Bản Giải Siêu Lý Cao Học - Phật Giáo Nguyên Thủy

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

BUDDHASĀSANA THERAVĀDA

---

VÔ TỶ PHÁP

(ABHIDHAMMA)

BẢN GIẢI

SIÊU LÝ CAO HỌC

DUYÊN HIỆP LỰC LIÊN QUAN TƯƠNG SINH (PAṬICCASAMUPPĀDA)

 

Sư cả Tịnh Sự - Mahāthero Santakicco

Chuyển ngữ từ bản tiếng Thái Lan sang tiếng Việt

Phật lịch 2518 - tức Năm Quý Sửu - 1974

----------- 

DUYÊN HIỆP LỰC

SIÊU LÝ CAO HỌC

Duyên (Pacacaya hay Paccayo) có nghĩa là trợ giúp làm cho các pháp khác sanh ra và đặng còn hoặc thêm vững mạnh. Có những câu Pāḷi chú giải như sau:

  • Paṭicca phalaṃ ayati etasmāti = paccayo: Đặng thành tựu do nhờ pháp này, nên pháp này mới gọi là duyên (Pháp trợ giúp sanh ra là duyên).
  • Và nữa: Paṭicca phalaṃ eti gacchāti pavattati etasmāti = paccayo: Kết quả đặng vững còn do nhờ pháp này thì pháp này mới gọi là duyên (sự ủng hộ cho còn hay vững mạnh, đó gọi là duyên).

Trước kể duyên, sau sẽ định nghĩa.

 

24 DUYÊN (PACCAYO)

 

 1. Hetupaccayo

 2. Ārammaṇapaccayo

 3. Adhipatipaccayo

 4. Anantarapaccayo

 5. Samanantarapaccayo

 6. Sahajātapaccayo

 7. Aññamaññapaccayo

 8. Nissayapaccayo

 9. Upanissayapaccayo

10. Purejātapaccayo

11. Pacchājātapaccayo

12. Āsevanapaccayo

13. Kammapaccayo

14. Vipākapaccayo

15. Āhārapaccayo

16. Indriyapaccayo

17. Jhānapaccayo

18. Maggapaccayo

19. Sampayuttapaccayo

20. Vippayuttapaccayo

21. Atthipaccayo

22. Natthipaccayo

23. Vigatapaccayo

24. Avigatapaccayo

Nhân duyên

Cảnh duyên

Trưởng duyên

Vô gián duyên

Đẳng vô gián duyên

Câu sanh duyên

Hỗ tương duyên

Y chỉ duyên

Cận y duyên

Tiền sanh duyên

Hậu sanh duyên

Trùng dụng duyên

Nghiệp duyên

Dị thục quả duyên

Vật thực duyên

Quyền duyên

Thiền na duyên

Đồ đạo duyên

Tương ưng duyên

Bất tương ưng duyên

Hiện hữu duyên

Vô hữu duyên

Ly khứ duyên

Bất ly duyên

 

47 DUYÊN (PACCAYO)

 

 1. Hetupaccayo

 2. Ārammaṇapaccayo

 3. Ārammaṇādhipatipaccayo

 4. Sahajātādhipaccayo

 5. Anantarapaccayo

 6. Samanantarapaccayo

 7. Sahajātapaccayo

 8. Aññamaññapaccayo

 9. Sahajātanissayapaccayo

10. Vatthupurejātanissayapaccayo

11. Vatthārammaṇapurejātanissayapaccayo

12. Ārammaṇūpanissayapaccayo

13. Anantarūpanissayapaccayo

14. Pakatūpanissayapaccayo

15. Vatthupurejātapaccayo

16. Ārammaṇapurejātapaccayo

17. Pacchājātapaccayo

18. Āsevanapaccayo

19. Sahajātakammapaccayo

20. Nānakkhaṇikakammapaccayo

21. Vipākapaccayo

22. Rūpa āhārapaccayo

23. Nāma āhārapaccayo

24. Sahajātindriyapaccayo

25. Purejātindriyapaccayo

26. Rūpajīvitindriyapaccayo

27. Jhānapaccayo

28. Maggapaccayo

29. Sampayuttapaccayo

30. Sahajātavippayuttapaccayo

31. Vatthupurejātavippayuttapaccayo

32. Vatthārammaṇapurejātavippayuttapaccayo

33. Pacchājātavippayuttapaccayo

34. Sahajātatthipaccayo

35. Ārammaṇapurejātatthipaccayo

36. Vatthupurejātatthipaccayo

37. Pacchājātatthipaccayo

38. Āhāratthipaccayo

39. Indriyatthipacccayo

40. Natthipaccayo

41. Vigatapaccayo

42. Sahajāta avikhatapaccayo

43. Ārammaṇapurejāta avigatapaccayo

44. Vatthupurejāta avigatapaccayo

45. Pacchājāta avigatapaccayo

46. Āhāra avigatapaccayo

47. Indriya avigatapaccayo

Nhân duyên

Cảnh duyên

Cảnh trưởng duyên

Câu sanh trưởng duyên

Vô gián duyên

Đẳng vô gián duyên

Câu sinh duyên

Hỗ tương duyên

Câu sanh y duyên

Vật tiền sinh y duyên

Vật cảnh tiền sanh y duyên

Cảnh cận y duyên

Vô gián cận y duyên

Thường cận y duyên

Vật tiền sinh duyên

Cảnh tiền sanh duyên

Hậu sanh duyên

Trùng dụng duyên

Câu sinh nghiệp duyên

Dị thời nghiệp duyên

Dị thục quả duyên

Sắc vật thực duyên

Danh vật thực duyên

Câu sinh quyền duyên

Tiền sanh quyền duyên

Sắc mạng quyền duyên

Thiền na duyên

Đồ đạo duyên

Tương ưng duyên

Câu sinh bất tương ưng duyên

Vật tiền sinh bất tương ưng duyên

Vật cảnh tiền sinh bất tương ưng duyên

Hậu sinh bất tương ưng duyên

Câu sinh hiện hữu duyên

Cảnh tiền sinh hiện hữu duyên

Vật tiền sinh hiện hữu duyên

Hậu sinh hiện hữu duyên

Vật thực hiện hữu duyên

Quyền hiện hữu duyên

Vô hữu duyên

Ly khứ duyên

Câu sinh bất ly duyên

Cảnh tiền sinh bất ly duyên

Vật tiền sinh bất ly duyên

Hậu sanh bất ly duyên

Vật thực bất ly duyên

Quyền bất ly duyên

 

Duyên là mãnh lực trợ giúp và ủng hộ, có 2 cách:

  • 1 là mãnh lực trợ cho đặng sanh ra, Pāḷi gọi là
  • 2 là mãnh lực ủng hộ cho còn hoặc thêm mạnh, Pāḷi gọi là

~~~~~~~~~~

ĐỊNH NGHĨA 24 DUYÊN

 

  1. Nhân duyên (Hetupaccayo)

Nhân có 4 thứ:

  • 1 là “nhân nhân”, Pāḷi gọi là “hetu hetu” tức là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si; cũng gọi nhân tương ưng (sampayuttahetu).
  • 2 là “duyên nhân”, Pāḷi gọi là “paccayahetu” tức là sắc tứ đại minh làm nguyên-do cho sắc pháp đặng gọi là sắc uẩn.
  • 3 là “chí thượng nhân”, Pāḷi gọi là “uttamahetu” tức là nghiệp thiện, bất thiện tạo quả tốt, xấu…
  • 4 là “phổ biến nhân”, Pāḷi gọi là “sadhāraṇahetu” tức là vô minh duyên hành, hành duyên thức v.v…

Nói nhân đây chỉ lấy nhân nhân (hetu hetu) tức là nhân tương ưng. Có những Pāḷi chú giải như vầy:

  • Hinoti patiṭṭhāti etthāti = hetu: Những pháp thành tựu nhờ đây mà đặng vững vàng, chính đây là nhân.
  • Hetu ca so paccayo cāti = hetupaccayo: Chính là nhân ấy trợ giúp, ủng hộ, cũng gọi là Nhân duyên
  • Mūlaṭṭhena upakārako dhammo = hetupaccayo: Pháp mà ủng hộ, ý nghĩa như gốc rễ gọi là Nhân duyên.

(Rút trong bộ Paṭṭhāna aṭṭhakkathā).

 

  1. Cảnh duyên (Ārammaṇapaccayo)

Cảnh là bị tâm biết. Duyên là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ. Có những Pāḷi chú giải như vầy:

  • Citta cetasikehi ālambiyatīti = ārammaṇaṃ: Pháp mà những tâm và sở hữu biết đặng gọi là cảnh.
  • Citta cetasikā āgantvā ramanti etthāti = ārammaṇaṃ: Những tâm và sở hữu ưa đến đây mà, thì là cảnh.
  • Ā abhimukhaṃ ramanti etthāti = ārammaṇaṃ: Pháp biết cảnh ưa đến trước mặt đây mà, thì là đối tượng.
  • Citta cetasike ālambatīti = ārammaṇaṃ: Pháp nào mà tất cả tâm và sở hữu níu quớ, pháp ấy gọi là cảnh.

Thế nên, mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng lối cảnh, mới gọi là Cảnh duyên (Ārammaṇapaccayo).

 

  1. Trưởng duyên (Adhipatipaccayo)

Lớn trội hơn gọi là trưởng (adhipati). Mãnh lực trợ giúp, ủng hộ gọi là duyên (paccayo). Có những Pāḷi chú giải như vầy:

  • Adhinānaṃ pati = adhipati: Pháp trội hơn với những pháp tương ưng đó gọi là trưởng.
  • Adhipati ca so paccayo cāti = adhipatipaccayo: Những pháp giúp bằng cách lớn lao hay trội hơn, đó gọi là Trưởng duyên.
  • Jetthakatthena upakārako dhammo = adhipatipaccayo: Pháp mà trợ giúp bằng cách trội lớn hơn, đó gọi là Trưởng duyên.

 

  1. Vô gián duyên (Anantarapaccayo)

Bất đoạn là không dứt hay không đứt (anantara). Duyên (paccayo) nghĩa như trước, về sau khỏi định nghĩa duyên. Có những Pāḷi chú giải như vầy:

  • Anantarayati antaraṃ karotīti = antaraṃ: Những pháp mà ngăn chặn làm cho có cách khoảng, gọi là đoạn.
  • Natti yesaṃ antaranti = anantarā: Những pháp mà không có gián đoạn, cách hở nhau, đó gọi là bất đoạn.
  • Anantarabhāvena upakārako dhammo = anantarapaccayo: Những pháp trợ giúp bằng cách không gián đoạn, nên gọi là Vô gián duyên.

 

  1. Đẳng vô gián duyên (Samanantarapaccayo): Là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách liên tiếp. Có những Pāḷi chú giải như vầy:
  • Sutthu anantarāti samanantarā: Khít khao rành rạnh không cách khoảng gọi là liên tiếp.
  • Samanantaraṃ hutvā upakārako dhammo = samanantarapaccayo: Cách liên tiếp là ủng hộ nên gọi Đẳng vô gián duyên.

 

  1. Câu sanh duyên (Sahajātapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách đồng sanh. Có Pāḷi chú giải như vầy:
  • Jāyatīti = jāto: Có ra thì gọi là sanh.
  • Saha jāto = sahajāto: Sanh chung nhau một lượt là đồng sanh. (Và nữa):
  • Paccayuppanena saha jāyatīti = sahajāto: đồng sanh với sở duyên cũng gọi là đồng sanh.
  • Sahajāto hutvā upakārako dhammo = sahajātapaccayo: Pháp vừa đồng sanh vừa ủng hộ nhau, nên gọi là Câu sanh duyên.

 

  1. Hỗ tương duyên (Aññamaññapaccayo) là mãnh lực ủng hộ, trợ giúp qua lại. Có Pāḷi chú giải như vầy:
  • Aññamaññaṃ hutvā paccayo = aññamaññapaccayo: Cách giúp qua giúp lại gọi là Hỗ tương duyên.

 

  1. Y chỉ duyên (Nissayapaccayo) là chỗ nương nhờ của Pháp. Có những Pāḷi chú giải như vầy:
  • Nissayanti etthāti = nissayo: Pháp sở duyên nương nhờ nên đây gọi là y. (Và nữa):
  • Adhiṭṭhānākāravasena vā nisssakāravasena vā paccayuppanna dhammehi siyate nissayatīti = nissayo: (Hoặc) Pháp sở duyên nhờ ủng hộ hay nương đặng vững vàng nên gọi là y. (Và nữa):
  • Adhiṭṭhānākārena nissayākārena ca upakārako dhammo = nissayapaccayo: Pháp mà trợ giúp vững vàng và ủng hộ cho những pháp nương nhờ, đó gọi là Y chỉ duyên.

 

  1. Cận y duyên (Upanissayapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng chỗ nương rất chịu mạnh. Có Pāḷi chú giải như vầy:
  • Bhuso nissayo = upanissayo: Chỗ nương mạnh mẽ gọi là đại y (Hoặc là):
  • Balavarato nissayoti = upanissayo: Chỗ nương có sức rất mạnh gọi là đại y.
  • Upanisayabhāvena upakārako dhammo = upanissayapaccayo: Những pháp làm nơi nương dựa, ủng hộ đặng rất mạnh mẽ, đó gọi là Cận y duyên (Hoặc):
  • Palātarabhāvena upakārako dhammo = upanissayapaccayo: Pháp thành chỗ nương nhờ ủng hộ rất có nhiều sức mạnh, nên gọi là Cận y duyên.

 

  1. Tiền sanh duyên (Purejātapaccayo) là mãnh lực trợ giúp bằng cách sanh trước. Có những Pāḷi chú giải như vầy:
  • Purejāyiddhāti = purejāto: Vì sanh trước nên gọi là tiền sanh.
  • Purejāto ca so paccayo cāti = purejātapaccayo: Sanh trước và làm duyên, nên gọi là Tiền sanh duyên.

 

  1. Hậu sanh duyên (Pacchājātapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách sanh sau. Có những Pāḷi chú giải như vầy:
  • Pacchā jāyatīti = pacchājāto: sanh sau gọi là hậu sanh.
  • Pacchājāto ca so paccayo cāti = pacchājātapaccayo: sanh sau và làm duyên, đó gọi là Hậu sanh duyên.
  • Pacchājāto hutvā upakārako dhammo = pacchājātapaccayo: Sanh sau mà ủng hộ pháp sanh trước, như thế gọi là Hậu sanh duyên.

 

  1. Trùng dụng duyên (Āsevanapaccayo) là mãnh lực trợ giúp bằng cách hưởng cảnh hoài hoài. Có những Pāḷi chú giải như vầy:
  • Āpunappunaṃ sevanaṃ = āsevanaṃ: Hưởng cảnh hoài hoài gọi là trùng dụng.
  • Āsevati punappunaṃ pavattiti = āsevanaṃ: Sanh trùng thứ hưởng hoài hoài gọi là trùng dụng.
  • Āsevanaṃ ca taṃ paccataṃ cāti = āsevanapaccayaṃ: Sự hưởng hoài hoài là duyên trợ hộ, đó gọi là Trùng dụng duyên.

 

  1. Nghiệp duyên (Kammapaccyo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách sắp đặt hay đào tạo. Có những Pāḷi chú giải như vầy:
  • Karanaṃ kammaṃ: Hành động gọi là nghiệp.
  • Karoti patisaṅkharotīti = kammaṃ: Sắp đặt tạo tác gọi là nghiệp.
  • Kammaṃca taṃ paccayo cāti = kammapaccayaṃ: Trợ giúp bằng cách sắp đặt hay tạo tác, đó gọi là Nghiệp duyên.

 

  1. Dị thục quả duyên (Vipākapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng tâm quả. Có những Pāḷi chú giải như vầy:
  • Pahayakapahātabbabhāvena aññamaññaviruthudhānaṃ kusalākusalānaṃ pākāti = vipākā: Pháp thành tựu của pháp nhân trái ngược với nhau bằng cách lợi hại tức là thiện và bất thiện. Nên những pháp thành tựu ấy gọi là quả (Hay là):
  • Sāvajja anavajjabhāvena vā kaṇhasukkabhāvenava aññamaññavisiddhānaṃ kusalākusalanaṃ pakati = vipākā: quả thiện và bất thiện khác hẳn nhau bằng cách lỗi phải hoặc đen trắng đều gọi là quả.
  • Vipāko ca so paccayo cāti = vipākapaccayo: Chính là quả làm duyên gọi rằng Dị thục quả duyên. (Và nữa):
  • Vipaccanabhavena paccayo upakārakoti = vipākapaccayo: Gọi Dị thục quả duyên là có ý nghĩa giúp cho thành tựu.

 

  1. Vật thực duyên (Āhārapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ như đem chất bổ dưỡng vào.

Có những Pāḷi chú giải như vầy:

  • Sakasakapaccayuppanne āharoti = āhāro: Càng thâu hút đem lại thành tựu của mình nên gọi là vật thực.
  • Rūpārūpānaṃ upadhambhakatthena upakāraka cattāro āharā = āhārapaccayo: Tứ thực trợ giúp hộ cho danh sắc dinh dưỡng bổ thêm, nên gọi là Vật thực duyên.

 

  1. Quyền duyên (Indriyapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách cai quản. Có những Pāḷi chú giải như vầy:
  • Indati paramaissariyaṃ kārotīti = Indriyaṃ: Cai quản rất tự do, làm như thế gọi là quyền.
  • Indriyañca taṃpaccayaṃcāti = Indriyapaccayaṃ: Trợ giúp bằng cách quyền, nên gọi là Quyền duyên.
  • Issariyaḍḍhena adhipatiyaddhena vā upakāraka itthindriya purisindriyavajja visatindriya = Indriyapaccayo: Trừ trạng thái nam, trạng thái nữ, còn 20 pháp quyền hộ trợ bằng cách chủ trương hay lớn trội, thế gọi là Quyền duyên.

 

  1. Thiền na duyên (Jhānapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách thiêu đốt pháp nghịch hay là khắn khít với đề mục. Có những Pāḷi chú giải (vacanattha) như vầy:
  • Ārammaṇam jhayati upajjhāyatīti = Jhānaṃ: Chong vào khắn khít cảnh đề mục gọi là thiền.
  • Jhānāñca taṃ paccayañcati = Jhānapaccayaṃ: Trợ giúp bằng lối thiền, đó gọi là Thiền na duyên.
  • Ārammaṇaṃ upagantvā tasmiṃ vā bhusaṃ daḷhaṃ nippattittavā viya jhāyanaḍḍhena olokanaddhena upakārako dhammo = Jhānapaccayo: trợ giúp bằng cách chong vào, hít hoặc như dính cứng với cảnh, cách giúp như thế gọi là Thiền na duyên.

 

  1. Đồ đạo duyên (Maggapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách thông suốt lên xuống. Có những Pāḷi chú giải (vacanattha) như vầy:
  • Maggo viyāti = Maggo: Những pháp như đường đi gọi là đạo.
  • Sugati dukkhatinaṃ nibbānassa ca abhimukhaṃ papānato = Maggo: Đưa đến chốn khổ, chỗ vui và Níp-bàn gọi là đạo.
  • Maggabhāvena upakārako dhammo = Maggapaccayo: Trợ giúp bằng cách đạo gọi là Đồ đạo duyên.

 

  1. Tương ưng duyên (Sampayuttapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách hòa hợp.

Có những Pāḷi chú giải (vacanattha) như vầy:

  • Samaṃ ekuppadatādipakārehi yuttaṃti = Sampayuttaṃ: Hòa trộn đều với nhau, đồng sanh chung một lượt v.v… gọi là tương ưng.
  • Sampayuttabhāvena upakārako dhammo = Sampayuttapaccayo: Pháp hộ trợ cùng nhau bằng cách hòa hợp gọi là Tương ưng duyên.

 

  1. Bất tương ưng duyên (Bất hợp duyên) (Vippayuttapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách không hòa trộn. Có những Pāḷi chú giải (vacanattha) như vầy:
  • Ekuppāda tādipakarehi na payuttanti = vippayuttaṃ: Không hòa hợp sanh chung nhau … nên gọi là bất hợp hoặc bất tương ưng.
  • Vippayuttabhāvena upakārako dhammo = vippayuttapaccayo: Pháp hộ trợ bằng cách không hòa hợp gọi là Bất tương ưng duyên.

 

  1. Hiện hữu duyên (Atthipaccayo) là mãnh lực trợ giúp bằng cách đang còn.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Paccuppannalakkhanena atthibhāvena tadisasseva dhammassa upathambhakatthena upakārako dhammo = atthipaccayo: Pháp trợ giúp, ủng hộ cho pháp sở duyên bằng cách đang còn mới gọi là Hiện hữu duyên.

 

  1. Vô hữu duyên (Natthipaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách không có.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Paramatthasabhāvena natthitaya upakārako dhammo = natthipaccayo: Pháp mà hộ trợ chơn tướng siêu lý bằng cách không có nên gọi là Vô hữu duyên.

 

  1. Ly khứ duyên (Vigatapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách lìa nhau.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Vigatabhāvena nirodhassa pattitāya upakārako dhammo = vigatapaccayo: Pháp hộ trợ bằng cách diệt mất, xa lìa gọi là Ly khứ duyên.

 

  1. Bất ly duyên (Avigatapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách chưa lìa khỏi xa nhau.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Avigatabhāvena nirodhassa appattiyā tādisasseva dhammassa upathambhakatthena upakārako dhammo = avigatapaccayo: Pháp mà trợ giúp, ủng hộ cho pháp năng duyên bằng lối hiện còn, chưa diệt xa lìa nhau, gọi là Bất ly duyên.

~~~~~~~~~~

 

ĐỊNH NGHĨA NHỮNG DUYÊN CHIA RA THEO RỘNG KHÔNG TRÙNG TRƯỚC

 

  1. Cảnh trưởng duyên (Ārammaṇādhipatipaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cảnh mạnh, vững, lớn lao (duyên chia, ít có chú giải).
  2. Câu sanh trưởng duyên (Sahajātādhipatipaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách đồng sanh lớn trội hơn pháp tương ưng.
  3. Câu sanh y duyên (Sahajātanissayapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách cho nương nhờ với sự đồng sanh (hay sự câu sanh).
  4. Vật tiền sanh y duyên (Vatthupurejātanissayapaccayo) là sanh trước hộ trợ cho sanh sau nương nhờ.
  5. Vật cảnh tiền sanh y duyên (Vatthārammaṇapurejātanissayapaccayo) là sanh trước và thành cảnh giúp cho tâm sanh sau nương nhờ bắt làm cảnh.
  6. Cảnh cận y duyên (Ārammaṇūpanissayapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ cho nương nhờ bằng cảnh rất mạnh.
  7. Vô gián cận y duyên (Anantarūpanissayapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách cho nương nhờ sự không gián đoạn.
  8. Thường cận y duyên (Pakatūpanissayapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ cho nương nhờ bằng cách rất thuần thục chuyên môn thường làm hoài hoài cho đến quen thành nết.
  9. Vật tiền sanh duyên (Vatthupurejātapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách 6 vật (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý - sắc (hay vật)) sanh trước.
  10. Cảnh tiền sanh duyên (Ārammaṇapurejātapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách sanh trước và thành cảnh.
  11. Câu sanh nghiệp duyên (Sahajātakammapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách sở hữu tư (cetanā) sanh chung với tâm. Có Pāḷi chú giải: Kāyaṅgavācaṅgacittaṅgābhisaṅkharaṇabhūtena cittappayogasaṅkhātena kiriyābhāvena-paccayo upakārakoti = kammapaccayo: trợ giúp, ủng hộ bằng cách phối hợp tâm để nung đúc điều kiện thân, khẩu, ý nên gọi là Nghiệp duyên.
  12. Dị thời nghiệp duyên (Nānakkhaṇikakammapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách nghiệp khác thời kỳ. Có những Pāḷi chú giải:
    • Nā nākhano = nānakkhaṇo: Sát-na khác nhau gọi là biệt thời.
    • Attano paccayuppannadhamma pavattikkhaṇato visuṃ bhūte atite nānākhanesiddhāti = nānakkhaṇikā: Những pháp sở duyên thuộc về khi bình nhựt do thành tựu tiến hóa riêng khác Sát-na của mình đã qua như thế đều cũng gọi biệt thời.
    • Nānakkhaṇo pavattaṃ kammaṃ = nānakkhaṇikammaṃ: Nghiệp sanh ra khác (nhau với) sát-na gọi là nghiệp biệt thời.
    • nānakkhaṇikakammaṃ hutvā upakārako dhammo = nānakkhaṇikakammapaccayo: Pháp hộ trợ bằng cách nghiệp khác thời gian gọi là Dị thời nghiệp duyên.
  13. Sắc vật thực duyên (Rūpa āhārapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách chất bổ do miếng ăn v.v…
  14. Danh vật thực duyên (Nāma āhārapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách thâu hút đem cảnh lại mạnh hơn pháp đồng sanh, nên gọi là Danh vật thực duyên.
  15. Câu sanh quyền duyên (Sahajātindriyapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách pháp quyền danh mà đồng sanh với pháp sở duyên hay là giúp bằng cách cai quản và đồng sanh.
  16. Tiền sanh quyền duyên (Purejātindriyapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách cai quản ủng hộ.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Purejāto hutvā indriyabhāvena upakārako dhammo = purejātindriyapaccayo: Pháp hộ trợ bằng cách có quyền và sanh trước, thế gọi là Tiền sanh quyền duyên.

  1. Sắc mạng quyền duyên (Rūpajīvitindriyapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ cho pháp khác bằng sự cai quản của sắc mạng quyền làm cho trong thân thể không hư hoại.
  2. Câu sanh bất tương ưng duyên (Sahajātavippayuttapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách sanh đồng thời mà không hòa trộn nhau.
  3. Vật tiền sanh bất tương ưng duyên (Vatthupurejātavippayuttapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý vật sanh trước giúp cho tâm sanh sau. (lẽ dĩ nhiên là tâm và sắc không bao giờ hòa trộn đặng).
  4. Vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên (Vatthārammaṇapurejātavippayuttapaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng 4 trạng thái:
    • 1 là giúp bằng cách vật (sắc ý vật).
    • 2 là giúp bằng cách cảnh.
    • 3 là giúp bằng cách sanh trước.
    • 4 là giúp bằng cách bất hợp (bất tương ưng).
  5. Hậu sanh bất tương ưng duyên (Pacchājātavippayuttapaccayo) là mãnh lực trợ giúp bằng cách sanh sau mà không hòa trộn.
  6. Câu sanh hiện hữu duyên (Sahajātatthipaccayo) là trợ giúp, ủng hộ bằng cách đồng sanh với nhau và đang còn.
  7. Cảnh tiền sanh hiện hữu duyên (Ārammaṇapurejātatthipaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách sanh trước mà còn và làm cảnh cho pháp sở duyên.
  8. Vật tiền sanh hiện hữu duyên (Vatthupurejātatthipaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách 6 vật (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý vật (tim)) sanh trước và còn.
  9. Hậu sanh hiện hữu duyên (Pacchājātatthipaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách sanh ra sau và còn.
  10. Vật thực hiện hữu duyên (Āhāratthipaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách chất bổ đang còn.
  11. Quyền hiện hữu duyên (Indriyatthipaccayo) là mãnh lực trợ giúp, ủng hộ bằng cách sắc mạng quyền đang còn.

 

6 duyên sau đây trùng 6 duyên như vầy:

  1. Câu sanh bất ly duyên giống như Câu sanh hiện hữu duyên.
  2. Cảnh tiền sanh bất ly duyên giống như Cảnh tiền sanh hiện hữu duyên.
  3. Vật tiền sanh bất ly duyên giống như Vật tiền sanh hiện hữu duyên.
  4. Hậu sanh bất ly duyên giống như Hậu sanh hiện hữu duyên.
  5. Vật thực bất ly duyên giống như Vật thực hiện hữu duyên.
  6. Quyền bất ly duyên giống như Quyền hiện hữu duyên.

~~~~~~~~~~

  24 DUYÊN CHIA THÀNH 47 DUYÊN.  
  • Trong 24 duyên có 14 duyên không chia là duyên số 1, 2, 4, 5, 6, 7, 11, 12, 14, 17, 18, 19, 22 và 23.
  • Còn 10 duyên ngoài ra chia thành 33 duyên rộng như sau:
  • Trưởng duyên chia thành 2: Cảnh trưởng duyên, Câu sanh trưởng duyên.
  • Tiền sanh duyên chia thành 2: Vật tiền sanh duyên, Cảnh tiền sanh duyên.
  • Nghiệp duyên chia thành 2: Câu sanh nghiệp duyên, Dị thời nghiệp duyên.
  • Vật thực duyên chia thành 2: Sắc vật thực duyên, Danh vật thực duyên.
  • Y chỉ duyên chia thành 2 hoặc 3: Câu sanh y duyên, Tiền sanh y duyên.

Tiền sanh y duyên chia làm 2: Vật tiền sanh y duyên, Vật cảnh tiền sanh y duyên.

  • Cận y duyên chia thành 3: Cảnh cận y duyên, Vô gián cận y duyên, Thường cận y duyên.
  • Quyền duyên chia thành 3: Câu sanh quyền duyên, Tiền sanh quyền duyên, Sắc mạng quyền duyên.
  • Bất tương ưng duyên chia thành 4: Câu sanh bất tương ưng duyên, Vật tiền sanh bất tương ưng duyên, Vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên, Hậu sanh bất tương ưng duyên.
  • Hiện hữu duyên chia thành 5 hoặc 6: Câu sanh hiện hữu duyên, Tiền sanh hiện hữu duyên, Hậu sanh hiện hữu duyên, Vật thực hiện hữu duyên, Sắc mạng quyền hiện hữu duyên.

Tiền sanh hiện hữu duyên chia thành: Cảnh tiền sanh hiện hữu duyên, Vật tiền sanh hiện hữu duyên.

  • Bất ly duyên chia thành 5 hoặc 6: Câu sanh bất ly duyên, Tiền sanh bất ly duyên, Hậu sanh bất ly duyên, Vật thực bất ly duyên, Quyền bất ly duyên.

Tiền sanh bất ly duyên chia thành: Cảnh tiền sanh bất ly duyên, Vật tiền sanh bất ly duyên.

Cho nên trong văn lục bát có nêu như vầy:

Bất ly còn hiện hai duyên,

Chia năm duyên nhỏ, Sanh tiền đồng sanh.

Đoàn thực sanh hậu phân rành,

Lại thêm sắc mạng quyền thành là năm.

~~~~~~~~~~

 

KẾ 12 DUYÊN TRÙNG

Như sau:

  • Đẳng vô gián duyên trùng Vô gián duyên.
  • Cảnh cận y duyên trùng Cảnh trưởng duyên.
  • Vô gián cận y duyên trùng Vô gián duyên.
  • Vật tiền sanh bất tương ưng duyên trùng Vật tiền sanh y duyên.
  • Vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên trùng Vật Cảnh tiền sanh y duyên.
  • Hậu sanh bất tương ưng duyên trùng Hậu sanh duyên.

 

Sáu duyên sau từ số 42-47 trùng sáu duyên trước từ 34-39.

Theo 47 duyên trùng 12 duyên, còn lại 35 duyên phải học chi pháp, câu lọc v.v… . Về sau, miễn nhắc những duyên trùng.

 

Theo lời giải của tập “Đại Xứ Giải” in kỳ sau, trang 475, hàng 18 về sau có nói như vầy: Bởi vì khi đức Phật ngài thuyết “Vô gián duyên” rồi, thì Ngài xét thấy căn cơ của chúng sanh cũng có bậc không thể tỏ ngộ dễ dàng. Vì thế nên Ngài mới nói luôn “Đẳng vô gián duyên”, dù trùng chi pháp … nhưng cũng giúp thêm cho Vô gián duyên càng chặt chẽ, mà Ngài đổi tên Đẳng vô gián duyên càng rõ nghĩa lý hơn danh từ Vô gián duyên nữa (cũng như sắc pháp có nhiều tên vậy, ý lý trình bày nhiều khía cạnh).

Các duyên sau trùng, cũng lý như thế.

 

35 duyên còn lại không trùng. Trước sẽ kể chi pháp là pháp năng duyên, pháp sở duyên và pháp địch duyên.

  • Pháp năng duyên tức là pháp duyên về phần mãnh lực trợ giúp, ủng hộ, cũng gọi là nhân.
  • Pháp sở duyên về phần thành tựu kết quả do nhờ pháp năng duyên, cũng gọi là quả.
  • Còn pháp địch duyên hoặc đối lập duyên là ngoài ra pháp sở duyên tức là không nương nhờ pháp năng duyên. Níp-bàn và chế định thường thuộc về pháp này, cũng gọi là ngoại quả.

Có những câu chú giải (vacanaṭṭha) như sau:

  • Chú giải duyên tức là năng duyên đã có trước.
  • Pāḷi chú giải sở duyên như vầy: Paccayato uppannaṃ = paccayuppannaṃ: Sanh ra từ nơi duyên gọi là sở duyên.
  • 2 Câu Pāḷi chú giải địch duyên như vầy:
  • Paccayuppannassa paṭivaruddhaṃ anikaṃ = paccanikaṃ: Về phần trái nghịch với sở duyên gọi là địch hay đối lập.
  • Paccyuppannena paccati virujjhatīti = paccaniko: Nghịch lẫn với sở duyên nên gọi là địch hay đối lập.

 ~~~~~~~~~~

icon-pdf-2.jpg (28 KB)

ban-do-duyen-hop-tro.jpg (4.22 MB)

Nguồn: phatgiaonguyenthuy.com

 

Từ khóa » Sơ đồ Abhidhamma