Bản đồ Việt Nam Và 63 Tỉnh Thành Phố - Cập Nhật Mới Năm 2021

Bản đồ Việt Nam thể hiện nhiều yếu tố khác nhau để phục vụ công tác học tập và nghiên cứu. Đó là hành chính, kinh tế, văn hóa – du lịch, giao thông, thủy văn, … Nội dung chi tiết xem ở phía dưới bài viết này.

Mục lục

  • Bản đồ hành chính Việt Nam
  • Bản đồ sông ngòi Việt Nam
  • Bản đồ Việt Nam về lĩnh vực kinh tế
  • Bản đồ văn hóa du lịch Việt Nam
  • Bản đồ Việt Nam về giao thông
  • Bản đồ hành chính 64 tỉnh thành Việt Nam
  • Bản đồ Miền Bắc Việt Nam – 25 tỉnh, thành phố
    • Bản đồ Trung du và miền núi phía Bắc
    • Bản đồ đồng bằng sông Hồng
  • Bản đồ các tỉnh miền Trung Việt Nam – 19 tỉnh, thành phố
    • Bản đồ Bắc Trung Bộ
    • Bản đồ Nam Trung Bộ
    • Bản đồ Tây Nguyên
  • Bản đồ hành chính Miền Nam Việt Nam – 19 tỉnh, thành phố
    • Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long

Bản đồ hành chính Việt Nam

Việt Nam tên gọi đầy đủ là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày quốc khánh Việt Nam là 2 tháng 9 hàng năm. Vị trí địa lý:

– Khu vực: Đông Nam Á thuộc châu Á – Thái Bình Dương.

– Vùng tiếp giáp:

  • Trên đất liền với Lào, Campuchia, Trung Quốc chiều dài 4639 km.
  • Trên biển với Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia với 3260 km.

– Diện tích: 331,212 km².

– Dân số: 98.096.517 (6-2021).

– Mật độ dân số: 290 người/ km².

– Dân tộc: 54 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 87% dân số.

– Tổng sản phẩm quốc nội GDP: 340,6 tỷ USD (2020).

– Thu nhập bình quân đầu người: 3500USD/người/năm.

Bản đồ sông ngòi Việt Nam

Bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam
Bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam

Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên. Trong đó, 93% là sông ngắn, nhỏ và có độ dốc lớn. Tổng chiều dài sông ngòi Việt Nam là hơn 41.900 km.

Cả nước có 9 hệ thống sông lớn là:

– Hệ thống sông Hồng (tổng chiều dài 1149 km).

– Hệ thống sông Thái Bình (tổng chiều dài 1650 km).

– Hệ thống sông Mã (tổng chiều dài 512km).

– Hệ thống sông Cả (bao gồm sông Cả, sông La, ).

– Hệ thống sông Thu Bồn (Quảng Nam).

– Hệ thống sông Kỳ Cùng Bằng Giang.

– Hệ thống sông Ba (diện tích lưu vực 13.900 km²).

– Hệ thống sông Đồng Nai (tổng chiều dài 586 km).

– Hệ thống sông Mekong (bao gồm sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ)

Bản đồ Việt Nam về lĩnh vực kinh tế

Hiện tại cả nước chia thành 7 vùng kinh tế - xã hội và 4 vùng kinh tế trọng điểm
Hiện tại cả nước chia thành 7 vùng kinh tế – xã hội và 4 vùng kinh tế trọng điểm

Trước năm 1986, kinh tế Việt Nam theo chế độ bao cấp. Kể từ Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam (10/1986) đã “xóa bỏ hoàn toàn” chế độ trên và chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trải qua 35 năm đổi mới, kinh tế đất nước phát triển toàn diện. Nhờ đường lối hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược quan trọng của Trung Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, …

Cả nước được quy hoạch thành 7 vùng kinh tế trong đó có 4 vùng kinh tế trọng điểm. Qua đó, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động đời sống được nâng lên rất nhiều. Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam xếp 37 toàn cầu, thu nhập bình quân đầu người là 3,498 USD/người, xếp hạng 115 thế giới.

Bản đồ văn hóa du lịch Việt Nam

Bản đồ du lịch Việt Nam

Việt Nam có lịch sử phát triển đất nước hơn 5000 năm. Vì thế, có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Rất nhiều nề nếp văn hóa, công trình lịch sử, nghệ thuật.. tiêu biểu đã được gìn giữ cho đến ngày nay.

Việt Nam có nhiều loại hình nghệ thuật và công trình được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thế giới.

Di sản văn hóa vật thể thế giới:

  • Quần thể di tích cố đô Huế (1993).
  • Khu đền tháp Mỹ Sơn (1999).
  • Phố cổ Hội An (1999).
  • Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (2010).
  • Thành nhà Hồ (2011).

Di sản văn hóa phi vật thể thế giới:

  • Nhã nhạc cung đình Huế (2003).
  • Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005).
  • Dân ca quan họ (2009).
  • Ca trù (2009).
  • Hội Gióng (2010).
  • Hát xoan (2011).
  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012).
  • Đờn ca tài tử (2013).
  • Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh (2014).
  • Nghi lễ kéo co (2015).
  • Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam (2016).
  • Hát bài chòi (2017).
  • Hát then của người Tày – Nùng – Thái (2019).

Về du lịch, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch biển và du lịch sinh thái.

Sở hữu nhiều bãi biển đẹp nhất thế giới tại Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Phú Quốc nên thu hút khách du lịch tới nghỉ dưỡng. Nhiều tổ hợp bất động sản nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế đã và đang được xây dựng nhằm cạnh tranh với các nước trên thế giới.

Đối với du lịch sinh thái, với 34 vườn quốc gia và 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Việt Nam được xếp vào top đầu hệ sinh thái đa dạng sinh học tốt nhất thế giới.

Bản đồ Việt Nam về giao thông

Quy hoạch mạng lưới giao thông nước ta đến năm 2020
Quy hoạch mạng lưới giao thông nước ta đến năm 2020

Mạng lưới giao thông Việt Nam có đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy.

Đường bộ bao gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ… Có tổng chiều dài khoảng 222.000 km. Hiện nay, cả nước mới có hơn 1000 km đường bộ cao tốc đi vào sử dụng, hơn 600 km đang xây dựng.

Đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2652 km trong đó tuyến Đường sắt Thống Nhất dài 1726 km. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dài 1552 km đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi.

Đường hàng không có tất cả 28 sân bay được quy hoạch đến năm 2030. Trong đó, sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất đóng vai trò quan trọng nhất.

Đường thủy nội địa chủ yếu là các tuyến trên sông Đà, sông Hồng, sông Sài Gòn. Đường biển xuất phát từ các cảng biển lớn tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh.

Bản đồ hành chính 64 tỉnh thành Việt Nam

Trước năm 2008, Việt Nam có tất cả 64 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố. Từ năm 2008 đến nay Việt Nam có tất cả 63 tỉnh thành phố. Trong đó, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 58 tỉnh chia thành miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

Ba miền này có tên tương ứng là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ lại chia thành 7 vùng dựa trên đặc điểm tự nhiên.

  • Vùng trung du và miền núi phía Bắc.
  • Vùng Đồng bằng sông Hồng.
  • Vùng Bắc Trung Bộ.
  • Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Vùng Tây Nguyên.
  • Vùng Đông Nam Bộ.
  • Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ).

Vì vậy, bản đồ các tỉnh Việt Nam sẽ được Bắc Nam Land chia theo vùng địa lý để bạn đọc dễ nắm bắt.

Bản đồ Miền Bắc Việt Nam – 25 tỉnh, thành phố

Bản đồ hành chính các tỉnh miền Bắc

Đây là những đơn vị hành chính nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, trung tâm là Thủ đô Hà Nội. Chiều dài từ Đông sang Tây khoảng 600km.

Địa hình Bắc Bộ phần lớn là đồi núi có địa chất phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông. Trong đó, cao nhất là đỉnh Fansipan cao 3143m nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn.

Khí hậu miền Bắc nằm trong vùng cận nhiệt đới với mùa đông và mùa hè rõ rệt. Mùa đông nhiệt độ xuống thấp gây rét đậm, rét hại vùng núi cao xuất hiện băng giá và sương muối. Mùa hè thì nhiệt độ cao 37 – 42 độ C, khí hậu khô nóng và xảy ra hạn hán. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 25 độ C. Lượng mưa trung bình năm từ 1700 – 2400mm.

Diện tích: 116.134,3 km² (chiếm 35% so với tổng diện tích cả nước).

Dân số: 35.076.473 người (năm 2019). Chiếm tỷ lệ 36,4% so với tổng dân số cả nước.

Mật độ dân số: 302 người/ km².

Bản đồ Trung du và miền núi phía Bắc

Vùng trung du và miền núi phía Bắc có đường biên giới với Trung Quốc và Lào. Được chia thành 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Vùng Đông Bắc Bộ: có 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Vùng Tây Bắc Bộ: có 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La.

Bản đồ đồng bằng sông Hồng

Vị trí đồng bằng châu thổ sông Hồng bao gồm toàn bộ diện tích lưu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình. Diện tích khoảng 15.000 km². Đây là đồng bằng rộng thứ hai cả nước sau đồng bằng sông Cửu Long (40.000 km²).

Đây cũng là khu vực tập trung đông dân cư nhất với hơn 22,5 triệu dân. Mật độ dân số cao nhất cả nước với 1022 người/km².

Vùng đồng bằng Bắc Bộ có 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội và Hải Phòng; cùng 8 tỉnh là Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Bản đồ các tỉnh miền Trung Việt Nam – 19 tỉnh, thành phố

Bản đồ các tỉnh miền Trung Tây Nguyên
Bản đồ các tỉnh miền Trung Tây Nguyên

Trung Bộ nằm giữa Bắc Bộ và Nam Bộ kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Trong đó, trung tâm là thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất của khu vực.

Các tỉnh Trung Bộ tiếp giáp Lào và Campuchia về phía Tây, phía Đông là Biển Đông với đường bờ biển dài hơn 2000km.

Địa hình Trung Bộ ở phía Tây thuộc dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là đồi núi cao trung bình dưới 1500m bị chia cắt hiểm trở. Các dãy núi ở phía Đông đâm sát ra biển hình thành các đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.

Các tỉnh miền Trung có khí hậu khắc nghiệt hơn miền Bắc và miền Bắc. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió lào (gió phơn) gây ra các đợt nắng nóng dài ngày khiến đất đai khô cằn, nông nghiệp mất mùa. Mùa mưa thì ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới gây lũ lụt trên diện rộng.

Diện tích: 151.234 km² (tỷ lệ 45,5% so với tổng diện tích cả nước).

Dân số: 26.460.660 người (năm 2019) chiếm 27,4% so với tổng dân số cả nước.

Mật độ dân số: 175 người/km².

Bản đồ Bắc Trung Bộ

Các tỉnh Bắc Trung Bộ bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Là vùng nằm giữa Lào và biển Đông.

Bản đồ Nam Trung Bộ

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố theo thứ tự từ Bắc xuống Nam: Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận và Bình Thuận.

Bản đồ Tây Nguyên

Đây là các tỉnh nằm trên vùng cao nguyên trên 500m so với mực nước biển. Đó là:

  • Cao nguyên Kon Tum, M’Drăk, Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m.
  • Cao nguyên Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku cao khoảng 800m.
  • Cao nguyên Mơ Nông, Di Linh cao khoảng 800 – 1000m.
  • Cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500m.

Tây Nguyên có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Bản đồ hành chính Miền Nam Việt Nam – 19 tỉnh, thành phố

Bản đồ hành chính Nam Bộ
Bản đồ hành chính Nam Bộ

Vùng địa lý này còn gọi là đồng bằng Nam Bộ. Các đồng bằng này do hệ thống sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai bồi tụ qua hàng trăm năm. Khu vực này có 17 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó, TP Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất vùng và cả nước.

Nam Bộ tiếp giáp đất liền với Campuchia về phía Bắc và Tây Bắc. Tiếp giáp Trung Bộ về phía Đông Bắc. Tiếp giáp biển Đông và vịnh Thái Lan về phía Tây và Đông Nam.

Địa hình Nam Bộ tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 0 – 986m, chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa. Các dãy núi cao nhất ở đây là:

  • Núi Bao Quan (Bà Rịa – Vũng Tàu) cao 529m.
  • Núi Cấm (An Giang) cao 716m.
  • Núi Bà Rá (Bình Phước) cao 736m.
  • Núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839m.
  • Núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m.

Khí hậu miền Nam ôn hòa nhất trên cả nước. Gồm mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Lượng mưa hàng năm dao động từ 966 – 1325 mm. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80 – 82%.

Diện tích: Hơn 63 nghìn km².

Dân số: Hơn 34 triệu người (2019).

Xem thêm: Bản đồ Đông Nam Bộ

Danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Đồng Nai.

Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay bao gồm:

1 thành phố: Cần Thơ

12 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long; Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Trên đây là bản đồ Việt Nam và 63 tỉnh thành phố năm 2021 được Bắc Nam Land cập nhật mới. Những thông tin này là tài liệu quan trọng cho những ai đang tìm hiểu địa lý Việt Nam.

Từ khóa » Bản đồ Miền Bắc Việt Nam 2021