Bản đồ Tỉnh Bắc Giang - Thông Tin Về Vị Trí Và Các đơn Vị Hành Chính

Ngày nay, để tìm hiểu về một tỉnh nào đó chúng ta chỉ cần có bản đồ trong tay là có thể biết được nhiều thứ như các đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, các đơn vị hành chính,… Từ đó chúng ta có thể nhận định được điều kiện phát triển của vùng đó như thế nào. Để có được tấm bản đồ này rất dễ dàng bạn chỉ cần vào những nhà sách là có ngay.

Nhắc đến Bắc Giang mọi người thường liên tưởng đến một vùng quê yên bình, tĩnh lặng. Nơi đây ấn tượng bởi những nông trại trái cây ngút tầm mắt. Để khám phá nét hay của tỉnh, chúng ta có thể tìm hiểu qua bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang. Với những thông tin trên bản đồ, chúng ta hình dung được những nét đặc sắc của tỉnh Bắc Giang. Một tỉnh nằm phía bắc của nước Việt Nam và giáp với nước bạn Trung Quốc, hãy tiếp tục cùng tôi tìm hiểu thêm về Bắc Giang nhé.

Tình cờ, một lần xem bản đồ việt nam từ một cửa hàng bán bản đồ hành chính Việt Nam. Tôi quan sát kỹ về Bắc Giang, một tỉnh nằm phía Bắc Việt Nam và là nơi tôi được sinh ra, hồi cảm về quê hương nên tôi muốn tìm hiểu kỹ về Bắc Giang, hãy cùng tôi khám phá những điều đặc biệt nhé.

Bản đồ hành chính Bắc Giang
Bản đồ hành chính Bắc Giang

Đôi nét về tỉnh Bắc Giang

Trên tấm bản đồ tỉnh Bắc Giang, chúng ta có thể thấy rõ vị trí địa lý của tỉnh Bắc Giang. Hình ảnh tỉnh Bắc Giang hiện lên trên vùng Đông Bắc nước ta. Năm 2012, tỉnh nằm trong đối tượng quy hoạch của thủ đô Hà Nội. Bốn phía tỉnh được tiếp giáp cụ thể như sau: Phía Bắc giáp với Lạng Sơn. Phía Nam giáp với Bắc Ninh, Hải Dương. Phía Đông giáp với Quảng Ninh. Phía Tây giáp với Thái Nguyên, Sóc Sơn Hà Nội. Không cần tìm mua bản đồ hà nội làm gì, với bản đồ Bắc Giang, ta cũng có thể xem được đường đi dẫn tới thủ đô qua các tuyến đường kết nối.

Bản đồ giao thông tỉnh Bắc Giang
Bản đồ giao thông tỉnh Bắc Giang

Tỉnh có diện tích 3.823 km². Địa hình nơi đây khá phong phú. Bắc Giang là một tỉnh miền núi. Nơi đây vừa có núi cao, trung du xen kẽ giữa đồng bằng. Khí hậu nơi đây rất ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai hay hạn hán. Do đó đây là vùng đất lý tưởng để sinh sống và làm việc. Trong thời gian gần đây, tỉnh có nền kinh tế khác phát triển và vững mạnh. Nơi đây đang khẳng định vị trí là trung tâm kinh tế lớn thứ 2 của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Nhìn trên bản đồ tổng quan tỉnh Bắc Giang, chúng ta thấy hiện lên 3 con sông lớn đó là Lục Nam, sông Thương, sông Cầu. Tỉnh có tổng cộng 374km sông suối. Bên cạnh đó, tỉnh có nhiều hồ, sông và đầm. Trong đó phải kể đến hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần khá nổi tiếng. Đây là địa điểm mà du khách rất thích trải nghiệm và khám phá.

Các đơn vị hành chính trên bản đồ tỉnh Bắc Giang

Trên bản đồ, chúng ta có thể thấy trên bảng ghi chú có ghi đầy đủ thông tin các đơn vị hành chính của tỉnh. Hiện tại, tỉnh có 10 đơn vị hành chính. Trong đó cụ thể như sau:

1 thành phố: Bắc Giang gồm có 10 phường và 6 xã

9 huyện: Hiệp Hòa (1 thị trấn, 25 xã), Lạng Giang (2 thị trấn và 21 xã), Lục Nam (2 thị trấn và 25 xã), Lục Ngạn (1 thị trấn và 29 xã), Sơn Động (2 thị trấn và 21 xã), Tân Yên (2 thị trấn và 22 xã), Việt Yên (2 thị trấn, 17 xã), Yên Dũng (2 thị trấn và 19 xã), Yên Thế (2 thị trấn và 19 xã)

Như vậy tỉnh có 227 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 204 xã, 10 phường và 16 thị trấn.

Tỉnh Bắc Giang hiện trên bản đồ với vị trí tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hải Phòng, sát vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc. Do đó tỉnh có rất nhiều lợi thế để tiến đến một nền kinh tế vững mạnh.

Hiện các khu công nghiệp của tỉnh tập trung nhiêu ở Việt Yên và Yên Dũng. Trong đó phải kể đến các cụm công nghiệp đó là: Đình Trám, Song Khê – Nội Hoàng, Quang Châu, Vân Trung,…Nhìn chung Bắc Giang đang có định hướng phát triển đúng đắn và có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây

Sơ lược về tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa nên có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.

Trong những năm gần đây, Kinh tế của Bắc Giang phát triển khá toàn diện và đang khẳng định được vị thế là Trung tâm kinh tế lớn thứ hai của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Bảng đồ hành chính tỉnh Bắc Giang
Bảng đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

Vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang

Nhìn vào bản đồ chúng ta có thể xác định được Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ và các vùng tiếp giáp:

  • Phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn
  • Phía Nam giáp với tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương
  • Phía Đông giáp với giáp với tỉnh Quảng Ninh
  • Phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hà Nội

Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện, được phân chia thành 227 đơn vị hành chính cấp xã gồm 10 phường, 16 thị trấn và 204 xã.

Bản đồ hành chính thành phố Bắc Giang

Bắc Giang là một đô thị loại II – trung tâm hành chính của tỉnh Bắc Giang, nằm cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía Đông Bắc. Thành phố phấn đấu trước năm 2025, sẽ trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Giang

Diện tích: 6.677,36 ha (2013)

Dân số: 210.000 người (2018)

Bản đồ hành chính thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang
Bản đồ hành chính thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang

Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa

Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở đầu tỉnh Bắc Giang.

Diện tích: 201 km²

Dân số: 237.900 người (2017)

Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang

Bản đồ hành chính huyện Lạng Giang

Lạng Giang là một huyện miền núi thấp của tỉnh Bắc Giang.

Diện tích: 239,8 km²

Dân số: 191.048 người (2010)

Bảng đồ hành chính huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang
Bảng đồ hành chính huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang

Bản đồ hành chính huyện Lục Nam

Lục Nam là một huyện của tỉnh Bắc Giang

Diện tích: 597 km²

Dân số: 200.258 người (2009)

Bản đồ hành chính huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
Bản đồ hành chính huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn

Lục Ngạn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang và là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bắc Giang

Diện tích: 1.012 km²

Dân số: 204.416 người (2009)

Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang

Bản đồ hành chính huyện Sơn Động

Sơn Động là một huyện của tỉnh Bắc Giang

Diện tích: 845,77 km²

Dân số: 68.724 người (2009)

Bản đồ hành chính huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
Bản đồ hành chính huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang

Bản đồ hành chính huyện Tân Yên

Tân Yên là một huyện của tỉnh Bắc Giang

Diện tích: 203,7 km²

Dân số: 158.547 người (2009)

Bản đồ hành chính huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang
Bản đồ hành chính huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang

Bản đồ hành chính huyện Việt Yên

Việt Yên là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang. Đây là huyện có nhiều làng quan họ nhất ở vùng văn hóa Kinh Bắc với 19 làng quan họ đã được UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Diện tích: 174,1 km²

Dân số: 181 034 (2016)

Bản đồ hành chính huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang
Bản đồ hành chính huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang

Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng

Yên Dũng là một huyện của tỉnh Bắc Giang

Diện tích: 185,9 km²

Dân số: 135.075 người (2010)

Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang
Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang

Bản đồ hành chính huyện Yên Thế

Yên Thế là một huyện cực Bắc tỉnh Bắc Giang

Diện tích: 301,3 km²

Dân số: 102.574 người (2013)

Bản đồ hành chính huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang
Bản đồ hành chính huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

Tiềm năng du lịch của tỉnh Bắc Giang

Bản đồ du lịch tỉnh Bắc Giang
Bản đồ du lịch tỉnh Bắc Giang

Qua đánh giá trên bản đồ, chúng ta thấy tỉnh Bắc Giang có khá nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Địa hình ở đây tương đối đa dạng. Nơi đây có vô số vùng trung du trải rộng xen kẽ với vùng đồng bằng phì nhiêu. Đặc biệt là rừng nguyên sinh nhiều vô kể. Trong đó phải kể đến rừng Khe Lỗ với 7.000 ha. Nơi đây có hệ thực động vật rất đa dạng. Cụ thể 200 loài thực vật, 250 loài dược liệu, 70 loài chim, 40 loài thú, 7 loài quý hiếm, 20 loài bò sát. Bên cạnh đó rừng Tây Yên Tử cũng khá ấn tượng và độc đáo với diện tích 15.000 ha.

Hệ thống sông ngòi của tỉnh khá phong phú. Trong đó phải kể đến hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, sông Sỏi,… Mỗi hồ đều mang một nét đẹp đặc trưng, ấn tượng du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đặc biệt suối Mỡ được xem là thắng cảnh với di tích văn hóa vô cùng hấp dẫn.

Bản đồ sử dụng đất tỉnh Bắc Giang
Bản đồ sử dụng đất tỉnh Bắc Giang

Tỉnh còn ấn tượng bởi những nông trại vải ngút tầm mắt. Một nền văn hóa quan họ ấn tượng. Chắc chắn nơi đây sẽ trở thành địa danh du lịch sinh thái cũng như thích hợp với dân phượt. Tại đây, có tới hơn 100 di tích lịch sử văn hóa như chùa Vĩnh Nghiêm, đình Phù Lão, Lỗ Hạnh, Tiên Lục, thành cổ Xương Giang, đồn Phồn Xương,… Tất cả đều tạo dấu ấn đặc biệt với du khách. Nơi đây khiến du khách không ngừng tò mò và khám phá. Bên cạnh đó, các lễ hội cổ truyền là điểm thu hút du khách nhiều tại tỉnh. Chúng vẫn được giữ nguyên bản sắc vốn có từ xưa. Bất cứ ai đến Bắc Giang vào dịp lễ hội sẽ hiểu hơn về cuộc sống và nét văn hóa của tỉnh.

Với tấm bản đồ tỉnh Bắc Giang, chúng ta được trải nghiệm nhiều điều thú vị. Mỗi loại bản đồ chi tiết về Bắc Giang mang đến một lượng kiến thức khác nhau. Tất cả đều chi tiết, rõ ràng cho đến tổng quan nhất. Tấm bản đồ du lịch hay là bản đồ hành chính đều là những công cụ tuyệt vời gắn liền với nhu cầu thiết yếu của người dân Việt Nam.

Bản đồ tỉnh Bắc Giang Online

Bản đồ tỉnh Bắc Giang Online

Từ khóa » Bản đồ đi Bắc Giang