Bản đồ Thế Giới Và Châu Á, Âu, Phi, Mỹ, Đại Dương, Nam Cực
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang tìm kiếm thông tin bản đồ thế giới các nước để phục vụ mục đích học tập và công việc. Xin chúc mừng bạn vì bạn đã đọc đúng bài viết của Bắc Nam Land. Bắt đầu tìm hiểu nhé!
Mục lục
- Bản đồ thế giới năm 2021
- Bản đồ hành chính châu Á – 55 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Thông tin thú vị về khu vực châu Á
- Bản đồ châu Phi – 54 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Thông tin đặc biệt về các nước Châu Phi
- Bản đồ thế giới châu Âu – 50 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Một số đặc điểm chung của khu vực châu Âu:
- Bản đồ các nước châu Mỹ – 35 quốc gia và 23 vùng lãnh thổ
- Bản đồ khu vực châu Đại Dương – 14 quốc gia và 11 vùng lãnh thổ
- Bản đồ thế giới châu Nam Cực
Bản đồ thế giới năm 2021
Thế giới dịch tiếng anh là WORLD, hiểu một cách đơn giản nhất đó là Trái đất, nơi diễn ra sự sống của tất cả các sinh vật. Hành tinh này có đặc điểm như sau:
Diện tích: 510 triệu km² (đất liền: 149 triệu km², mặt nước: 361 triệu km²).
Chu vi theo đường xích đạo :40.077km tương đương 24.902 dặm Anh.
Chu vi đi qua hai cực: 40.009km tương đương 24.860 dặm Anh.
Đường kính tại xích đạo: 12.757 km tương đương 7.926 dặm Anh.
Đường kính đo từ hai cực: 12.714 km tương đương 7.899.988 dặm Anh.
Thể tích Trái Đất: 1.080.000.000.000 km³ tương đương 260.000.000.000 dặm khối.
Thế giới trên đất liền chia thành 7 mảng kiến tạo lớn bao gồm: mảng Thái Bình Dương; mảng Á – Âu; mảng Ấn – Úc; mảng châu Phi; mảng Bắc Mỹ; mảng Nam Mỹ; mảng Nam Cực. Đây là cơ sở để các nhà địa lý học chia thế giới thành 6 châu lục như hiện nay: châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.
Hiện nay, trên thế giới có 205 quốc gia và vùng lãnh thổ có con người sinh sống.
Bản đồ hành chính châu Á – 55 quốc gia và vùng lãnh thổ
Châu Á là một phần của mảng kiến tạo Á – Âu thuộc phía Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu lục này có diện tích lớn nhất thế giới cũng như các kỷ lục khác như dân số đông nhất; đỉnh núi cao nhất; bờ biển dài nhất; …
Vị trí lãnh thổ châu Á như sau:
– Vùng tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp biển Bắc Băng Dương.
- Phía Nam giáp biển Ấn Độ Dương.
- Phía Đông giáp biển Thái Bình Dương.
- Phía Tây Bắc giáp châu Âu với ranh giới là dãy núi Ural; sông Ural; Biển Cát-xpi; mạch núi Đại Cáp-ca; eo biển Thổ Nhĩ Kỳ; biển Địa Trung Hải và Biển Đen.
- Phía Tây Nam giáp Ai Cập thuộc châu Phi.
– Diện tích: 44,5 triệu km².
– Dân số: 4,5 tỷ người.
– Mật độ dân số: 100 người/km².
– Địa giới hành chính: 6 khu vực với 55 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Đông Á: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản; Mông Cổ, Triều Tiên và Hàn Quốc.
- Nam Á: Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh; Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.
- Đông Nam Á: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan; Việt Nam, Lào, Philippines, Campuchia, Myanmar, Brunei và Đông Timor.
- Trung Á: Turkmenistan, Uzbekistan, Ki-rơ-ghít-xtan, Tajikistan, Kazakhstan.
- Tây Á: Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Iran, Iraq, Cyprus, Syria, Liban, Pakistan; Jordan, Kuwait, Arabi Saudi, Yemen, Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất; Qatar, Bahrain, Gruzia, Armenia và Azerbaijan).
- Bắc Á: Vùng đất Siberia của nước Nga.
Thông tin thú vị về khu vực châu Á
Diện tích chiếm 30% phần đất liền trên thế giới.
Dân số chiếm 60% thế giới.
Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới.
Đỉnh núi cao nhất thế giới (8848m) thuộc về Chomolungma (đỉnh Everest) tại Nepal.
Biển Caspi là hồ nước mặn lớn nhất thế giới diện tích 371.000 km² (143.250 dặm vuông) thuộc Ozero Baykal.
Hồ Baikal ở Siberia là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới rộng 31.500 km². Sông dài nhất châu Á là sông Trường Giang (6.380 km – 3.964 mi) thuộc Trung Quốc.
Ngôn ngữ ở các nước Châu Á rất đa dạng: Tiếng Ả Rập, Tiếng Hoa, Tiếng Hin-đi, Nhật, Hàn, Mã Lai, Nga, Thái, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Việt và các ngôn ngữ khác. Nhưng phổ biến nhất là tiếng Anh.
Bản đồ châu Phi – 54 quốc gia và vùng lãnh thổ
Bản đồ thế giới khu vực châu Phi thể hiện tên quốc gia, phân rõ địa giới hành chính giữa các nước. Trên tập bản đồ thể hiện nhiều vấn đề quan trọng về dân số, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, thủy văn … giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích.
Tên gọi khác của châu Phi là lục địa đen vì ở đây tập trung người da đen.
Vị trí lãnh thổ châu Phi như sau:
– Vùng tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp châu Âu ranh giới là biển Địa Trung Hải.
- Phía Đông và Đông Nam giáp biển Ấn Độ Dương.
- Phía Tây giáp biển Đại Tây Dương.
- Phía Đông Bắc giáp châu Á ranh giới là kênh đào Suez.
– Diện tích: 30,22 triệu km².
– Dân số: 1,339 tỷ người (2020).
– Mật độ dân số: 45 người/km².
– Địa giới hành chính: 3 khu vực với 54 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bắc Phi: Ai Cập; Tây Sahara; Algeria; Libya; Maroc; Sudan; Tunisia.
Trung Phi: Cameroon; Cộng hòa Congo; Cộng hòa dân chủ Congo; Cộng hòa Trung Phi; Guinea Xích đạo; Gabon São Tomé và Príncipe Chad; Benin Burkina Faso; Cape Verde; Côte d’Ivoire; Gambia; Ghana; Liberia; Mali; Mauritanie; Niger; Nigeria; Senegal; Sierra Leone; Togo; …
Nam Phi: Angola; Botswana; Lesotho; Swaziland; Zambia; Malawi; Mozambique; Namibia; Nam Phi; Zimbabwe và Madagascar.
Thông tin đặc biệt về các nước Châu Phi
Là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, chiếm 20.3% diện tích đất liền Trái Đất.
Dân số hơn 1,3 tỷ người chiếm 13% dân số toàn cầu.
Là khu vực có phần lớn đất đai nằm trong vùng khô nóng. Đặc biệt, sa mạc Sahara có diện tích lớn nhất thế giới và chiếm 25% diện tích châu Phi.
Châu Phi là lục địa sản xuất kim cương lớn nhất trên thế giới chiếm 50% sản lượng toàn cầu.
Ethiopia là quốc gia độc lập lâu đời nhất tại châu Phi.
Sudan có nhiều kim tự tháp nhất trên thế giới (233), nhiều hơn Ai Cập (110).
Nam Phi là quốc gia duy nhất trên toàn cầu có 3 thủ đô. Cape Town là thủ đô lập pháp, Pretoria là thủ đô hành pháp và Bloemfontein là thủ đô tư pháp.
Bản đồ thế giới châu Âu – 50 quốc gia và vùng lãnh thổ
Châu Âu nằm ở phía Tây Bắc của lục địa Á – Âu. Đây là lục địa duy nhất, không được bao quanh bởi nước từ mọi hướng vì chung đường biên giới với châu Á ở phía Đông.
Vị trí lãnh thổ châu Âu như sau:
– Vùng tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp biển Bắc Băng Dương.
- Phía Nam giáp biển Địa Trung Hải và biển Đen.
- Phía Đông giáp châu Á bởi dãy Uran.
- Phía Tây giáp biển Đại Tây Dương.
– Diện tích: 10,1 triệu km².
– Dân số: 750 triệu người.
– Mật độ dân số: 73 người/km².
– Địa giới hành chính: 4 khu vực với 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đông Âu: Nga, Bulgaria, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Belarus, Ukraine, Romania, Moldova.
Nam Âu: Bồ Đào Nha; Tây Ban Nha; Gibraltar; Andorra; Ý; San Marino; Thành Vatican; Malta; Slovenia; Croatia; Montenegro; Serbia; Hy Lạp; Cộng hòa Macedonia; Albania
Trung Âu: Áo; Bỉ; Pháp; Đức; Liechtenstein; Luxembourg; Monaco; Hà Lan; Thụy Sĩ.
Bắc Âu: Anh; Đan Mạch; Estonia; Iceland; Ireland; Latvia; Lithuania; Na Uy; Phần Lan; Thụy Điển.
– Tổng thu nhập GDP: 19,92 nghìn tỷ USD (2010).
Một số đặc điểm chung của khu vực châu Âu:
Khí hậu: Gồm 3 miền khí hậu phổ biến là khí hậu cực, cận cực và khí hậu ôn đới.
Dân tộc: Dân số châu Âu thuộc chủng tộc Europeoid. Chủng tộc này khác người Châu Á và Châu Phi về màu da, màu mắt và màu tóc.
Ngôn ngữ: Người dân châu Âu sử dụng tiếng German, nhóm La Tinh và Slav là chủ yếu. Một bộ phận dân cư còn có các ngôn ngữ khác gồm Hy Lạp, Albania, Celtic, Basques và Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với ngôn ngữ thứ hai, tiếng Anh hay tiếng Pháp được lựa chọn nhiều nhất.
Kinh tế: Châu Âu tập hợp phần lớn các nước có kinh tế phát triển nhất thế giới, nằm trong nhóm G7 và G20. Cuộc cách mạng công nghiệp và khoa học kỹ thuật đều bắt đầu từ đây.
Y tế: Người dân được chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn cao cấp.
Giáo dục: Môi trường giáo dục tại các nước Châu Âu được đánh giá tốt nhất nhì thế giới. Để lựa chọn địa chỉ du học châu Âu lý tưởng quả thực rất khó. Một vài nước được đông đảo du học sinh quốc tế lựa chọn là Anh, Ý, Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển hay Đan Mạch.
Bản đồ các nước châu Mỹ – 35 quốc gia và 23 vùng lãnh thổ
Châu Mỹ là châu lục duy nhất nằm ở phía Tây bán cầu, trải dài trên nhiều vĩ độ. Châu Mỹ nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương và thông nhau bởi kênh đào Panama. Con kênh này cũng là ranh giới giữa tiểu lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Vị trí lãnh thổ châu Mỹ như sau:
– Vùng tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp biển Bắc Băng Dương.
- Phía Tây giáp biển Thái Bình Dương.
- Phía Đông giáp biển Đại Tây Dương.
- Phía Nam tiệm cận với châu Nam Cực.
– Diện tích: 42 triệu km².
– Dân số: 1,002 tỷ người.
– Mật độ dân số: 21 người/km².
– Quốc gia: 35
– Lãnh thổ phụ thuộc: 23.
– Các nước châu Mỹ chia làm 2 khu vực với 35 quốc gia, 23 lãnh thổ phụ thuộc.
- Bắc Mỹ: Hoa Kỳ, Canada và Mexico
- Mỹ la tinh và biển Caribê: Quần đảo Virgin (Anh); Anguilla; Antigua và Barbuda; Antilles thuộc Hà Lan; Argentina; Aruba; Bahamas Barbados; Belize; Bolivia; Bonaire; Brazil; Chile; Colombia; Cộng hòa Dominican; Costa Rica; Cuba; Dominica; Ecuador; El Salvador; Grenada, Guadeloupe, Guatemala, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Haiti, Honduras, Jamaica, Martinique, Mexico; Saint-Barthélemy, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Martin, Saint Vincent và Grenadines, Sint Maarten Suriname, Trinidad và Tobago, Uruguay, Venezuela; Montserrat Quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Puerto Rico, Quần đảo Cayman, Quần đảo Falkland, Quần đảo Turks và Caicos, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ.
Bản đồ khu vực châu Đại Dương – 14 quốc gia và 11 vùng lãnh thổ
Vùng châu Đại Dương có diện tích nhỏ nhất và dân số ít nhất trong 6 châu lục. Lục địa này cũng có ít quốc gia nhất. Úc và New Zealand là hai quốc gia nổi tiếng nhất châu lục này.
Chúng tôi xin giới thiệu bản đồ thế giới khu vực châu Đại Dương (châu Úc):
Vị trí lãnh thổ châu Đại Dương như sau:
– Vùng tiếp giáp:
– Diện tích: 8,5 triệu km².
– Dân số: 32 triệu người.
– Mật độ dân số: 5 người/km².
– Quốc gia: Australia; Fiji; Kiribati; Đảo Marshall; Micronesia; Nauru; New Zealand; Palau; Papua New Guinea; Samoa; Quần đảo Solomon; Tonga; Tuvalu; Vanuatu).
– Vùng lãnh thổ phụ thuộc: Samoa (Mỹ); quần đảo Cook (New Zealand); Polynesia (Pháp); Guam (Mỹ); New Caledonia (Pháp); Niue (New Zealand); Quần đảo Bắc Mariana (Mỹ); Quần đảo Pitcairn (Anh); Tokelau (New Zealand); Wallis và Futuna (Pháp); Đảo Norfolk (Úc).
Bản đồ thế giới châu Nam Cực
Đây là hoang mạc lớn nhất thế giới và nắm nhiều điều bí mật như:
Là nơi lạnh nhất thế giới (kỷ lục đo được – 94 độ C).
Khu vực có gió nhiều nhất thế giới (tốc độ gió là 100m/s).
98% diện tích châu Nam Cực bị phủ bởi lớp băng dày ít nhất 1,9km.
Là nơi duy nhất trên Trái Đất không có loài bò sát sinh sống.
Ở Bắc Cực và Nam Cực sẽ diễn ra hiện tượng nửa năm sáng và nửa năm tối.
Vị trí địa lý châu Nam Cực như sau:
– Vùng tiếp giáp: Là các đại dương lớn như Ấn Độ Dương.
– Diện tích: 14 triệu km².
– Dân số: 5000 người (Số người này làm việc tại trạm khí tượng).
Trên đây là bản đồ thế giới và 6 châu lục mới nhất đã được Bắc Nam Land tổng hợp. Đây là những thông tin hữu ích phục vụ bạn đọc trong công việc và học tập được tốt nhất. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Từ khóa » Bản đồ Thế Giới Tiếng Việt
-
Bản đồ Thế Giới 3D Khổ Lớn Full HD Mới Nhất Năm 2022
-
Bản đồ Thế Giới - HTL IT
-
Bản đồ Thế Giới Khổ Lớn Và Các Châu Lục Năm 2022
-
Bản đồ Thế Giới Tiếng Việt Mới Nhất Và Chính Xác Nhất
-
Bản đồ Thế Giới Cập Nhật Mới Nhất Năm 2021 - HDPro Land
-
Bản đồ Thế Giới Và Các Châu Lục Năm 2022
-
Bản đồ Thế Giới Khổ Lớn Full HD - Cập Nhật Mới Nhất
-
Bản đồ Các Nước Trên Thế Giới Khổ Ao, Tiếng Việt
-
Bản đồ Thế Giới Khổ Lớn Phóng To Năm 2021 - Tiền Land
-
Bản đồ Thế Giới Mới Và Chi Tiết Nhất Năm 2022 - Pinterest
-
Bản Đồ Thế Giới Với Ngôn Ngữ Tiếng Việt
-
BẢN ĐỒ THẾ GIỚI VÀ 6 CHÂU LỤC & BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG ...