Bản đồ Thành Phố Bạc Liêu & Thông Tin Quy Hoạch đến Năm 2030
Có thể bạn quan tâm
TẢI Bản đồ hành chính thành phố Bạc Liêu khổ lớn phóng to 2023
Bản đồ thành phố Bạc Liêu hay bản đồ hành chính các phường và xã tại thành phố Bạc Liêu, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch thành phố Bạc Liêu tại tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.
Giới thiệu vị trí địa lý thành phố Bạc Liêu
Bạc Liêu là thành phố Loại III có vị trí địa lý từ 9o16’05’’ vĩ độ Bắc 105o45’06’’ kinh độ Đông và nằm phía đông của tỉnh Bạc Liêu. Thành phố Bạc Liêu với vị trí là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học – kỹ thuật, dịch vụ, an ninh – quốc phòng của tỉnh Bạc Liêu, là đầu mối giao thương với các tỉnh.
Diện tích đất tự nhiên 213,80 km² chia làm 7 phường: 1, 2, 3, 5, 7, 8, Nhà Mát và 3 xã: Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông với 49 khóm và 18 ấp.
Tiếp giáp địa lý: thành phố Bạc Liêu nằm phía đông của tỉnh Bạc Liêu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh miền tây) có vị trí địa lý:
- Phía bắc và tây bắc giáp huyện Vĩnh Lợi
- Phía nam giáp Biển Đông
- Phía tây giáp huyện Hoà Bình
- Phía đông giáp thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Bạc Liêu là 213,80 km², dân số năm 2019 khoảng 156.284 người. Mật độ dân số đạt 731 người/km².
Bản đồ hành chính thành phố Bạc Liêu mới nhất
Thông tin quy hoạch thành phố Bạc Liêu mới nhất
Theo quyết định số 307/QĐ - UBND tỉnh Bạc Liệu phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Định hướng chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc tổ chức không gian kinh tế, đô thị – nông thôn, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan của tỉnh một cách khoa học; kết nối và khai thác hiệu quả lợi thế các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của vùng, khu vực và quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Đến năm 2025, tỉnh Bạc Liêu cơ bản là tỉnh công nghiệp, đến năm 2030 sẽ trở thành một Trung tâm đô thị – công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp hiện đại, phát triển cân bằng và bền vững.
Tỉnh Bạc Liêu sẽ đóng vai trò là một trung tâm kinh tế của tiểu vùng phía Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thông kết nối các trục hành lang kinh tế biển Đông và biển Tây của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thông tin quy hoạch phát triển không gian thành phố Bạc Liêu
Phân vùng phát triển kinh tế. Vùng tỉnh Bạc Liêu được phân thành 3 vùng phát triển kinh tế:
Vùng I: Vùng trung tâm (phía Đông): Là vùng phát triển đô thị – công nghiệp – dịch vụ động lực của vùng tỉnh Bạc Liêu
Vùng II: Vùng phía Bắc: Bao gồm hai huyện Hồng Dân và Phước Long, là vùng phát triển nông nghiệp chuyên canh, nuôi trồng thủy sản sinh thái, công nghiệp chế biến của tỉnh Bạc Liêu Vùng III: Vùng kinh tế phía Tây: Bao gồm các huyện Giá Rai và Đông Hải; đây là vùng tiếp giáp với tỉnh Cà Mau và biển Đông, kết nối với vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long và trục hành lang kinh tế biển
Thông tin quy hoạch giao thông thành phố Bạc Liêu
Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ
Nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông các tuyến đường giao thông đối ngoại:
- Đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau
- Đường Hồ Chí Minh
- Quốc lộ 1A
- Quốc lộ Nam Sông Hậu
- Đường cao tốc Bạc Liêu – Rạch Giá – Hà Tiên
- Tuyến Quốc lộ dự kiến (Gành Hào – Giá Rai – Phó Sinh – Cạnh Đền)
- Đồng thời phát triển hệ thống giao thông trong tỉnh bao gồm:
- Đường tỉnh (Tỉnh lộ)
- Đường huyện (Huyện lộ)
- Giao thông nông thôn
- Giao thông đô thị
- Công trình phục vụ giao thông: Bến xe, bãi đỗ xe
Thông tin cơ bản thành phố Bạc Liêu tại tỉnh Bạc Liêu
Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt, đổi thành tỉnh, đại lý đổi thành quận. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, sắc lệnh trên được áp dụng cho toàn Nam Kỳ, trong đó có hạt tham biện Bạc Liêu đổi thành tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu đặt tại làng Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi. Thời Pháp thuộc, làng Vĩnh Lợi vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Vĩnh Lợi và là tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu.
Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập các thị xã Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho trực thuộc các tỉnh cùng tên gọi. Các thị xã này đều có Ủy ban thị xã, thị trưởng do chủ tỉnh bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Thị xã Bạc Liêu lúc đó được thành lập trên phần đất làng Vĩnh Lợi.
Đất miền Hậu Giang trù phú nên có nhiều phú nông. Dưới thời Pháp thuộc, nhiều gia đình hạng cự phú có con cái ăn tiêu phóng khoáng "thả cửa" nên danh từ "công tử Bạc Liêu" đã xuất hiện để chỉ giới dân chơi giàu có miền Lục tỉnh.
Giai đoạn 1956-1975
Việt Nam Cộng hòa
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Ba Xuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất phần đất tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu trước đó, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại bị đổi tên là "Khánh Hưng".
Như vậy, lúc này tỉnh Bạc Liêu đã bị giải thể, đồng thời xã Vĩnh Lợi chỉ còn đóng vai trò là quận lỵ quận Vĩnh Lợi.
Bạc Liêu thời Pháp thuộc rất sung túc, dân cư đông đảo, nổi tiếng là xứ ăn xài, lắm khách hào hoa phong nhã, chợ búa mua bán phồn thịnh, nền kinh tế dồi dào. Cho đến khi chính phủ Ngô Đình Diệm chấp chánh, tỉnh Bạc Liêu bị sáp nhập vào tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng cũ) trước kia thịnh vượng đông đảo bao nhiêu, bây giờ lại hóa ra u trệ bấy nhiêu. Vì bỗng dưng bị thu hẹp lại thành một quận là quận Vĩnh Lợi, trọn 9 năm châu thành Bạc Liêu lâm vào cảnh vắng vẻ, nền kinh tế bị sụp đổ, du khách có dịp đi ngang qua cảm tưởng cho là một tỉnh bị chiến tranh tàn phá.
Suốt 9 năm dưới thời chính quyền Đệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Bạc Liêu từ một tỉnh phát triển mạnh ngày nào dưới thời Pháp thuộc thì giờ đây bị thu hình lại chỉ thành một quận lỵ nhỏ (tức quận Vĩnh Lợi). Thời Pháp thuộc, Cà Mau ngày nào chỉ là một quận lỵ nhỏ hơn nhiều tỉnh lỵ Bạc Liêu thì lúc này, Bạc Liêu lại trở thành quận lỵ Vĩnh Lợi nhỏ hơn cả tỉnh lỵ Quản Long (tức Cà Mau cũ). Do không nghiên cứu kỹ, nhắm mục đích tuyên truyền chính trị hơn là nghĩ đến lợi ích thiết thực của đại đa số quần chúng nhân dân, chính quyền Ngô Đình Diệm đã động phạm đến luật tự nhiên. Rốt cuộc thì vẫn phải trở về đường cũ.
Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254/NV quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở tách các quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của tỉnh Chương Thiện.
Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu khi đó lại có tên là Vĩnh Lợi, do lấy theo tên xã Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi là nơi đặt tỉnh lỵ. Trong giai đoạn 1964-1975, xã Vĩnh Lợi vẫn tiếp tục giữ hai vai trò là quận lỵ quận Vĩnh Lợi và là tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu như thời Pháp thuộc.
Chính quyền Cách mạng
Ngày 13 tháng 11 năm 1948, chính quyền cách mạng cắt 2 làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu. Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây giải thể tỉnh Bạc Liêu, đồng thời đưa thị xã Bạc Liêu giao về tỉnh Sóc Trăng quản lý. Trong gia đoạn 1964-1973, địa bàn tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh Sóc Trăng của chính quyền cách mạng quản lý, vì vậy thị xã Bạc Liêu lúc này vẫn thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Tháng 11 năm 1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, lúc này thị xã Bạc Liêu trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976. Địa bàn thị xã Bạc Liêu tương ứng với xã Vĩnh Lợi và xã Vĩnh Trạch cùng thuộc quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976.
Từ năm 1976 đến nay
Tháng 2 năm 1976, tỉnh Minh Hải được thành lập trên cơ sở hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu trước đó. Lúc này, thị xã Bạc Liêu đổi tên thành thị xã Minh Hải và được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải. Tuy nhiên, thị xã Minh Hải (thị xã Bạc Liêu) chỉ đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải trong thời gian ngắn 1976-1984.
Ngày 25 tháng 07 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã của thị xã Minh Hải thuộc tỉnh Minh Hải:
- Chia xã Vĩnh Trạch thành hai xã lấy tên là xã Vĩnh Thuận và xã Vĩnh Hòa.
- Chia xã Vĩnh Lợi thành hai xã lấy tên là xã Vĩnh Hiệp và xã Vĩnh Thành.
Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT về việc đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải.
Ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 170-HĐBT về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT về việc sáp nhập xã Vĩnh Hiệp và xã Vĩnh Thành thành một xã lấy tên là xã Hiệp Thành thuộc thị xã Bạc Liêu, tỉnh Minh Hải.
Ngày 2 tháng 2 năm 1991, địa giới hành chính thị xã Bạc Liêu tiếp tục có sự điều chỉnh: nhập phường 6 vào phường 5, nhập phường 4 vào phường 7, nhập phường 1 vào phường 3 và phường 8; nhập hai xã Vĩnh Thuận và Vĩnh Hòa thành một xã Thuận Hòa.
Ngày 06 tháng 11 năm 1996, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, theo đó chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó thị xã Bạc Liêu trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Bạc Liêu.
Ngày 25 tháng 8 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc thị xã Bạc Liêu. Theo đó, chia xã Thuận Hòa thành 2 xã: Vĩnh Trạch và Vĩnh Trạch Đông.
Ngày 13 tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 55/2002/NĐ-CP về việc thành lập phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, thành lập phường 1 thuộc thị xã Bạc Liêu trên cơ sở 582,6 ha diện tích tự nhiên và 17.568 nhân khẩu của phường 7.
Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, thành lập phường Nhà Mát thuộc thị xã Bạc Liêu trên cơ sở 2.439 ha diện tích tự nhiên và 9.237 nhân khẩu của xã Hiệp Thành.
Ngày 5 tháng 2 năm 2007, thị xã Bạc Liêu được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Ngày 27 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 32/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bạc Liêu trực thuộc tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bạc Liêu. Thành phố Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 17.538,19 ha và 188.863 nhân khẩu; có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường: 1, 2, 3, 5, 7, 8, Nhà Mát và 03 xã: Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông.
Ngày 16 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 537/QĐ-TTg công nhận thành phố Bạc Liêu là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch Bạc Liêu
-
Bản đồ Quy Hoạch Bạc Liêu, Tra Cứu Thông Tin Quy Hoạch 2022 đến ...
-
Quy Hoạch Chung Thành Phố Bạc Liêu - Bộ Xây Dựng
-
Quy Hoạch Xây Dựng Vùng Tỉnh Bạc Liêu đến Năm 2030, Tầm Nhìn ...
-
Bản đồ Quy Hoạch Bạc Liêu Mới Nhất 2022 - Bất động Sản House Viet
-
Quy Hoạch Phát Triển - BacLieu - (UBND) Tỉnh Bạc Liêu
-
Quy Hoạch - Kiến Trúc - UBND Tỉnh Bạc Liêu
-
Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu - Nhà Đất Mới
-
Thông Tin Quy Hoạch Tại Bạc Liêu - CafeLand.Vn
-
Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Thành Phố Bạc Liêu Mới ... - Realestat
-
Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Thành Phố Bạc ...
-
File Bản Đồ Quy Hoạch Thành Phố Bạc Liêu Tỉnh Bạc Liêu 2022 Mới
-
Quy Hoạch Chung Xây Dựng Thành Phố Bạc Liêu đến Năm 2030