Bản đồ Trung Quốc - Địa Ốc Thông Thái
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc (giản thể: 中国; phồn thể: 中國; bính âm: Zhōngguó), quốc hiệu là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (giản thể: 中华人民共和国; phồn thể: 中華人民共和國; Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc; bính âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó), là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Á và là một trong hai quốc gia tỷ dân. Trung Quốc là quốc gia đơn đảng do Đảng Cộng sản nắm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc và 2 đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với tất các vùng lãnh thổ nằm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc, tuyên bố đây là tỉnh thứ 23 dù không kiểm soát trên thực tế, chính sách này gây ra nhiều tranh cãi liên quan đến vị thế địa – chính trị Đài Loan.
Với 9.596.961 km², Trung Quốc có diện tích lục địa lớn thứ 4 trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ 3 hoặc 4 tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan đa dạng thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam Á và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là các sông dài thứ 3 và thứ 6 trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông. Đường bờ biển của Trung Quốc trải dọc theo Thái Bình Dương và dài 14.500 km, giáp với các biển Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông.
Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ lưu vực sông Hoàng Hà (bình nguyên Hoa Bắc) và Trường Giang (đồng bằng Trường Giang). Với hơn 5.000 năm, nền văn minh Trung Hoa phát triển mạnh, đặc trưng bởi hệ thống tư tưởng, triết học Nho giáo, Đạo giáo, Âm dương ngũ hành,… có ảnh hưởng lớn với các quốc gia láng giềng, các thành tựu khoa học kỹ thuật (phát minh ra giấy, la bàn, thuốc súng, địa chấn kế, kỹ thuật in ấn,…), hoạt động giao thương xuyên châu Á (con đường tơ lụa) và những đô thị có quy mô dân số và trình độ kiến trúc hàng đầu thế giới vào thời trung cổ. Với hơn 5.000 năm lịch sử, Trung Quốc là một trong 4 nền văn minh cổ đại lớn của thế giới (cùng với Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ) và là nền văn minh duy nhất trong số đó còn tồn tại nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Hệ thống chính trị của Trung Quốc thời kỳ phong kiến dựa trên các triều đại quân chủ chuyên chế kế tập, khởi đầu là nhà Hạ năm 21 TCN. Năm 221 TCN, nhà Tần chinh phục một loạt các tiểu quốc khác để tái thống nhất. Trong lịch sử, lãnh thổ Trung Quốc nhiều lần mở rộng, thu hẹp. Sang đến thời kỳ cận đại, nhà Thanh – triều đại phong kiến cuối cùng suy yếu, gia này bị các nước đế quốc xâu xé sau chiến tranh Nha Phiến và trở thành một vùng lãnh thổ bán thuộc địa trong vòng 110 năm. Trong giai đoạn này, Trung Hoa Dân Quốc lật đổ nhà Thanh vào năm 1912 sau Cách mạng Tân Hợi và nắm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận và đầu hàng Đồng Minh trong chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc quay trở lại với cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng. Cuối cùng, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc Dân Đảng và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 trong khi Quốc Dân Đảng di dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan.
Sau khi thành lập, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trải qua Đại Cách mạng Văn hóa tiêu biểu như Thổ cải, Tiêu diệt chim sẻ, Đại nhảy vọt, phát triển các đơn vị Hồng vệ binh,… dẫn đến hậu quả là nạn đói, xã hội bất ổn, kinh tế tụt hậu, nhiều di sản bị phá hủy. Sau khi tiến hành cải cách kinh tế theo hướng mở cửa vào năm 1978, nền kinh kế Trung Quốc với quy mô dân số khổng lồ đã tăng trưởng nhanh chóng.
Trung Quốc là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực với số lượng lớn nhất thế giới cùng ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1971 sau khi thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Trung Quốc cũng là thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO, APEC, BRICS, SCO và G20,… Trung Quốc là đại cường quốc và siêu cường tiềm năng. Trung Quốc có mục tiêu cạnh tranh với Hoa Kỳ trên mọi mặt; thậm chí đặt tham vọng sẽ thay thế Hoa Kỳ trong tương lai. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển.
Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức như ô nhiễm môi trường, chênh lệch thu nhập, chênh lệch giới tính do hậu quả của chính sách một con, thất nghiệp, tham nhũng, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng cùng vấn đề nhân quyền, phong trào phản kháng ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Hồng Kông và các lệnh cấm vận của Hoa Kỳ.
Quốc kỳ: | |
---|---|
Châu lục: | Châu Á |
Khu vực: | Đông Á |
Mã vùng: | 86 |
Thủ đô: | Beijing |
Diện tích: | 9,596,960 km² (Nguồn: WorldAtlas) |
Dân số: | 1.433.783.686 người (2019) |
GDP: | 14.342,9 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019 |
GDP đầu người: | $10,261.68 |
Tiền tệ: | Renminbi yuan (RMB) |
Bản đồ Trung Quốc online Google Map
Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.
Bản đồ Trung Quốc trực tuyến là bản đồ được xây dựng bởi Địa Ốc Thông Thái thể hiện cụ thể các đơn vị hành chính dưới các màu sắc riêng biệt, anh chị có thể dễ dàng nhận diện được ranh giới giữa các đơn vị hành chính. Bản đồ cũng hỗ trợ xem full màn hình (không khả dụng trên một số thiết bị di động), cùng với chức năng zoom lớn hình ảnh vệ tinh để có thể nhìn rõ các tuyến đường, tòa nhà.
Trung Quốc ở đâu? Bản đồ vị trí Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á của Châu Á
Bản đồ các tỉnh thành của Trung Quốc
Trung Quốc có 33 đơn vị hành chính cấp tỉnh (省级, tỉnh cấp), không kể Đài Loan – chỉ bằng khoảng một nửa so với 63 tỉnh thành của Việt Nam. 33 đơn vị hành chính cấp tỉnh này bao gồm 4 loại:
- Thành phố trực thuộc trung ương (直轄市, trực hạt thị, tương đương ở Trung Hoa Dân quốc là 院轄市, viện hạt thị, hay 特別市, đặc biệt thị): Tuy là thành phố nhưng vẫn có khu vực nông thôn trực thuộc dưới dạng các huyện ngoại thành. Điển hình như thành phố Trùng Khánh là nơi khu vực nông thôn rộng lớn hơn khu vực thành thị rất nhiều. Có 4 Thành phố trực thuộc trung ương là:
- Bắc Kinh (北京) (thủ đô),
- Thượng Hải (上海) (thủ đô kinh tế),
- Trùng Khánh (重庆) (thành phố có diện tích lớn nhất và đông dân nhất)
- Thiên Tân (天津).
- Khu tự trị (自治区, tự trị khu) – có 5 đơn vị là:
- Duy Ngô Nhĩ Tân Cương,
- Nội Mông Cổ,
- Hồi Ninh Hạ,
- Tây Tạng,
- Choang Quảng Tây.
- Đặc khu hành chính (特別行政區, đặc biệt hành chính khu) – Trung Quốc có 2 đặc khu hành chính là
- Ma Cao,
- Hồng Kông.
- Tỉnh (省): có 22 đơn vị. Đài Loan (do chính quyền Trung Hoa Dân quốc kiểm soát) được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa coi là tỉnh thứ 23 của mình. Danh sách 22 tỉnh của Trung Quốc được thể hiện ở bảng dưới:
Tên | Tiếng Hoa(Phồn thể) | Tiếng Hoa(Giản thể) | Tên viết tắt | Tỉnh lỵ | Bính âm | pinyin |
---|---|---|---|---|---|---|
An Huy | 合肥 | 安徽 | 皖 Hoản | Hợp Phì | Ānhuī | Héféi |
Phúc Kiến | 福州 | 福建 | 闽 Mân | Phúc Châu | Fújiàn | Fúzhōu |
Cam Túc | 兰州 | 甘肃 | 甘 Cam hoặc 陇 Lũng | Lan Châu | Gānsù | Lánzhōu |
Quảng Đông | 广州 | 广东 | 粤 Việt | Quảng Châu | Guǎngdōng | Guǎngzhōu |
Quý Châu | 贵阳 | 贵州 | 黔 Kiềm hay 贵 Quý | Quý Dương | Guìzhōu | Guìyáng |
Hải Nam | 海口 | 海南 | 琼 Quỳnh | Hải Khẩu | Hǎinán | Hǎikǒu |
Hà Bắc | 石家庄 | 河北 | 冀 Ký | Thạch Gia Trang | Héběi | Shíjiāzhuāng |
Hắc Long Giang | 哈尔滨 | 黑龙江 | 黑 Hắc | Cáp Nhĩ Tân | Hēilóngjiāng | Hā’ěrbīn |
Hà Nam | 郑州 | 河南 | 豫 Dự | Trịnh Châu | Hénán | Zhèngzhōu |
Hồ Bắc | 武汉 | 湖北 | 鄂 Ngạc | Vũ Hán | Húběi | Wǔhàn |
Hồ Nam | 长沙 | 湖南 | 湘 Tương | Trường Sa | Húnán | Chángshā |
Giang Tô | 南京 | 江苏 | 苏 Tô | Nam Kinh | Jiāngsū | Nánjīng |
Giang Tây | 南昌 | 江西 | 赣 Cám | Nam Xương | Jiāngxī | Nánchāng |
Cát Lâm | 长春 | 吉林 | 吉 Cát | Trường Xuân | Jílín | Chángchūn |
Liêu Ninh | 沈阳 | 辽宁 | 辽 Liêu | Thẩm Dương | Liáoníng | Shěnyáng |
Thanh Hải | 西宁 | 青海 | 青 Thanh | Tây Ninh | Qīnghǎi | Xīníng |
Thiểm Tây | 西安 | 陕西 | 陕 Thiểm hay 秦 Tần | Tây An | Shǎnxī | Xī’ān |
Sơn Đông | 济南 | 山东 | 鲁 Lỗ | Tế Nam | Shāndōng | Jǐnán |
Sơn Tây | 太原 | 山西 | 晋 Tấn | Thái Nguyên | Shānxī | Tàiyuán |
Tứ Xuyên | 成都 | 四川 | 川 Xuyên hay 蜀 Thục | Thành Đô | Sìchuān | Chéngdū |
Vân Nam | 昆明 | 云南 | 滇 Điền hoặc 云 Vân | Côn Minh | Yúnnán | Kūnmíng |
Chiết Giang | 杭州 | 浙江 | 浙 Chiết | Hàng Châu | Zhèjiāng | Hángzhōu |
Danh sách các tỉnh Việt nam có biên giới với Trung Quốc
Có 7 tỉnh của Việt nam có chung đường biên giới với các tỉnh của Trung QuốcTên tỉnh | Tên địa phươnggiáp biên | Đường biên(km) | Tên tỉnh giáp ranhphía Trung Quốc |
---|---|---|---|
Điện Biên | Mường Nhé | 40,86 | Vân Nam |
Lai Châu | Mường Tè,Nậm Nhùn,Sìn Hồ,Phong Thổ | 273 | Vân Nam |
Lào Cai | Bát Xát,Lào Cai,Bảo Thắng,Mường Khương,Si Ma Cai | 203 | Vân Nam |
Hà Giang | Xín Mần,Hoàng Su Phì,Vị Xuyên,Quản Bạ,Yên Minh,Đồng Văn,Mèo Vạc | 272 | Vân Nam,Quảng Tây |
Cao Bằng | Bảo Lâm,Bảo Lạc,Thông Nông,Hà Quảng,Trà Lĩnh,Trùng Khánh,Hạ Lang,Phục Hòa,Thạch An | 333,4 | Quảng Tây |
Lạng Sơn | Tràng Định,Văn Lãng,Cao Lộc,Lộc Bình,Đình Lập | 253 | Quảng Tây |
Quảng Ninh | Bình Liêu,Hải Hà,Móng Cái | 118,82 | Quảng Tây |
Bản đồ hành chính Trung Quốc
Bản đồ vật lý Trung Quốc
Địa lý
Vị trí địa lý
Trung Quốc là quốc gia lớn thứ ba trên thế giới xét theo diện tích đất và là quốc gia lớn thứ ba hoặc bốn về tổng diện tích, sau Nga, Canada, và có thể là Hoa Kỳ. Tổng diện tích của Trung Quốc thường được tuyên bố là khoảng 9.600.000 km (3.700.000 dặm vuông Anh). Số liệu diện tích cụ thể dao động từ 9.572.900 km (3.696.100 dặm vuông Anh) theo Encyclopædia Britannica, 9.596.961 km (3.705.407 dặm vuông Anh) theo Niên giám Nhân khẩu Liên Hợp Quốc, đến 9.596.960 km (3.705.410 dặm vuông Anh) theo CIA World Factbook.
Trung Quốc có tổng chiều dài đường biên giới trên bộ lớn nhất thế giới, với 22.117 km (13.743 mi) từ cửa sông Áp Lục đến vịnh Bắc Bộ. Trung Quốc có biên giới với 14 quốc gia khác, giữ vị trí số một thế giới cùng với Nga. Trung Quốc bao gồm phần lớn khu vực Đông Á, giáp với Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ, và Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines cũng lân cận với Trung Quốc qua biển.
Lãnh thổ Trung Quốc nằm giữa các vĩ độ 18° ở tỉnh Hải Nam và 54° Bắc ở tỉnh Hắc Long Giang, các kinh độ 73° và 135° Đông. Cảnh quan của Trung Quốc biến đổi đáng kể trên lãnh thổ rộng lớn của mình. Xét theo độ cao, Trung Quốc có ba bậc thấp dần từ tây sang đông. Phía tây có độ cao trung bình 4000 mét so với mực nước biển, được ví là nóc nhà thế giới. Tiếp nối là vùng có độ cao trung bình 2000 mét so với mực nước biển bao bọc phía bắc, đông và đông nam. Thấp nhất là vùng bình nguyên có độ cao trung bình dưới 200 mét ở phía đông bắc và đông. Tại phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, có các đồng bằng phù sa rộng và dân cư đông đúc, trong khi các thảo nguyên rộng lớn chiếm ưu thế ở rìa của cao nguyên nguyên Nội Mông. Đồi và các dãy núi thấp chi phối địa hình tại Hoa Nam, trong khi miền trung-đông có những châu thổ của hai sông lớn nhất Trung Quốc là Hoàng Hà và Trường Giang. Các sông lớn khác là Tây Giang, Hoài Hà, Mê Kông (Lan Thương), Brahmaputra (Yarlung Tsangpo) và Amur (Hắc Long Giang). Ở phía tây có các dãy núi lớn, nổi bật nhất là Himalaya. Ở phía bắc có các cảnh quan khô hạn, như sa mạc Gobi và sa mạc Taklamakan. Đỉnh cao nhất thế giới là núi Everest (8.848m) nằm trên biên giới Trung Quốc-Nepal. Điểm thấp nhất của Trung Quốc, và thấp thứ ba trên thế giới, là lòng hồ Ngải Đinh (−154m) tại bồn địa Turpan.
Khí hậu
Mùa khô và gió mùa ẩm chi phối phần lớn khí hậu Trung Quốc, dẫn đến khác biệt nhiệt độ rõ rệt giữa mùa đông và mùa hạ. Trong mùa đông, gió từ phía Bắc tràn xuống từ các khu vực có vĩ độ cao với đặc điểm là lạnh và khô; trong mùa hạ, gió nam từ các khu vực duyên hải có vĩ độ thấp có đặc điểm là ấm và ẩm. Khí hậu Trung Quốc có sự khác biệt giữa các khu vực do địa hình phức tạp cao độ. Một vấn đề môi trường lớn tại Trung Quốc là việc các hoang mạc tiếp tục mở rộng, đặc biệt là sa mạc Gobi.
Đa dạng sinh học
Trung Quốc là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp trên thế giới, nằm trên hai khu vực sinh thái lớn của thế giới là Cổ Bắc phương (Palearctic) và Indomalaya (Đông Dương). Theo một đánh giá, Trung Quốc có trên 34.687 loài động vật và thực vật có mạch, do vậy là quốc gia đa dạng sinh học cao thứ ba trên thế giới, sau Brasil và Colombia. Trung Quốc ký kết Công ước về đa dạng sinh học Rio de Janeiro vào tháng 6 năm 1992, và trở thành một bên của công ước vào tháng 1 năm 1993.
Trung Quốc là nơi sinh sống của ít nhất 551 loài thú (nhiều thứ ba thế giới), 1.221 loài chim (thứ tám), 424 loài bò sát (thứ bảy) và 333 loài động vật lưỡng cư (thứ bảy). Trung Quốc là quốc gia đa dạng sinh học ở mức độ cao nhất trong mỗi hạng mục ngoài vùng nhiệt đới. Động vật hoang dã tại Trung Quốc chia sẻ môi trường sống và chịu áp lực gay gắt từ lượng dân cư đông nhất thế giới. Ít nhất có 840 loài động vật bị đe dọa, dễ bị tổn thương, hoặc gặp nguy hiểm tuyệt chủng địa phương tại Trung Quốc, phần lớn là do hoạt động của con người như phá hoại môi trường sống, ô nhiễm và săn bắn phi pháp để làm thực phẩm, lấy da lông và làm nguyên liệu cho Trung dược. Gấu trúc là một trong số những động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hiện chỉ còn những cá thể tự nhiên duy nhất sống tại Trung Quốc. Động vật hoang dã gặp nguy hiểm được pháp luật bảo hộ, tính đến năm 2005, Trung Quốc có trên 2.349 khu bảo tồn tự nhiên, bao phủ một tổng diện tích là 149,95 triệu ha, tức 15% tổng diện tích của Trung Quốc.
Trung Quốc có trên 32.000 loài thực vật có mạch, và là nơi có nhiều loại rừng. Những khu rừng thông lạnh chiếm ưu thế tại miền bắc của quốc gia, là nơi sinh sống của các loài động vật như nai sừng tấm và gấu đen, cùng với hơn 120 loài chim. Tầng dưới của rừng thông ẩm có thể gồm các bụi tre. Trên các vùng núi cao của bách xù và thủy tùng, thay thế cho tre là đỗ quyên. Các khu rừng cận nhiệt đới chiếm ưu thế tại miền trung và miền nam Trung Quốc, là nơi sinh sống của khoảng 146.000 loài thực vật. Những khu rừng mưa nhiệt đới và theo mùa bị hạn chế tại Vân Nam và Hải Nam, song bao gồm một phần tư tổng số loài động thực vật phát hiện được tại Trung Quốc. Ghi nhận được trên 10.000 loài nấm tại Trung Quốc, và trong số đó có gần 6.000 loài nấm bậc cao.
Bản đồ giao thông của Trung Quốc
Bản đồ du lịch Trung Quốc
Bản đồ vệ tinh Trung Quốc
Bản đồ địa hình
Bản đồ độ cao địa hình
Fun Facts – Những sự thật thú vị về Trung Quốc
- Trung Quốc có tên gọi chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với hơn 1,4 tỉ người. Trên thế giới cứ 5 người thì có 1 người là người Trung Quốc.
- Tiếng Trung là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới (dựa trên số lượng người bản ngữ). Có đến 14% dân số thế giới nói tiếng Trung Quốc.
- Trung Quốc có lực lượng quân đội lớn nhất thới giới – với hơn 2 triệu quân
- Đặt tất cả các tuyến đường sắt của Trung Quốc, nó có thể đi vòng quanh trái đất hai vòng!
- Trung Quốc, cùng với Ý, có số lượng các địa điểm được UNESCO công nhận cao nhất trên thế giới. Một số địa điểm được UNESCO ghé thăm nhiều nhất ở Trung Quốc bao gồm: Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, Cung điện Mùa hè ở Bắc Kinh, và Đền Trời ở Bắc Kinh và Đội quân đất nung nổi tiếng thế giới.
- Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh có tất cả 9.000 phòng. Đây là một trong những cung điện hoàng gia lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới.
- Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc dài đến hơn 21 ngàn km.
- Mặc dù có diện tích khổng lồ, toàn bộ Trung Quốc chỉ sử dụng một múi giờ duy nhất – theo giờ Bắc Kinh.
- Mọi con gấu trúc sống trên toàn thế giới đều thuộc về Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là nếu bạn nhìn thấy một chú gấu trúc ở nước mình, nó được cho mượn bởi Trung Quốc.
- Người Trung Quốc là những người chi tiêu cho du lịch nhiều nhất trên thế giới. Họ chi 260 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, gấp đôi chi tiêu của du khách Mỹ.
- Kem được phát hiện ở Trung Quốc khoảng 4.000 năm trước. Người Trung Quốc hồi đó đã kết hợp sữa, hỗn hợp gạo và tuyết để tạo ra món tráng miệng ngon tuyệt.
- Trung Quốc xây một tòa nhà chọc trời mới sau mỗi năm ngày.Không có quốc gia nào trên thế giới phát triển nhanh như Trung Quốc. Trong một năm, Trung Quốc xây dựng ít nhất 73 tòa nhà chọc trời mới.
- Ketchup (Tương cà) được biết đến là một loại gia vị của Mỹ. Tương cà có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc Hokkien, “kê-tsiap”, tên một loại nước sốt có nguồn gốc từ cá lên men.
- Không phải năm nào người Trung Quốc cũng tổ chức sinh nhật. Người Trung cho rằng, những năm tuổi 30,33 và 66 thường mang lại vận đen cho người phụ nữ. Đồng thời tuổi 40 là năm tuổi đem đến vận đen cho nam giới. Vậy nên, những năm tuổi này họ thường không muốn tổ chức sinh nhật.
- Trung Quốc có những thành phố ma và 64 triệu ngôi nhà hoang. Xem bài viết: Những “thành phố ma” khổng lồ ở Trung Quốc.
- Số người Kitô giáo ở Trung Quốc (khoảng chừng 54 triệu người) đông hơn ở Italy (với 47 triệu người). Trung Quốc đang trên hành trình trở thành quốc gia có đông người Kitô giáo nhất thế giới.
- Một số đồn cảnh sát ở Trung Quốc sử dụng ngỗng thay vì chó nghiệp vụ để bám đuổi trong đêm tối. Ngỗng có khả năng nhìn trong đêm tối tốt hơn con người.
- Có một nền công nghiệp trứng giả ở Trung Quốc, một ngày có thể sản xuất ra 1500 quả trứng giả.
- Trung Quốc là nước xuất khẩu và chế tạo đồ chơi lớn nhất thế giới. Hơn 70% đồ chơi trên thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Câu hỏi thường gặp
Tỉnh nào đông dân nhất Trung Quốc
Quảng Đông (tiếng Trung: 广东; Pinyin: Guǎngdōng) là một tỉnh nằm ven bờ Biển Đông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quảng Đông là tỉnh đông nhất về số dân, đứng đầu về kinh tế Trung Quốc với 113 triệu dân và 9,73 nghìn tỷ NDT (1,47 nghìn tỷ USD) năm 2018.
Tỉnh nào ít dân nhất Trung Quốc
Thanh Hải (tiếng Trung: 青海), là một tỉnh thuộc Tây Bắc Trung Quốc. Đây là tỉnh ít dân nhất của Trung Quốc với khoảng 5.9 triệu dân.
Tỉnh nào có diện tích lớn nhất Trung Quốc
Tân Cương là tỉnh có diện tích lớn nhất – 1.660.000 (km²) chiếm 17,2% diện tích Trung QuốcTỉnh có diện tích lớn nhất Trung Quốc.
Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc
Theo thống kê, Trung Quốc bao gồm 56 dân tộc. Trong đó, Người Hán là dân tộc lớn nhất, chiếm 91,6% (~1,2 tỷ người), 55 dân tộc thiểu số còn lại chiếm 8,3%.
Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh thành
Trung Quốc có tổng cộng 34 tỉnh thành phố. Trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương, 22 tỉnh thành, 5 khu tự trị và 2 đặc khu hành chính.
Xem thêm
- Tra cứu nhanh bản đồ các nước trên thế giới
- TP Bắc Kinh
- TP Thiên Tân
- TP Thượng Hải
- TP Trùng Khánh
- An Huy
- Cam Túc
- Cát Lâm
- Chiết Giang
- Giang Tây
- Giang Tô
- Hà Bắc
- Hà Nam
- Hắc Long Giang
- Hải Nam
- Hồ Bắc
- Hồ Nam
- Liêu Ninh
- Phúc Kiến
- Quảng Đông
- Quý Châu
- Sơn Đông
- Sơn Tây
- Thanh Hải
- Thiểm Tây
- Tứ Xuyên
- Vân Nam
- Ninh Hạ
- khu tự trị Nội Mông
- khu tự trị Quảng Tây
- khu tự trị Tân Cương
- khu tự trị Tây Tạng
Từ khóa » Bản đồ địa Lý Trung Quốc
-
Tập Tin:Bản đồ Hành Chính Trung Quốg – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bản đồ Trung Quốc (China) Khổ Lớn Phóng To Năm 2022
-
Bản đồ Trung Quốc - Map Of China
-
Bản đồ Trung Quốc - Pinterest
-
File:Bản đồ Hành Chính Trung Quốg - Wikimedia Commons
-
Bản đồ địa Lý Trung Quốc
-
1# Bản đồ Trung Quốc Khổ Lớn Phóng To Năm 2022
-
Toàn đồ địa Lý Trung Quốc 'xác Nhận' Trường Sa, Hoàng Sa Thuộc ...
-
Bản đồ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa|| Map Of China. - YouTube
-
Địa Lý Của Bản đồ Trung Quốc
-
Bản đồ địa Hình Trung Quốc - Cảnh 3D - MozaWeb
-
Giải Bài 2 Trang 47 Tập Bản đồ Địa Lí 11
-
Giải Bài 1 Trang 45 Tập Bản đồ Địa Lí 11