đây là khu đô thị nội đô được đầu tư chỉn chu và đồng bộ với đầy đủ các tiện ích của một KĐT chuẩn mực, bao gồm: Khu thương mại (mua sắm – giải trí, văn phòng…), Khu thương mại quốc tế với Trung tâm truyền thông kỹ thuật số…, khu dân cư bao gồm các tòa chung cư, biệt thự… và vành đai xanh, khu ven hồ gồm các trung tâm tin học, hoạt động du lịch, khách sạn, văn phòng
Bên cạnh khu đô thị trung tâm, Quận Tây Hồ trong bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất cũng thuộc khu vực trung tâm phát triển kinh tế văn hóa, chính trị, du lịch… Đây cũng là vị trí mở rộng chuỗi đô thị ven đô: phía đông đến khu vực Long Biên và Gia Lâm, phía Bắc đến khu vực Đông Anh, Mê Linh; phía Tây, Nam đến đường vành đai 4.
Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ
Bản đồ quy hoạch quận Ba Đình
Quận Ba Đình là một trong các quận trung tâm thủ đô, là quận được xem như quận nội đô lịch sử với vai trò đầu não trung tâm. Vị trí tiếp giáp của quận Ba Đình:
- Phía Nam: giáp với Q.Đống Đa phát triển năng động
- Phía Bắc: giáp Trung tâm chính trị Ba Đình, Q.Tây Hồ và sông Hồng.
- Phía Đông và Đông Nam: giáp đê sông Hồng và Q.Hoàn Kiếm
- Phía Tây: giáp Q. Cầu Giấy và đường vành đai 2
Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm với nội dung chủ yếu về quy hoạch các tuyến đường giao thông với mục tiêu không chỉ đồng bộ hạ tầng mà còn cải tạo cảnh quanh và nâng cao thẩm mỹ kiến trúc thủ đô lên một tầm mới. Các dự án trọng tâm trong định hướng quy hoạch quận:
- Mở rộng các tuyến đường như Đội Cấn, các tuyến đường phụ khác,…
- Triển khai thông trục đường Trần Phú – Kim Mã
- Triển khai giải quyết triệt để các nút giao thông trọng yếu của quận như: Kim Mã - Vành đai 2, Điện Biên Phủ - Đống Đa, Yên Phụ - đường Thanh Niên, Hoàng Hoa Thám - Quán Thánh - Phan Đình Phùng
Tổng thể quy hoạch quận Ba Đình có hệ thống giao thông khá đơn giản, tuy nhiên trục đường chính có độ rộng nhỏ, và nhiều di tích lịch sử khiến vấn đề giải tỏa mặt bằng khó khăn. Vì thế cần khéo léo, cẩn trọng trong công tác quy hoạch giao thông.
Ngoài ra, bản đồ quy hoạch quận Ba Đình đến năm 2020 trọng tâm là hạn chế phát triển, tập trung chỉnh trang, cải tạo kết hợp sắp xếp và xây dựng lại lại các chức năng sử dụng đất để bảo tồn, phát huy giá trị quý giá của đô thị lịch sử.
Bản đồ quy hoạch quận Ba Đình
Bản đồ quy hoạch các quận huyện Hà Nội
Thông tin quy hoạch các quận huyện của TP Hà Nội được tổng hợp cụ thể đến bạn đọc.
Bản đồ quy hoạch quận Cầu Giấy
Vị trí hành chính của quận Cầu Giấy như sau:
- Phía Đông: giáp 2 quận Ba Đình và Đống Đa
- Phía Bắc: giáp Q.Tây Hồ và H.Từ Liêm
- Phía Tây: giáp H. Bắc Từ Liêm
- Phía Nam: giáp Q. Thanh Xuân
Bản đồ quy hoạch quận Cầu Giấy với các nội dung chính trong định hướng phát triển quy hoạch và xây dựng như sau:
- Xác định quy hoạch mạng lưới giao thông chính trọng yếu của Quận
- Xác định vị trí trung tâm chính trị
- Kế hoạch sử dụng đất của nhà nước tầm nhìn 2020 đến năm 2030.
- Định hướng mạng lưới dịch vụ thương mại, văn hoá, giáo dục
- Quy hoạch các khu vực công trình di tích lịch sử, văn hoá để bảo tồn và phát triển
Bản đồ quy hoạch quận Cầu Giấy
Bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm TP Hà Nội
Bắc Từ Liêm là quận thuộc phía Tây của TP Hà Nội được tách ra từ quận Từ Liêm trước đây. Vị trí ranh giới phân khu của Q. Từ Liêm là:
- Phía Tây: giáp hai huyện Hoài Đức và Đan Phượng
- Phía Nam: giáp Q. Nam Từ Liêm
- Phía Đông và Đông Nam: giáp hai quận Tây Hồ và Cầu Giấy
- Phía Bắc: giáp H. Đông Anh.
Bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm bao gồm tổng cộng 13 phường bao gồm: Đông Ngạc, Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đức Thắng, Liên Mạc, Phú Diễn, Phúc Diễn, Minh Khai, Tây Tựu, Thượng Cát, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo, Thụy Phương,
Một số dự án đô thị nổi bật trong bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm phải kể đến:
- KĐT Resco Cổ Nhuế
- KĐT Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh
- KĐT Tây Tựu
- Khu Ngoại giao đoàn Xuân Đỉnh
- KĐT Thành phố Giao Lưu
- KĐT Vibex Từ Liêm
- KĐT Đông Ngạc
Bên cạnh đó là các dự án Khu công nghiệp như: KCN Nam Thăng Long, KCN vừa và nhỏ Từ Liêm
Bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm
Bản đồ quy hoạch huyện Ba Vì Hà Nội
Huyện Ba Vì thuộc tỉnh Hà Tây cũ, và nay thuộc Tp Hà Nội. Theo bản đồ quy hoạch huyện Ba Vì, ranh giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Nam: giáp tỉnh Hòa Bình với hai huyện Kỳ Sơn, Lương Sơ
- Phía Đông: giáp TX. Sơn Tây
- Phía Đông Nam: giáp H. Thạch Thất
- Phía Tây giáp: tỉnh Phú Thọ với các huyện Tam Nông, Lâm Thao, Thanh Thủy
- Phía Bắc giáp: hai thành phố Phú Thọ Việt Trì
- Phía Đông Bắc: giáp tỉnh Vĩnh Phúc với địa phận huyện Vĩnh Tường
Theo bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội 2030, huyện Ba Vì được phát triển quy hoạch theo mô hình cấu trúc 3 ngang, dựa vào sự phát triển các tuyến giao thông đường cao tốc Hồ Chí Minh, QL32, … để kết nối huyện Ba Vì với trung tâm thành phố Hà Nội và các khu vực lân cận xung quanh.
Bên cạnh đó, bản đồ quy hoạch huyện Ba Vì có những nội dung chính:
- Tập trung quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật chung cho toàn đô thị và hệ thống hạ tầng xã hội, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông kết nối liên đô thị.
- Quy hoạch phát triên khu dân cư theo mô hình nông thôn mới, phát triển các trung tâm dịch vụ công cộng… ở các KĐT và thị trấn
- Tập trung sản xuất, nghiên cứu nông nghiệp, bên cạnh đó phải giữ gìn và bảo tồn làng nghề
- Phát triển du lịch và hành lang xanh.
Bản đồ quy hoạch huyện Ba Vì
Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội 2020
-
Quy Hoạch Hà Nội - Bản đồ
-
Bản Đồ Quy Hoạch Thành Phố Hà Nội đến 2030
-
Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội 1/500 Năm 2021 đến Năm 2030, 2050
-
Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội 1/500 Năm 2025 đến Năm 2030 Mới Nhất
-
Quy Hoạch Sử Dụng đất đến Năm 2020
-
Tra Cứu Thông Tin, Bản đồ Quy Hoạch Các Quận, Huyện Hà Nội đến ...
-
Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội, Tra Cứu Thông Tin Quy Hoạch 2022 đến 2030
-
3 Website Cung Cấp Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội Bản Gốc, Chính Xác Và ...
-
Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội 2020 07/2022 - Đất Vàng Việt Nam
-
QUY HOẠCH HÀ NỘI 2030 - Dia Chinh Hn
-
Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội Mới Nhất Có Gì?
-
Cập Nhật Mới Nhất Thông Tin Chi Tiết Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội 2022
-
Thông Tin, Bản đồ Quy Hoạch Các Quận - Huyện Hà Nội Mới Nhất 2022