Bản đồ Việt Nam Các Loại [CẬP NHẬT MỚI NHẤT]
Có thể bạn quan tâm
Bản đồ Việt Nam luôn được Địa Ốc Thinh Vượng cập nhật mới nhất, bao gồm bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ các tỉnh Việt Nam, bản đồ Việt Nam Online, bản đồ các miền Việt Nam, v.v.
Nội dung
- 1 Giới thiệu sơ lược về nước Việt Nam
- 2 Bản đồ hành chính Việt Nam
- 3 Bản đồ miền Bắc Việt Nam
- 4 Bản đồ miền Trung Việt Nam
- 5 Bản đồ miền Nam Việt Nam
Giới thiệu sơ lược về nước Việt Nam
Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và Nam giáp Biển Đông. Thủ đô là Hà Nội từ năm 1976, với Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia và là thành viên của Liên Hiệp Quốc, ASEAN, WTO, Phong trào không liên kết cùng các tổ chức quốc tế khác.
Trước khi là thuộc địa Pháp từ khoảng nửa sau thế kỷ XIX, quốc gia này có những giai đoạn lệ thuộc phong kiến Trung Quốc và các triều đại độc lập. Thất bại tại Điện Biên Phủ năm 1954 khiến Pháp rút lui và Việt Nam chia cắt làm hai, tái thống nhất sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Năm 1986, Đảng Cộng sản cải cách hướng Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Từ năm 2000, Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, mặc dù quốc gia này cũng phải đối mặt với những thách thức bao gồm nghèo đói, tham nhũng và phúc lợi xã hội không đầy đủ.
Nguồn: Wikipedia
Phân cấp hành chính Việt Nam gồm 3 cấp: cấp tỉnh và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương. Việt Nam được chia ra 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương với thủ đô là Hà Nội.
Tổng cộng có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh và tương đương. Dưới cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện). Tính đến năm 2019, Việt Nam có 713 đơn vị cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
Dưới cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh là các đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Dưới cấp phường/xã/thị trấn là các khu vực không chính thức với tên gọi khác nhau như khu phố, tổ dân phố, làng, thôn, ấp, khóm, buôn, bản, xóm…
Nguồn: Wikipedia
Sau đây là danh sách 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam (bao gồm cả diện tích và dân số – theo thống kê năm 2018 của Tổng cục thống kê Việt Nam)
STT | Địa phương | Diện tích (km2) | Dân số trung bình (Nghìn người) | Mật độ dân số (Người/km2) |
---|---|---|---|---|
CẢ NƯỚC | 331.235,7 | 94.666,0 | 286,0 | |
Đồng bằng sông Hồng | 21.260,0 | 21.566,4 | 1.014,0 | |
1 | Hà Nội | 3.358,6 | 7.520,7 | 2.239,0 |
2 | Vĩnh Phúc | 1.235,2 | 1.092,4 | 884,0 |
3 | Bắc Ninh | 822,7 | 1.247,5 | 1.516,0 |
4 | Quảng Ninh | 6.178,2 | 1.266,5 | 205,0 |
5 | Hải Dương | 1.668,2 | 1.807,5 | 1.083,0 |
6 | Hải Phòng | 1.561,8 | 2.013,8 | 1.289,0 |
7 | Hưng Yên | 930,2 | 1.188,9 | 1.278,0 |
8 | Thái Bình | 1.586,4 | 1.793,2 | 1.130,0 |
9 | Hà Nam | 861,9 | 808,2 | 938,0 |
10 | Nam Định | 1.668,5 | 1.854,4 | 1.111,0 |
11 | Ninh Bình | 1.386,8 | 973,3 | 702,0 |
Trung du và miền núi phía Bắc | 95.222,2 | 12.292,7 | 129,0 | |
12 | Hà Giang | 7.929,5 | 846,5 | 107,0 |
13 | Cao Bằng | 6.700,3 | 540,4 | 81,0 |
14 | Bắc Kạn | 4.860,0 | 327,9 | 67,0 |
15 | Tuyên Quang | 5.867,9 | 780,1 | 133,0 |
16 | Lào Cai | 6.364,0 | 705,6 | 111,0 |
17 | Yên Bái | 6.887,7 | 815,6 | 118,0 |
18 | Thái Nguyên | 3.526,6 | 1.268,3 | 360,0 |
19 | Lạng Sơn | 8.310,1 | 790,5 | 95,0 |
20 | Bắc Giang | 3.895,6 | 1.691,8 | 434,0 |
21 | Phú Thọ | 3.534,6 | 1.404,2 | 397,0 |
22 | Điện Biên | 9.541,2 | 576,7 | 60,0 |
23 | Lai Châu | 9.068,8 | 456,3 | 50,0 |
24 | Sơn La | 14.123,5 | 1.242,7 | 88,0 |
25 | Hoà Bình | 4.590,6 | 846,1 | 184,0 |
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung | 95.876,0 | 20.056,9 | 209,0 | |
26 | Thanh Hoá | 11.114,6 | 3.558,2 | 320,0 |
27 | Nghệ An | 16.481,6 | 3.157,1 | 192,0 |
28 | Hà Tĩnh | 5.990,7 | 1.277,5 | 213,0 |
29 | Quảng Bình | 8.000,0 | 887,6 | 111,0 |
30 | Quảng Trị | 4.621,7 | 630,6 | 136,0 |
31 | Thừa Thiên Huế | 4.902,4 | 1.163,6 | 237,0 |
32 | Đà Nẵng | 1.284,9 | 1.080,7 | 841,0 |
33 | Quảng Nam | 10.574,7 | 1.501,1 | 142,0 |
34 | Quảng Ngãi | 5.155,8 | 1.272,8 | 247,0 |
35 | Bình Định | 6.066,2 | 1.534,8 | 253,0 |
36 | Phú Yên | 5.023,4 | 909,5 | 181,0 |
37 | Khánh Hoà | 5.137,8 | 1.232,4 | 240,0 |
38 | Ninh Thuận | 3.355,3 | 611,8 | 182,0 |
39 | Bình Thuận | 7.943,9 | 1.239,2 | 156,0 |
Tây Nguyên | 54.508,3 | 5.871,0 | 108,0 | |
40 | Kon Tum | 9.674,2 | 535,0 | 55,0 |
41 | Gia Lai | 15.511,0 | 1.458,5 | 94,0 |
42 | Đắk Lắk | 13.030,5 | 1.919,2 | 147,0 |
43 | Đắk Nông | 6.509,3 | 645,4 | 99,0 |
44 | Lâm Đồng | 9.783,3 | 1.312,9 | 134,0 |
Đông Nam Bộ | 23.552,8 | 17.074,3 | 725,0 | |
45 | Bình Phước | 6.876,8 | 979,6 | 142,0 |
46 | Tây Ninh | 4.041,3 | 1.133,4 | 280,0 |
47 | Bình Dương | 2.694,6 | 2.163,6 | 803,0 |
48 | Đồng Nai | 5.863,6 | 3.086,1 | 526,0 |
49 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 1.981,0 | 1.112,9 | 562,0 |
50 | TP.Hồ Chí Minh | 2.061,4 | 8.598,7 | 4.171,0 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 40.816,4 | 17.804,7 | 436,0 | |
51 | Long An | 4.494,9 | 1.503,1 | 334,0 |
52 | Tiền Giang | 2.510,6 | 1.762,3 | 702,0 |
53 | Bến Tre | 2.394,8 | 1.268,2 | 530,0 |
54 | Trà Vinh | 2.358,3 | 1.049,8 | 445,0 |
55 | Vĩnh Long | 1.525,7 | 1.051,8 | 689,0 |
56 | Đồng Tháp | 3.383,8 | 1.693,3 | 500,0 |
57 | An Giang | 3.536,7 | 2.164,2 | 612,0 |
58 | Kiên Giang | 6.348,8 | 1.810,5 | 285,0 |
59 | Cần Thơ | 1.439,0 | 1.282,3 | 891,0 |
60 | Hậu Giang | 1.621,7 | 776,7 | 479,0 |
61 | Sóc Trăng | 3.311,9 | 1.315,9 | 397,0 |
62 | Bạc Liêu | 2.669,0 | 897,0 | 336,0 |
63 | Cà Mau | 5.221,2 | 1.229,6 | 236,0 |
Chú thích (*): Diện tích có đến 31/12/2017 theo Quyết định số 3873/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bản đồ hành chính Việt Nam
Khoảng cách giữa cực bắc nam Việt Nam theo đường chim bay là 1650 km. Vị trí chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình chưa đầy 50 km. Đường biên giới đất liền dài 4.550 km. Diện tích gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy, cùng hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm, gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà nhà nước tuyên bố chủ quyền.
Nguồn: Wikipedia
Tải về bản đồ Việt Nam khổ lớn TẠI ĐÂY
Bản đồ Việt Nam Online
Ngoài ra còn một số loại bản đồ Việt Nam khác phía dưới đây:
Bản đồ 63 tỉnh thành Việt Nam
Bản đồ Việt Nam
Bản đồ biển Việt Nam
Bản đồ Việt Nam tiếng Anh
Bản đồ các vùng miền Việt Nam
Bản đồ địa hình, địa chất Việt Nam
Bản đồ phân vùng các khu kinh tế, công nghiệp Việt Nam
Bản đồ tra cứu khoảng cách chiều dài giao thông đường bộ giữa các tỉnh thành phố Việt Nam
Bản đồ đường bộ và giao thông Việt Nam
Các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không trong mạng lưới giao thông Việt Nam chủ yếu theo hướng Bắc Nam, phần lớn các tuyến đường thủy nội địa có hướng Đông Tây bởi hầu hết các con sông chính đều đổ từ hướng tây ra biển.
Đang cập nhật
Tải bản gốc TẠI ĐÂY
Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường Quốc lộ và Cao tốc, nối liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Một số tuyến quốc lộ và cao tốc của Việt Nam được chỉ định tham gia mạng lưới đường bộ xuyên Á, đó là: Quốc lộ 1A, 22, cao tốc CT.01 (AH.1), 2, 5, 70, cao tốc CT.05, cao tốc CT.04 (AH.14), 6, 279 (AH.13), 8A (AH.15), 9A (AH.16), đường Hồ Chí Minh, 14B, 13, 51 (AH.17), 12A, 12C (AH.131), 24, 14, 40 (AH.132).
Bản đồ du lịch Việt Nam
Du lịch Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh tế mũi nhọn vì cho rằng đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Giai đoạn từ 2015-2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm.
Tải bản gốc TẠI ĐÂY
Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Năm 2019, du lịch Việt Nam nhận giải thưởng Điểm đến di sản hàng đầu thế giới do World Travel Awards trao tặng, Điểm đến Golf tốt nhất thế giới do World Golf Awards trao tặng. Cùng với đó, World Travel Awards cũng vinh danh Việt Nam là Điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liên tiếp 2018-2019, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019.
Hình nước Việt Nam chụp từ vệ tinh
Nếu bạn muốn xem đất nước Việt Nam hoặc cả thế giới từ vệ tinh thì các bạn xem ở đâu? Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn có thể khám phá toàn bộ thế giới từ ngay chính thiết bị của mình.
Mời bạn truy cập website: https://s2maps.eu/
Và hãy tự do khám phá nhé!
Dữ liệu bản đồ trên đây thu được từ 2 vệ tinh Sentinel-2A (phóng ngày 23/6/2015) và Sentinel-2B (ngày 7/3/2017) Sentinel-2, điều hành bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), ghi lại toàn cảnh trái đất trong điều kiện không mây, độ phân giải lên tới 80.000 tỷ điểm ảnh (80 ngàn tỷ pixel). Wowwwww….! Bức tranh tổng thể được ghép lại từ nhiều tấm hình khác nhau bởi EOX, một công ty chuyên về bản đồ tại Đức.
Bản đồ miền Bắc Việt Nam
Miền Bắc Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía bắc nước Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm lịch sử và thói quen sử dụng mà khái niệm này đôi lúc còn được dùng để chỉ các vùng lãnh thổ chính trị khác nhau một cách không chính thức. Miền Bắc Việt Nam có thể là:
- Phân định địa lý đồng nghĩa với Bắc Bộ Việt Nam Phân định địa chính trị ở phía bắc sông Gianh (nay thuộc tỉnh Quảng Bình) (Đàng Ngoài).
- Phân định hành chính đồng nghĩa với Bắc Kỳ hay Bắc Thành của nhà Nguyễn vào thời Pháp thuộc và là một trong 3 vùng lãnh thổ chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam.
- Phân định chính trị phía bắc vĩ tuyến 17 năm 1954-1976 do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý.
Ngày nay, miền Bắc được hiểu là phần lãnh thổ các tỉnh từ Hà Giang tới Ninh Bình.
Bản đồ các tỉnh phía Bắc
Vùng lãnh thổ miền Bắc này được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:
- Tây Bắc bộ (bao gồm 6 tỉnh): Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La. Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.
- Đông Bắc bộ (bao gồm 9 tỉnh): Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 10 tỉnh thành): Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Dựa theo các quy hoạch phát triển kinh tế thì miền Bắc gồm có 3 vùng kinh tế:
- Vùng Hà Nội (bao gồm 10 tỉnh): Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Thủ đô Hà Nội là đô thị trung tâm của vùng.
- Vùng duyên hải Bắc Bộ (bao gồm 5 tỉnh): Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
- Miền núi phía bắc (bao gồm 10 tỉnh): Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Các trung tâm của khu vực miền núi phía bắc còn lại là các thành phố: Lạng Sơn, Điện Biên Phủ, Sơn La, Lào Cai.
Bản đồ miền Trung Việt Nam
Miền Trung Việt Nam còn gọi là Trung Bộ, nằm ở phần giữa lãnh thổ và là một trong ba vùng chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam. Lịch sử Trung Bộ được gọi bằng các tên khác nhau như Trung Kỳ (thời thuộc Pháp), An Nam (theo cách người Pháp gọi), và Trung phần (thời Việt Nam Cộng hòa). Trải qua những tiến trình lịch sử, vùng Trung Bộ được xem như trạm trung chuyển, đất dừng chân khi người Việt cổ di cư về phía Nam.
Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực Đồng bằng Sông Hồng và trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia.
Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông – Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Khí hậu Trung Bộ được chia ra làm hai khu vực chính là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Khu vực Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía bắc đèo Hải Vân).
Vào mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng đông bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa. Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ.
Đến mùa hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa tây nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 độ C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp.Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân).
Gió mùa đông bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãy núi Bạch Mã. Vì vậy khi về mùa hè khi xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực.
Đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùng khí hậu Bắc Bộ và Nam Bộ.
Bản đồ miền Nam Việt Nam
Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Khu vực này chia làm 2 vùng chính:
- Vùng Đông Nam Bộ có 5 tỉnh và 1 thành phố: 5 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu Thành phố Hồ Chí Minh
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là Tây Nam Bộ hay miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố: 12 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau Thành phố Cần Thơ
Riêng tài liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số ít tài liệu khác dựa theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê) lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vào miền Đông Nam Bộ.
Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ (Southern Key Economic Zone) là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Long An,Tiền Giang thuộc miền Tây Nam Bộ).
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn gọn được người dân Việt Nam thường gọi là Miền Đông. Vùng Đông Nam Bộ có 1 thành phố và 5 tỉnh.
- Phía Tây Bắc giáp với Campuchia.
- Phía Nam- Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phía Đông-Đông Nam giáp với biển Đông.
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Trên đây là bài viết cung cấp một số thông tin cũng như hình ảnh các loại bản đồ Việt Nam mà chúng tôi sưu tầm được từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Mọi thắc mắc và đính chính về các thông tin trên, xin vui lòng liên hệ với chung tôi theo thông tin sau:
- SĐT: 0938 279 155 (Mr.Giàu)
- Email: info@diaocthinhvuong.vn
- Facebook: fb.com/diaocthinhvuong.vn
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
- Bản đồ An Giang
- Bản đồ Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bản đồ Bắc Giang
- Bản đồ Bắc Kạn
- Bản đồ Bạc Liêu
- Bản đồ Bắc Ninh
- Bản đồ Bến Tre
- Bản đồ Bình Định
- Bản đồ Bình Dương
- Bản đồ Bình Phước
- Bản đồ Bình Thuận
- Bản đồ Cà Mau
- Bản đồ Cần Thơ
- Bản đồ Cao Bằng
- Bản đồ Đà Nẵng
- Bản đồ Đắk Lắk
- Bản đồ Đắk Nông
- Bản đồ Điện Biên
- Bản đồ Đồng Nai
- Bản đồ Đồng Tháp
- Bản đồ Gia Lai
- Bản đồ Hà Giang
- Bản đồ Hà Nam
- Bản đồ Hà Nội
- Bản đồ Hà Tĩnh
- Bản đồ Hải Dương
- Bản đồ Hải Phòng
- Bản đồ Hậu Giang
- Bản đồ Hòa Bình
- Bản đồ Hưng Yên
- Bản đồ Khánh Hòa
- Bản đồ Kiên Giang
- Bản đồ Kon Tum
- Bản đồ Lai Châu
- Bản đồ Lâm Đồng
- Bản đồ Lạng Sơn
- Bản đồ Lào Cai
- Bản đồ Long An
- Bản đồ Nam Định
- Bản đồ Nghệ An
- Bản đồ Ninh Bình
- Bản đồ Ninh Thuận
- Bản đồ Phú Thọ
- Bản đồ Phú Yên
- Bản đồ Quảng Bình
- Bản đồ Quảng Nam
- Bản đồ Quảng Ngãi
- Bản đồ Quảng Ninh
- Bản đồ Quảng Trị
- Bản đồ Sóc Trăng
- Bản đồ Sơn La
- Bản đồ Tây Ninh
- Bản đồ Thái Bình
- Bản đồ Thái Nguyên
- Bản đồ Thanh Hóa
- Bản đồ Thừa Thiên Huế
- Bản đồ Tiền Giang
- Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
- Bản đồ Trà Vinh
- Bản đồ Tuyên Quang
- Bản đồ Vĩnh Long
- Bản đồ Vĩnh Phúc
- Bản đồ Yên Bái
- Tweet
- Pin it
- Tumblr
Từ khóa » Bản đồ Việt Nam Trước 1975
-
Bản đồ Việt Nam Trước 1975 Có Gì đặc Biệt?
-
Thông Tin Bản Đồ Phân Chia Việt Nam Trước 1975
-
Bản đồ Hành Chánh Và Các Sản Vật Của Nam VN Trước 1975 - Pinterest
-
Ban Do Viet Nam Truoc 1975?
-
Bản đồ Việt Nam Thời VNCH Trước 1975. Biển Đông Không Gọi Là ...
-
Bản đồ Miền Nam Trước 1975
-
Tỉnh (Việt Nam Cộng Hòa) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lãnh Thổ Việt Nam Qua Từng Thời Kỳ - Wikipedia
-
Bản đồ Đô Thành Saigon Và Phụ Cận – Trước 1975 Và Bây Giờ | OVV
-
Bản Đồ Việt Nam Xưa Và Nay - Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)
-
Lịch Sử Việt Nam Qua Bản đồ Sài Gòn Trước 1975
-
Bản đồ Hành Chánh Và Các Sản Vật Của Nam VN Trước 1975 | Flickr