Bản đồ Tây Nguyên Về Hành Chính Kinh Tế Giao Thông Du Lịch Năm ...

Tây Nguyên là một hợp phần của miền Trung Việt Nam cùng với Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Đây là khu vực tập trung hơn 30 dân tộc thiểu số sinh sống và là “thủ phủ cà phê” lớn nhất cả nước.

Mục lục

  • Giới thiệu về Tây Nguyên
  • Bản đồ hành chính Tây Nguyên
    • Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum
    • Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai
    • Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk
    • Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông
    • Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng
  • Bản đồ quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030
    • Bản đồ quy hoạch chung về phát triển kinh tế – xã hội
    • Quy hoạch chung về hạ tầng giao thông và đô thị

Giới thiệu về Tây Nguyên

Tây Nguyên là một vùng cao nguyên rộng lớn, là “ngã ba Đông Dương” khi có đường biên giới chung với Lào và Campuchia. Sau đây là một số đặc điểm về tự nhiên về vùng đất này.

– Vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam
  • Phía Tây giáp tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).
  • Phía Đông giáp Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai, Bình Phước.

– Diện tích: 54,7 nghìn km².

– Dân số: Hơn 6 triệu người (2019).

– Mật độ dân số: 204 người/km².

– Gồm 5 tỉnh:Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng

– Đơn vị hành chính: 6 thành phố, 3 thị xã và 53 huyện.

– Địa hình: chủ yếu là đồi núi chiếm đến ¾ diện tích, địa chất phức tạp, vùng ven biển là các đồng bằng nhỏ hẹp.

– Khí hậu: nhiệt đới Xavan, chia làm mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10), mùa khô (tháng 11 đến tháng 4).

– Sông ngòi: sông ngắn và dốc nhưng có tiềm năng để phát triển thủy điện.

Bản đồ hành chính Tây Nguyên

Một số thông tin hữu ích cho độc giả nên nhớ:

Gia Lai là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất (15,5 nghìn km²).

Kon Tum là tỉnh có dân số ít nhất (khoảng 600 nghìn người).

Lâm Đồng là tỉnh duy nhất có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Đà Lạt và Bảo Lộc).

Tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng khoảng 27 – 30%.

3 thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh: Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.

3 thành phố đô thị loại III trực thuộc tỉnh: Kon Tum, Gia Nghĩa, Bảo Lộc.

14 đô thị loại IV gồm 3 thị xã: An Khê, Ayun Pa, Buôn Hồ.

11 thị trấn: Plei Kần, Chư Sê, Quảng Phú; Ea Kar, Buôn Trấp, Phước An, Ea Drăng, Đắk Mil, Ea T’ling, Kiến Đức, Liên Nghĩa.

Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum

Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum 2021
Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum 2021

Kon Tum nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, là tỉnh duy nhất có đường biên giới chung với Lào và Campuchia. Tỉnh có diện tích xếp thứ 8/63 tỉnh thành phố.

Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen, khu bãi đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đăk Tô và các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… có tiềm năng phát triển các khu du lịch cảnh quan, an dưỡng.

– Vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam.
  • Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai.
  • Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi.
  • Phía Tây giáp Lào và Campuchia..

– Diện tích: 9.674,2 km².

– Dân số: 540.438 người (2019).

– Mật độ dân số: 55 người/km².

– Đơn vị hành chính: 1 thành phố và 9 huyện với 102 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 thị trấn, 10 phường và 85 xã.

  • 1 thành phố: TP Kon Tum.
  • 9 huyện: Sa Thầy, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Ia H’Drai, Tu Mơ Rông, Đăk Hà, Đăk Glei, Đăk Tô và Kon Plông.

Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai

Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai 2021
Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai 2021

Nguồn gốc tên gọi Gia Lai bắt nguồn từ chữ Jarai, tên gọi của một dân tộc thiểu số trong tỉnh, có nghĩa là vùng đất của người Jarai (vùng đất của Thủy Xá và Hỏa Xá thuộc tiểu quốc Jarai xưa).

Toàn tỉnh có hơn 34 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc Kinh chiếm 53% dân số. Tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân ngày càng phát triển.

– Vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.
  • Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk.
  • Phía Tây giáp Campuchia.
  • Phía Đông Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

– Diện tích: 15.510,8 km².

– Dân số: Hơn 1,5 triệu người (2019).

– Mật độ dân số: 95 người/km².

– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện, với 220 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 24 phường, 14 thị trấn và 182 xã.

  • Thành phố Pleiku, 14 phường và 9 xã.
  • Thị xã An Khê, 6 phường và 5 xã.
  • Thị xã Ayun Pa, tên cũ là Cheo Reo, 4 phường và 4 xã.
  • Huyện Chư Păh, 1 thị trấn và 14 xã, huyện lỵ là thị trấn Phú Hoà.
  • Huyện Chư Prông, 1 thị trấn và 19 xã, huyện lỵ là thị trấn Chư Prông.
  • Huyện Chư Sê, 1 thị trấn và 14 xã, huyện lỵ là thị trấn Chư Sê.
  • Huyện Đăk Đoa, 1 thị trấn và 16 xã, huyện lỵ là thị trấn Đăk Đoa.
  • Huyện Đăk Pơ, 8 xã, huyện lỵ là xã Đăk Pơ.
  • Huyện Đức Cơ, 1 thị trấn và 9 xã, huyện lỵ là thị trấn Chư Ty.
  • Huyện Ia Grai, 1 thị trấn và 12 xã, huyện lỵ là thị trấn Ia Kha.
  • Huyện Ia Pa, 9 xã, huyện lỵ là xã Kim Tân.
  • Huyện Kbang, 1 thị trấn và 13 xã, huyện lỵ là thị trấn Kbang.
  • Huyện Kông Chro, 1 thị trấn và 13 xã, huyện lỵ là thị trấn Kông Chro.
  • Huyện Krông Pa, 1 thị trấn và 13 xã, huyện lỵ là thị trấn Phú Túc.
  • Huyện Mang Yang, 1 thị trấn và 11 xã, huyện lỵ là thị trấn Kon Dơng.
  • Huyện Phú Thiện, 1 thị trấn và 9 xã, huyện lỵ là thị trấn Phú Thiện.
  • Huyện Chư Pưh, 1 thị trấn và 8 xã, huyện lỵ là thị trấn Nhơn Hoà.

Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk

Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk 2021
Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk 2021

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba. Theo định hướng phát triển của Trung ương, Buôn Ma Thuột là trung tâm cấp vùng lớn nhất Tây Nguyên về mọi mặt.

Thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh là cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao, cây ăn quả…) nhờ có điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, ..

– Vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai.
  • Phía Đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà.
  • Phía Nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông.
  • Phía Tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia.

– Diện tích: 13.030,5 km².

– Dân số: Hơn 1,8 triệu người (2019).

– Mật độ dân số: 146 người/km².

– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, với 184 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 20 phường, 12 thị trấn và 152 xã.

  • Thành phố Buôn Ma Thuột 13 phường, 8 xã
  • Thị xã Buôn Hồ 7 phường, 5 xã
  • Huyện Buôn Đôn 7 xã.
  • Huyện Cư Kuin 8 xã.
  • Huyện Cư M’gar 2 thị trấn, 15 xã.
  • Huyện Ea H’leo 1 thị trấn, 11 xã.
  • Huyện Ea Kar 2 thị trấn, 14 xã.
  • Huyện Ea Súp 1 thị trấn, 9 xã.
  • Huyện Krông Ana 1 thị trấn, 7 xã.
  • Huyện Krông Bông 1 thị trấn, 13 xã.
  • Huyện Krông Búk 7 xã.
  • Huyện Krông Năng 1 thị trấn, 11 xã.
  • Huyện Krông Pắc 1 thị trấn, 15 xã.
  • Huyện Lắk 1 thị trấn, 10 xã.
  • Huyện M’Đrắk 1 thị trấn, 12 xã.

Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông

Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông 2021
Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông 2021

Tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2004, theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk.

Thành phố Gia Nghĩa là trung tâm kinh tế – chính trị của tỉnh được thành lập ngày 17 tháng 12 năm 2019 theo Nghị định số 835/NQ-UBTVQH14. Đây là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh trẻ nhất cả nước.

– Vị trí địa lý:

  • Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
  • Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng.
  • Phía Dam giáp tỉnh Bình Phước.
  • Phía Tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia.

– Diện tích: 6.509,29 km².

– Dân số: Hơn 620 nghìn người (2019).

– Mật độ dân số: 97 người/km².

– Đơn vị hành chính: 1 thành phố và 7 huyện với 71 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 phường, 5 thị trấn và 60 xã.

  • TP Gia Nghĩa 6 phường, 2 xã.
  • Huyện Cư Jut 1 thị trấn, 7 xã .
  • Huyện Đắk Glong 7 xã.
  • Huyện Đắk Mil 1 thị trấn, 9 xã.
  • Huyện Đắk R’lấp 1 thị trấn, 10 xã.
  • Huyện Đắk Song 1 thị trấn, 8 xã.
  • Huyện Krông Nô 1 thị trấn, 11 xã.
  • Huyện Tuy Đức 6 xã.

Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng

Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng 2021
Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng 2021

Lâm Đồng là tỉnh duy nhất không có đường biên giới với quốc gia nào. Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn.

Tỉnh có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, thác nước, rừng thông, các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa – nghệ thuật cao nên Đà Lạt Lâm Đồng có điều kiện để phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí; văn hóa- thể thao, nghiên cứu khoa học, du lịch giáo dục…

– Vị trí địa lý:

  • Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa.
  • Phía Đông giáp với tỉnh Ninh Thuận.
  • Phía Tây giáp Đắk Nông.
  • Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước.
  • Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận.
  • Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.

– Diện tích: 9.783,2 km².

– Dân số: Hơn 1,4 triệu người (2019).

– Mật độ dân số: 327 người/km².

– Đơn vị hành chính: 2 thành phố và 10 huyện với 142 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn..

  • TP Đà Lạt 12 phường, 4 xã
  • TP Bảo Lộc 6 phường, 5 xã.
  • Huyện Bảo Lâm 1 thị trấn, 13 xã
  • Huyện Cát Tiên 2 thị trấn, 7 xã.
  • Huyện Di Linh 1 thị trấn, 18 xã.
  • Huyện Đạ Huoai 2 thị trấn, 7 xã.
  • Huyện Đạ Tẻh 1 thị trấn, 8 xã.
  • Huyện Đam Rông 8 xã.
  • Huyện Đơn Dương 2 thị trấn, 8 xã.
  • Huyện Đức Trọng 1 thị trấn, 14 xã.
  • Huyện Lạc Dương 1 thị trấn, 5 xã.
  • Huyện Lâm Hà 2 thị trấn, 14 xã.

Bản đồ quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030

Theo đồ án quy hoạch xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ ký tại Quyết định 1194/QĐ-TTg, 5 tỉnh Tây Nguyên sẽ có sự liên kết tạo ra sự bứt phá cho sự phát triển nhanh và bền vững về mọi mặt.

Bản đồ quy hoạch chung về phát triển kinh tế – xã hội

Được phân ra thành 3 tiểu vùng và dải hành lang phát triển kinh tế. Mỗi vùng không gian kinh tế được gắn với sự phát triển của các đô thị động lực trung tâm vùng, đô thị trung tâm các tiểu vùng và đô thị nhỏ có chức năng dịch vụ tổng hợp.

Bản đồ quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030

Tiểu vùng phía Bắc: Bao gồm tỉnh Gia Lai và Kon Tum sẽ tập trung phát triển các thế mạnh sẵn có: công nghiệp thuỷ điện; hình thành các khu du lịch sinh thái, các khu du lịch gắn với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; phát triển các loại cây công nghiệp; thúc đẩy phát triển giao lưu thương mại hành lang biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia.

Tiểu vùng trung tâm: Gồm toàn bộ tỉnh Đắk Lắk, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê.

Tiểu vùng phía Nam Bao gồm tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, tập trung phát triển ngành dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và nông nghiệp công nghệ cao.

Các dải hành hành lang phát triển kinh tế – đô thị gồm:

Dải kinh tế phía Đông bao gồm các huyện nằm phía Đông tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk là vùng phát triển nông lâm nghiệp;

Dải kinh tế trung tâm (cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk) là vùng nằm dọc hai bên đường Hồ Chí Minh trọng tâm phát triển các loại cây công nghiệp chủ lực phục vụ xuất khẩu.

Dải hành lang kinh tế phía Tây gồm toàn bộ vùng không gian phía Tây huyện Đắk Glây, Ngọc Hồi, Sa Thầy (tỉnh Kon Tum); Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông (tỉnh Gia Lai); Ea Súp, Buôn Đôn, Cư jút (tỉnh Đắk Lắk) và toàn bộ tỉnh Đắk Nông trọng tâm phát triển công nghiệp khai thác chế biến bauxit, luyện nhôm và năng lượng thủy điện.

Vùng kinh tế – Đô thị Nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng) gồm toàn bộ tỉnh Lâm Đồng là vùng chuyên canh rau, hoa ôn đới công nghệ cao phục vụ xuất khẩu và nội địa…

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh là đô thị động lực vùng biên giới. Các thị trấn trung tâm huyện có vai trò là đô thị dịch vụ tổng hợp thúc đẩy phát triển KT-XH toàn huyện.

Đến năm 2030 toàn vùng sẽ xây dựng 10 cửa khẩu, trong đó:

  • 4 cửa khẩu quốc tế: Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Bu Prăng (Đắk Nông), Đắk Ruê (Đắk Lắk)
  • 1 cửa khẩu quốc gia: Đắk Per (Đắk Nông);
  • 5 cửa khẩu phụ: Tà Bộp, Tà Dạt, Mô Rai, Hồ Le (Kon Tum), Sa Thầy (Gia Lai).
  • Xây dựng các cặp chợ đường biên cho nhân dân khu vực giáp biên giới.

Xây dựng 24 khu công nghiệp và 74 cụm công nghiệp, gồm các ngành:

  • Công nghiệp chế biến nông lâm sản
  • Năng lượng.
  • Sản xuất thủy điện.
  • Sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Công nghiệp khai thác khoáng sản.
  • Sản xuất phân vi sinh.
  • Sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, may, da giày, cơ khí.
  • Sản xuất thiết bị chế biến, thiết bị giao thông, máy nông nghiệp, lắp ráp máy nông nghiệp.

Các khu công nghiệp trọng điểm gồm: Hòa Bình, Sao Mai, Bờ Y, Trà Đa; Tây Pleiku, Hòa Phú, Ea H’leo Tâm Thắng, Quảng Đức, Lộc Sơn, Phú Hội, Đại Lào, Tân Phú.

Quy hoạch chung về hạ tầng giao thông và đô thị

Quốc lộ 14 là trục giao thông kết nối 5 tỉnh Tây Nguyên
Quốc lộ 14 là trục giao thông kết nối 5 tỉnh Tây Nguyên

Tây Nguyên nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, vùng kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia là những điều kiện thuận lợi. Hạ tầng giao thông dù chưa hiện đại nhưng đã kết nối tương đối hoàn chỉnh như sân bay, các tuyến quốc lộ huyết mạch (14, 19, 26 và 27) nối liền Tây Nguyên với các bến cảng, các cửa khẩu quốc tế, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.

Từ nay đến năm 2030, cần dành nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông. Đặc biệt là xây dựng các tuyến cao tốc nối cảng biển để thúc đẩy phát triển kinh tế. Các địa phương kiến nghị Chính phủ xem xét mở đường cao tốc nối Buôn Ma Thuột – Nha Trang; Gia Nghĩa – TPHCM; Dầu Giây – Liên Khương; Quy Nhơn – Pleiku – Lệ Thanh và mở đường sắt lên Tây Nguyên để phát triển kinh tế vùng.

Đến năm 2030 vùng Tây Nguyên có 117 đô thị trên cơ sở nâng cấp 89 đô thị hiện có và xây dựng mới 28 đô thị. Trong đó có: 03 đô thị loại I, 03 đô thị loại II, 07 đô thị loại III, 21 đô thị loại IV, 83 đô thị loại V. Mạng lưới đô thị vùng Tây Nguyên phân theo các cấp gồm:

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm vùng Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt là trung tâm du lịch cấp quốc gia và trung tâm chuyên ngành cấp vùng Tây Nguyên;

Thành phố Pleiku, Kon Tum, Gia Nghĩa là trung tâm tổng hợp cấp vùng tỉnh và trung tâm chuyên ngành cấp vùng Tây Nguyên;

Các đô thị Ngọc Hồi (Pleiku), Măng Đen – Kon Plông, Buôn Hồ, An Khê, Kiến Đức, Eakar, Đức Lập (Đắk Mil), Bảo Lộc là các đô thị trung tâm tiểu vùng.

Từ khóa » Bản đồ Miền Trung Và Tây Nguyên