Bản đồ Thành Phố Long Khánh & Thông Tin Quy Hoạch đến Năm 2030

LINK TẢI NHANH File PDF CAD Bản đồ Thành phố Long Khánh khổ lớn (28M)

Bản đồ Thành phố Long Khánh hay bản đồ hành chính các xã và phường tại Thành phố Long Khánh, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Thành phố Long Khánh tại tỉnh Đồng Nai Phòng trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý Thành phố Long Khánh tại tỉnh Đồng Nai

Thành phố Long Thành nằm ở phía Đông tỉnh Đồng Nai, đây là vùng đệm, đô thị vệ tinh của Cảng hàng không quốc tế Long Thành và thành phố Hồ Chí Minh. Với diện tích đất tự nhiên 191,75 km², chia làm 15 đơn vị hành chính, gồm 11 phường: Bảo Vinh, Bàu Sen, Phú Bình, Suối Tre, Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hòa, Xuân Lập, Xuân Tân, Xuân Thanh, Xuân Trung và 4 xã: Bảo Quang, Bàu Trâm, Bình Lộc, Hàng Gòn.

Hệ thống giao thông của thành phố Long Thành vô cùng thuận lợi, đây chính là cửa ngõ giao thông của vùng. Có nhiều tuyến đường giao thông quốc gia đi qua như Quốc lộ 1; quốc lộ 56, tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.

Tiếp giáp địa lý: Thành phố Long Khánh nằm phía đông của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông và đông bắc giáp huyện Xuân Lộc
  • Phía tây và tây bắc giáp huyện Thống Nhất
  • Phía nam giáp huyện Cẩm Mỹ
  • Phía bắc giáp huyện Định Quán.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Long Khánh là 191,75 km², dân số khoảng 171.276 người. Mật độ dân số đạt 893 người/km².

Bản đồ hành chính Thành phố Long Khánh mới nhất

Bản đồ hành chính vị trí các phường và xã tại Thành phố Long Khánh
Bản đồ hành chính vị trí các phường và xã tại Thành phố Long Khánh
Bản đồ hành chính Thành phố Long Khánh khồ lớn
Bản đồ hành chính Thành phố Long Khánh khồ lớn

Thông tin quy hoạch Thành phố Long Khánh mới nhất

UBND tỉnh đã có quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 TP.Long Khánh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quyết định được phê duyệt, TP.Long Khánh có diện tích hơn 19,2 ngàn ha gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP.Long Khánh. Về quy mô dân số, đến năm 2030, TP.Long Khánh có khoảng 218 ngàn người, trong đó khu vực nội thị khoảng 162 ngàn người. Đến năm 2040, dân số thành phố đạt 257 ngàn người, trong đó khu vực nội thị khoảng 199 ngàn người.

Cũng theo quyết định này, mục tiêu quan điểm lập quy hoạch là nhằm cụ thể hóa các nghị quyết, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Long Khánh.

Cụ thể hóa vai trò, nhiệm vụ của TP.Long Khánh trong quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Long Khánh đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Long Khánh đến năm 2030

Định hướng phát triển không gian đô thị, xác định hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phù hợp với xu thế phát triển của từng giai đoạn kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng, cảnh quan độ thị đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ tốt môi sinh, môi trường.

Tạo cơ sở để thu hút đầu tư, quản lý xây dựng và phát triển thành phố theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời, quy hoạch chung xây dựng điều chỉnh cũng là cơ sở để triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư trong khu vực, quản lý đất đai và quản lý xây dựng.

Về tính chất quy hoạch, quyết định cũng nêu rõ, TP.Long Khánh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm vùng phía Đông tỉnh, cực phát triển đối trọng phía Đông vùng TP.HCM.

Thành Phố Long Khánh sẽ là trung tâm công nghiệp, công nghiệp phụ trợ của tỉnh và vùng TP.HCM; trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng; trung tâm giao thương hàng hóa và kho vận nông lâm sản của tỉnh; trung tâm du lịch sinh thái nông nghiệp, văn hóa lịch sử cấp vùng; đồng thời, là đầu mối giao thông của vùng, cửa ngõ giao thương liên kết các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ và Tây nguyên.

​Công khai bản đồ và báo cáo tóm tắt lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Long Khánh.

Thông tin cơ bản Thành phố Long Khánh tại tỉnh Đồng Nai

Trước năm 1837, Long Khánh là vùng dân tộc ít người, sử cũ gọi là man sách, thuộc hai phủ Long An và Phước Khánh và một số buôn, sóc xen kẽ của người dân tộc ở tỉnh Bình Thuận. Tháng 3 năm 1836, Bố chánh Biên Hòa Phạm Duy Trinh tâu xin và được phép mộ dân, khai khẩn đến vùng núi Chứa Chan.

Tháng 11 năm 1837, huyện Long Khánh gồm 5 tổng, 36 xã thôn, 451 số đinh, trên cơ sở nhập hai trại man ở hai đồn Long An và Phước Khánh, lúc đó thuộc phủ Phước Tuy cũng mới thành lập.

Năm 1851, bỏ huyện Long Khánh, nhập về phủ Phước Tuy.

Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà lập tỉnh Long Khánh bao gồm 2 quận Xuân Lộc và Định Quán, sau lập thêm quận Kiệm Tân tách ra từ quận Xuân Lộc. Tỉnh lị tỉnh Long Khánh đặt tại Xuân Lộc (nay là khu vực trung tâm thành phố Long Khánh).

Năm 1976, Xuân Lộc trở thành một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai.

Đến năm 1991, huyện Xuân Lộc tách thành hai huyện Xuân Lộc và Long Khánh. Khi mới thành lập, huyện Long Khánh có thị trấn Xuân Lộc và 6 xã: Xuân Bình, Xuân Đường, Xuân Lập, Xuân Mỹ, Xuân Tân, Xuân Vinh.

Năm 1992, chia xã Xuân Đường thành 2 xã: Xuân Đường và Xuân Quế, chia xã Xuân Lập thành 2 xã: Xuân Lập và Xuân Thạnh.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia xã Xuân Bình thành 2 xã: Bình Lộc và Xuân Thiện; chia xã Xuân Vinh thành 2 xã: Bảo Quang và Bảo Vinh; chia xã Xuân Mỹ thành 2 xã: Xuân Mỹ và Long Giao; chia xã Xuân Tân thành 3 xã: Xuân Tân, Xuân Thanh, Nhân Nghĩa; chia xã Xuân Lập thành 3 xã: Xuân Lập, Bàu Sen, Suối Tre; chia xã Xuân Quế thành 2 xã: Xuân Quế và Sông Nhạn; chia xã Xuân Đường thành 2 xã: Xuân Đường và Thừa Đức.

Từ đó đến cuối năm 2002, huyện Long Khánh có thị trấn Xuân Lộc và 17 xã: Bàu Sen, Bình Lộc, Bảo Quang, Bảo Vinh, Long Giao, Nhân Nghĩa, Sông Nhạn, Suối Tre, Thừa Đức, Xuân Đường, Xuân Lập, Xuân Mỹ, Xuân Quế, Xuân Tân, Xuân Thanh, Xuân Thạnh, Xuân Thiện.

Ngày 21 tháng 8 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ-CP. Theo đó:

  • Thành lập thị xã Long Khánh trên cơ sở tách thị trấn Xuân Lộc và 8 xã: Xuân Lập, Bàu Sen, Suối Tre, Bình Lộc, Bảo Quang, Bảo Vinh, Xuân Tân, Xuân Thanh thuộc huyện Long Khánh
  • Thành lập huyện Cẩm Mỹ trên cơ sở 7 xã: Xuân Quế, Sông Nhạn, Xuân Đường, Thừa Đức, Nhân Nghĩa, Long Giao, Xuân Mỹ của huyện Long Khánh và 6 xã: Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Lâm San của huyện Xuân Lộc
  • Sáp nhập 2 xã còn lại của huyện Long Khánh là Xuân Thiện, Xuân Thạnh vào huyện Thống Nhất
  • Thành lập 6 phường: Phú Bình, Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hòa, Xuân Thanh, Xuân Trung và xã Bàu Trâm thuộc thị xã Long Khánh trên cơ sở giải thể thị trấn Xuân Lộc
  • Đổi tên xã Xuân Thanh thành xã Hàng Gòn.

Sau khi thành lập, thị xã Long Khánh có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 6 phường: Phú Bình, Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hòa, Xuân Thanh, Xuân Trung và 9 xã: Bảo Quang, Bảo Vinh, Bàu Sen, Bàu Trâm, Bình Lộc, Hàng Gòn, Suối Tre, Xuân Lập, Xuân Tân.

Ngày 30 tháng 12 năm 2015, thị xã Long Khánh được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh Đồng Nai.

Ngày 10 tháng 4 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 673/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2019). Theo đó:

  • Chuyển 5 xã: Bảo Vinh, Bàu Sen, Suối Tre, Xuân Lập, Xuân Tân thành 5 phường có tên tương ứng
  • Thành lập thành phố Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Long Khánh.

Sau khi thành lập, thành phố Long Khánh có 191,75 km² diện tích tự nhiên và 171.276 người với 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 11 phường và 4 xã như hiện nay.

Xem thêm:

  • Bản đồ tỉnh Đồng Nai khổ lớn phóng to mới nhất
  • Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Long Khánh đến năm 2030

Từ khóa » Bản đồ Phường Suối Tre