Bản đồ Tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc - Địa Ốc Thông Thái

Hồ Nam nằm ở phía nam của trung du Trường Giang và phía nam của hồ Động Đình (vì thế mới có tên gọi là Hồ Nam). Hồ Nam có giản xưng là “Tương” (湘), theo tên sông Tương chảy trên địa bàn. Hồ Nam giáp với Hồ Bắc ở phía bắc, với Giang Tây ở phía đông, với Quảng Đông ở phía nam, với Quảng Tây ở phía tây nam, với Quý Châu ở phía tây, và với Trùng Khánh ở phía tây bắc. Tỉnh lị của Hồ Nam là Trường Sa. Ngôn ngữ bản địa của phần lớn cư dân Hồ Nam là tiếng Tương.

Thông tin tổng quan tỉnh Hồ Nam:
Tên đơn vị:Hồ Nam
Tên tiếng Anh:Hunan
Tiếng Trung (Phồn thể):湖南
Tiếng Trung (Giản thể):湖南
Viết tắt:湘 Tương
Pinyin:Húnán
Phân loại:Tỉnh
Mã ISO 3166:CN.HN
Diện tích:211,829 km² (81,788 mi²)
Thứ hạng diện tích:Hạng thứ 10
Dân số:68,600,000 người (2018)
Mật độ dân số:319/km² (830/mi²)
GDP:3.642 tỉ NDT (550,5 tỉ USD) (xếp thứ 8)
GDP đầu người:53.097 NDT (7.890 USD) (xếp thứ 16)
Website:http://www.hunan.gov.cn

Bản đồ hành chính tỉnh Hồ Nam trên nền Google Map

Bản đồ tỉnh Hồ Nam trực tuyến là bản đồ online được xây dựng bởi Địa Ốc Thông Thái thể hiện phân chia hành chính các đơn vị hành chính cấp địa khu (地区级, địa khu cấp hay 地级, địa cấp) trực thuộc Hồ Nam. Ở Trung Quốc, địa khu cấp là cấp hành chính dưới tỉnh và trên huyện. Ở bản đồ bên dưới, các đơn vị hành chính cấp địa khu được tô một màu sắc riêng biệt để có thể dễ dàng nhận diện. Bản đồ cũng hỗ trợ xem full màn hình (không khả dụng trên một số thiết bị di động), cùng với chức năng zoom lớn hình ảnh vệ tinh để có thể nhìn rõ các tuyến đường, tòa nhà. Nên xem trên trình duyệt Chrome để có hiển thị tốt nhất.

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ được lấy từ các bản đồ uy tín như Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Google Map, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới hành chính được lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Bản đồ vị trí tỉnh Hồ Nam trên bản đồ Trung Quốc

Vị trí địa lý tỉnh Hồ Nam trên bản đồ Trung Quốc
Bản đồ vị trí tỉnh Hồ Nam. Nguồn: Địa Ốc Thông Thái
Bản đồ vị trí tỉnh Hồ Nam
Bản đồ vị trí tỉnh Hồ Nam. Nguồn: Wikipedia

Bản đồ hành chính tỉnh Hồ Nam

Bản đồ hành chính tỉnh Hồ Nam
Bản đồ hành chính tỉnh Hồ Nam.Liên hệ Địa Ốc Thông Thái nếu bạn cần mua file bản đồ tỉnh Hồ Nam dạng vector: AI, SVG hoặc file KML.

Phân chia các đơn vị hành chính tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

Hồ Nam đi vào lịch sử thành văn của Trung Quốc từ khoảng năm 350 TCN, dưới thời nhà Chu, vùng đất nay là Hồ Nam trở thành một phần của nước Sở. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, đã thiết lập hai quận Kiềm Trung và Trường Sa tại Hồ Nam. Đến sau thời Hán Vũ Đế, Hồ Nam thuộc khu vực quản lý của thứ sử Kinh châu, được chia thành các quận Vũ Lăng, Quế Dương, Linh Lăng, Hành Dương và Trường Sa. Đến thời Tam Quốc, đất Hồ Nam được chia thành năm quận thuộc Kinh châu của nước Đông Ngô. Đến thời Tây Tấn, Hồ Nam được phân chia giữa Kinh châu và Quảng châu.

Đến thời Đông Tấn, Hồ Nam bị phân chia giữa ba châu Kinh, Hồ và Giang. Thời các Nam triều Tống, Tề và Lương, lãnh thổ Hồ Nam thuộc Tương châu, Dĩnh châu và một bộ phận nhỏ Kinh châu. Đến thời Nam triều Trần, Hồ Nam phân thuộc Kinh châu và Nguyên châu. Năm Khai Hoàng thứ 9 (589), Tùy Cao Tổ bình định Nam triều Trần, triều Tùy sau khi thống nhất Trung Quốc đã thiết lập tại Hồ Nam tám quận là Trường Sa, Vũ Lăng, Nguyên Lăng, Lễ Dương, Ba Lăng, Hành Sơn, Quế Dương và Linh Lăng. Đến năm Khai Nguyên thứ 2 (733) thời Đường Huyền Tông, triều Đường đã phân Hồ Nam thuộc Sơn Nam đông đạo, Giang Nam tây đạo và Kiềm Trung đạo. Đến năm Quảng Đức thứ 2 (764) thời Đường Đại Tông, triều đình đã thiết lập Hồ Nam quan sát sứ tại Hành Châu, từ đó trong hệ thống hành chính Trung Quốc bắt đầu xuất hiện tên gọi “Hồ Nam”.

Đến thời Bắc Tống, Hồ Nam phân thuộc Kinh Hồ nam lộ và Kinh Hồ bắc lộ. Vào thời điểm này, khu vực hồ Động Đình được khai phá trên quy mô lớn, địa vị của Hồ Nam đối với toàn quốc tăng lên nhanh chóng. Thời Tống, toàn quốc có tứ đại thư viện thì Hồ Nam đã có đến 2. Những năm cuối thời Bắc Tống, nhân khẩu Hồ Nam đạt trên 5,7 triệu người. Thời Nhà Nguyên, Hồ Nam thuộc Hồ Quảng đẳng xứ hành trung thư tỉnh (湖广等处行中书省) với thủ phủ đặt ở Vũ Hán, triều đình Nguyên cũng lập Hồ Nam tuyên ủy ti tại Hành Châu (sau chuyển đến Đàm Châu). Đến thời Nhà Minh, Hồ Nam thuộc Hồ Quảng bố chánh sứ ti (湖广布政使司), thủ phủ đặt ở Vũ Hán. Đến năm Khang Hi thứ 3 (1664), triều đình phân Hồ Quảng thành Hồ Quảng tả, hữu bố chính sứ ti, trong đó hữu ti về sau đã thiết lập nên bốn đạo là Trường Bảo, Nhạc Thường Lễ, Hành Vĩnh Sâm Quế và Thần Nguyên Vĩnh Tĩnh và 9 phủ là Trường Sa, Bảo Khánh, Nhạc Châu, Thường Đức, Hành Châu, Thần Châu, Nguyên Châu, Vĩnh Châu, Vĩnh Thuận. Năm Ung Chính thứ 1 (1723), triều đình đổi Hồ Quảng Hữu bố chính sử ti thành Hồ Nam bố chánh sử ti, chuyển trị sở đến Trường Sa, Hồ Nam chính thức trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc.

Thời Trung Hoa Dân Quốc, Hồ Nam phế bỏ phủ, thính, châu, song vẫn giữ lại hai cấp đạo và huyện. Năm 1914, toàn tỉnh có bốn đạo là Tương Giang, Hành Dương, Thần Nguyên và Vũ Lăng. Đến năm 1922, cấp đạo bị triệt tiêu, chỉ còn tồn tại hai cấp là tỉnh và huyện. Tháng 12 năm 1937, toàn tỉnh được phân thánh 9 đốc sát khu hành chính, đến năm 1938 thì điều chỉnh thành 10 khu; đến tháng 4 năm 1940, toàn tỉnh Hồ Nam được điều chỉnh thành 10 giám đốc khu hành chính, mỗi giám đốc khu quản lý từ 6-10 huyện, và thành lập hai thành phố Trường Sa (1933) và Hành Dương (1943). Trước khi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc rút ra Đài Loan, toàn Hồ Nam có 2 thành phố, 10 giám đốc khu hành chính, 77 huyện với thủ phủ là Trường Sa.

Sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, trong cùng năm đã thiết lập hai thành phố Trường Sa và Hành Dương, lập 7 chuyên khu trực thuộc là Trường Sa, Hành Dương, Sâm huyện, Thường Đức, Ích Dương, Thiệu Dương và Vĩnh Châu. Sau nhiều lần điều chỉnh, đến cuối năm 2002, Hồ Nam được phân thành 14 đơn vị hành chính cấp địa khu (13 địa cấp thị và 1 châu tự trị, 122 đơn vị cấp huyện (34 khu, 16 huyện cấp thị, 65 huyện và 7 huyện tự trị).

# Tên Thủ phủ Chữ HánBính âm Dân số (2010)
1 Trường Sa Thiên Tâm 长沙市Chángshā Shì 7.044.118
2 Thường Đức Vũ Lăng 常德市Chángdé Shì 5.747.218
3 Sâm Châu Bắc Hồ 郴州市Chénzhōu Shì 4.581.778
4 Hành Dương Nhạn Phong 衡阳市Héngyáng Shì 7.141.462
5 Hoài Hóa Hạc Thành 怀化市Huáihuà Shì 4.741.948
6 Lâu Để Lâu Tinh 娄底市Lóudǐ Shì 3.785.627
7 Thiệu Dương Song Thanh 邵阳市Shàoyáng Shì 7.071.826
8 Tương Đàm Nhạc Đường 湘潭市Xiāngtán Shì 2.748.552
9 Ích Dương Hách Sơn 益阳市Yìyáng Shì 4.313.084
10 Vĩnh Châu Lãnh Thủy Than 永州市Yǒngzhōu Shì 5.180.235
11 Nhạc Dương Nhạc Dương Lâu 岳阳市Yuèyáng Shì 5.477.911
12 Trương Gia Giới Vĩnh Định 张家界市Zhāngjiājiè Shì 1.476.521
13 Chu Châu Thiên Nguyên 株洲市Zhūzhōu Shì 3.855.609
— Châu tự trị —
14 Tương Tây (của người Thổ Gia và Miêu) Cát Thủ 湘西土家族苗族自治州Xiāngxī Tǔjiāzú Miáozú Zìzhìzhōu 2.547.833

Bản đồ giao thông tỉnh Hồ Nam

Bản đồ giao thông tỉnh Hồ Nam
Bản đồ giao thông tỉnh Hồ Nam

Bản đồ vệ tinh tỉnh Hồ Nam

Bản đồ vệ tinh tỉnh Hồ Nam
Hỉnh ảnh tỉnh Hồ Nam nhìn từ vệ tinh

Xem thêm

Xem thêm bản đồ Trung Quốc:
  • TP Bắc Kinh
  • TP Thiên Tân
  • TP Thượng Hải
  • TP Trùng Khánh
  • An Huy
  • Cam Túc
  • Cát Lâm
  • Chiết Giang
  • Giang Tây
  • Giang Tô
  • Hà Bắc
  • Hà Nam
  • Hắc Long Giang
  • Hải Nam
  • Hồ Bắc
  • Hồ Nam
  • Liêu Ninh
  • Phúc Kiến
  • Quảng Đông
  • Quý Châu
  • Sơn Đông
  • Sơn Tây
  • Thanh Hải
  • Thiểm Tây
  • Tứ Xuyên
  • Vân Nam
  • Ninh Hạ
  • khu tự trị Nội Mông
  • khu tự trị Quảng Tây
  • khu tự trị Tân Cương
  • khu tự trị Tây Tạng
5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Bản đồ Phía Nam Trung Quốc