Ban Hành Kèm Theo Quyết định Số: 14/2005/QĐ-VKSTC

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

 

ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n

céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

tèi cao

§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

-*-

***********************************

 

 

 

 

 

 

quy chÕ

b¶o vÖ bÝ mËt Nhµ n­íc trong ngµnh kiÓm s¸t.

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 14/2005/QĐ-VKSTC   

ngày 21 tháng 01 năm 2005 của Viện trưởng VKSND Tối cao).

 

vvvvv

Chương I

Nh÷ng quy ®Þnh chung

Điều 1:Bí mật Nhà nước trong ngành kiểm sát thuộc phạm vi danh mục bí mật Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quy định đối với ngành kiểm sát tại Quyết định số 88/2004/QĐ-TTg ngày 21/5/2004; do Bộ trưởng bộ Công an quy định tại Quyết định số 481/2004/QĐ-BCA (A11) ngày 27/5/2004 (Sau đây gọi tắt là bí mật Nhà nước trong ngành kiểm sát) và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 2: Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành kiểm sát làm các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước trong ngành kiểm sát.

Điều 3: Cán bộ, công chức làm công tác có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước của ngành kiểm sát phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức cảnh giác bảo vệ bí mật Nhà nước, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Những người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật Nhà nước trong ngành kiểm sát dưới mọi hình thức phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Qui chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 4: Nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, cung cấp, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép các bí mật Nhà nước và các hành vi khác vi phạm quy định về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước của ngành kiểm sát.

Chương II

Nh÷ng quy ®Þnh cô thÓ

 

I. X¸c ®Þnh ®é mËt, thay ®æi ®é mËt, gi¶i mËt, söa ®æi, bæ sung danh môc bÝ mËt Nhµ n­íc:

Điều 5: Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp có trách nhiệm:

1- Nắm chắc phạm vi bí mật Nhà nước theo danh mục bí mật     Nhà nước của ngành kiểm sát được quy định tại Quyết định số              88/2004 /QĐ-TTg ngày 21/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 481/2004/QĐ-BCA (A11) ngày 27/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an. Xác định kịp thời, chính xác mọi bí mật Nhà nước theo từng độ mật, gồm các bí mật Nhà nước hiện có hoặc phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Đối với những nội dung mới chưa có trong danh mục mà yêu cầu thực tế đặt ra phải đảm bảo bí mật thì báo cáo ngay Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2- Vào quí I hàng năm phải xem xét danh mục bí mật Nhà nước thuộc phạm vi cơ quan, đơn vị mình quản lý; trường hợp thấy danh mục không còn phù hợp, cần thay đổi độ mật, cần giải mật hoặc xác định những nội dung mới cần được bảo mật thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất việc sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

II. B¶o vÖ bÝ mËt trong viÖc so¹n th¶o, sao, chôp, in c¸c tµi liÖu bÝ mËt Nhµ n­íc:

Điều 6: Khi soạn thảo, đánh máy, in các văn bản, sao, chụp hồ sơ, tài liệu vật mang bí mật Nhà nước có liên quan đến bí mật Nhà nước của ngành kiểm sát phải tuân theo các quy định sau:

1- Việc soạn thảo, đánh máy, in, sao, chụp tài liệu mật phải được tiến hành ở nơi an toàn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài liệu mật quy định. Trường hợp đặc biệt khi có yêu cầu phải soạn thảo  trên hệ thống thiết bị đã qua kiểm tra và đủ điều kiện về an toàn, bí mật. Không được sử dụng máy vi tính đã kết nối mạng Internet để đánh máy, in, sao và lưu văn bản thuộc loại tài liệu mật.

2- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị giao cho người có đủ tiêu chuẩn quy định tại điều 3 Quy chế này thực hiện nhiệm vụ đánh máy, in, sao, chụp tài liệu mật. Không thuê người ngoài cơ quan làm các nhiệm vụ trên. Trường hợp cấp thiết phải do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm.

3- Khi soạn thảo văn bản có nội dung bí mật Nhà nước, người soạn thảo phải đề xuất với Thủ trưởng trực tiếp về mức độ mật theo đúng danh mục; người duyệt, ký văn bản chịu trách nhiệm quyết định việc đóng dấu mức độ mật, số lượng bản phát hành, phạm vi lưu hành. Trường hợp chủ động được thì quy định ngay thời gian bảo mật đối với tài liệu đó. Đối với vật mang bí mật Nhà nước (Băng, đĩa, phim...) phải được niêm phong, có văn bản ghi rõ tên của vật lưu kèm theo và đóng dấu mức độ mật vào văn bản này.

4- Khi tổ chức lấy ý kiến để xây dựng dự thảo văn bản có nội dung bí mật Nhà nước đối với các ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải xác định cụ thể phạm vi, đối tượng, phải đóng dấu xác định mức độ mật cần thiết vào dự thảo trước khi gửi xin ý kiến. Cơ quan, đơn vị, cá nhân nhận được dự thảo phải thực hiện việc quản lý, sử dụng theo đúng độ mật đã ghi trên dự thảo.

5- Người có trách nhiệm đánh máy, in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước chỉ được in, sao, chụp đủ số lượng văn bản, đóng dấu độ mật, dấu thu hồi (nếu cần), đánh số trang, số bản, số lượng in, phạm vi lưu hành, tên người đánh máy, in, soát, sao chụp tài liệu. Đối với tài liệu mật sao, chụp ở dạng băng, đĩa, phim... phải niêm phong và đóng dấu độ mật, ghi rõ tên người sao, chụp ở bì niêm phong. Tuyệt đối không được đánh máy thừa hoặc in thừa. Sau khi đánh máy, in, sao, chụp xong phải kiểm tra lại và huỷ ngay bản thảo (nếu không cần lưu), những bản đánh máy, in, sao chụp hỏng, giấy nến, giấy than đã sử dụng để in, sao các tài liệu đó, có sự chứng kiến của người nhận văn bản hoặc cán bộ bảo mật (nếu có). Việc soạn thảo tài liệu mật trên máy vi tính, phải xoá ngay dữ liệu sau khi hoàn thành việc in tài liệu, trường hợp đặc biệt chỉ được lưu đến khi văn bản phát hành.

Việc sao, chụp văn bản, tài liệu mật hoặc các vật mang bí mật Nhà nước (Băng, đĩa, phim, ảnh...): Đối với tài liệu độ "Tuyệt mật", "Tối mật" phải được nơi ban hành tài liệu gốc đồng ý bằng văn bản ghi rõ số lượng được thực hiện. Đối với tài liệu độ "Mật" phải được Thủ trưởng đơn vị đồng ý.

6- Việc đóng dấu mức độ mật vào tài liệu mật và mẫu dấu các độ mật, mẫu dấu tài liệu thu hồi và mẫu dấu chỉ người có tên mới được bóc bì quy định như sau:

a) Mẫu con dấu "Mật":                      

Hình chữ nhật, kích thước 20mm x 8mm, có đường viền xung quanh, bên trong là chữ "Mật" in hoa đậm nét, cách đều đường viền 2mm.

b) Mẫu con dấu "Tối mật":                

Hình chữ nhật, kích thước 30mm x 8mm, có đường viền xung quanh, bên trong là chữ "tối Mật" in hoa đậm nét, cách đều đường viền 2mm.

c) Mẫu con dấu "Tuyệt mật":

Hình chữ nhật, kích thước 40mm x 8mm, có đường viền xung quanh, bên trong là chữ "tuyệt Mật" in hoa đậm nét, cách đều đường viền 2mm.

d) Mẫu con dấu thu hồi tài liệu mang bí mật Nhà nước:

Text Box: Tµi liÖu thu håi  Thêi h¹n...............................   

 

                  

 

Hình chữ nhật, kích thước 80mm x 15mm, có đường viền xung quanh, bên trong có hai hàng chữ, hàng trên là hàng chữ in hoa nét đậm "tài liệu thu hồi",  hàng dưới là chữ "Thời hạn" in thường ở đầu hàng và dấu chấm cho đến hết, chữ ở các hàng cách đều đường viền 2mm.

Dấu thu hồi tài liệu mang bí mật Nhà nước sử dụng trong trường hợp tài liệu mật chỉ được phát ra trong một thời gian nhất định, người sử dụng chỉ được sử dụng trong thời hạn đó rồi nộp lại cho nơi phát tài liệu. Khi đóng dấu "Tài liệu thu hồi" vào tài liệu phát ra, ở dòng dưới phải ghi rõ thời gian thu hồi tài liệu trước ngày, giờ cụ thể.

e) Mẫu con dấu "Chỉ người có tên mới được bóc bì".

Text Box: ChØ ng­êi cã tªn míi ®­îc bãc b×   

 

Hình chữ nhật, kích thước 100mm x 10mm, có đường viền xung quanh, bên trong là hàng chữ "Chỉ người có tên mới được bóc bì" in thường đậm nét, cách đều đường viền 2mm.

Dấu "Chỉ người có tên mới được bóc bì" sử dụng trong trường hợp chuyển tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật mà chỉ người nhận ghi trên bì mới được bóc bì để bảo đảm bí mật của tài liệu. Bộ phận chuyển tài liệu phải chuyển tận tay người có tên trên bì trước khi bì được bóc.

7- Mực dùng để đóng các loại con dấu trên là loại mực màu đỏ tươi.

8- Bộ phận văn thư xử lý tài liệu mang bí mật Nhà nước của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và đóng các loại con dấu trên theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền xác định độ mật theo quy định.

III. b¶o vÖ bÝ mËt Nhµ n­íc trong viÖc vËn chuyÓn, giao nhËn tµi liÖu, vËt mang bÝ mËt Nhµ n­íc.

Điều 7: Việc vận chuyển, giao nhận các tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước (sau đây gọi chung là tài liệu mật) phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và thực hiện theo các quy định sau:

1- Giao nhận tài liệu mật:

Mọi trường hợp giao, nhận tài liệu mật giữa các khâu: Người soạn thảo, đánh máy, in, văn thư, giao liên, người có trách nhiệm giải quyết, người lưu giữ, bảo quản... đều phải vào sổ có ký nhận của người giao, người nhận. Việc giao nhận tài liệu mật phải được thực hiện trực tiếp tại nơi làm việc, đảm bảo an toàn theo quy định của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tài liệu mật.

2- Gửi tài liệu mật đi:

a) Vào sổ: Tài liệu mật trước khi gửi đi phải vào sổ "Tài liệu mật đi". Phải ghi đầy đủ các cột, mục sau: số thứ tự, ngày, tháng, năm, nơi nhận, trích yếu nội dung, độ mật, độ khẩn, người ký nhận (ghi rõ họ tên). Trường hợp gửi tài liệu mật độ "Tuyệt mật" thì cột trích yếu nội dung chỉ được ghi khi người có thẩm quyền đồng ý. Tài liệu mật gửi đi phải cho vào bì dán kín và chuyển đến văn thư để làm bì ngoài gửi đi.

b) Lập phiếu gửi: Tài liệu mật gửi đi phải kèm theo phiếu gửi và phải bỏ chung vào bì cùng với tài liệu. Phiếu gửi phải ghi rõ nơi gửi, số phiếu gửi, nơi nhận, số ký hiệu từng tài liệu gửi đi, đóng dấu độ mật, độ khẩn của tài liệu vào góc trên phía trái của tờ phiếu.

Khi nhận tài liệu mật, nơi nhận phải hoàn lại phiếu gửi cho nơi đã gửi tài liệu mật.

c) Làm bì: Tài liệu mật gửi đi không được bỏ chung trong một bì với tài liệu thường. Bì gửi tài liệu mật phải làm bằng chất liệu giấy dai, độ thấm nước thấp, khó bóc, không nhìn thấu qua được.

Đóng dấu ký hiệu các độ mật ngoài bì như sau:

Oval: C  - Tài liệu độ "Mật" đóng dấu chữ "C" (con dấu chữ "C" in hoa nét đậm, nằm trong đường viền tròn, đường kính 1,5cm).      

 

Oval: B  - Tài liệu độ "Tối mật" đóng dấu chữ "B": (con dấu chữ "B" in hoa nét đậm, nằm trong đường viền tròn, đường kính 1,5cm). 

- Tài liệu độ "Tuyệt mật" gửi bằng hai bì:

+ Bì trong: Ghi rõ số, ký hiệu của tài liệu, tên người nhận, đóng dấu độ "Tuyệt mật". Nếu tài liệu được gửi đích danh cho người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu "Chỉ người có tên mới được bóc bì".

Oval: A  + Bì ngoài: Ghi như tài liệu thường, đóng dấu chữ "A" (con dấu chữ "A" in hoa nét đậm nằm trong đường viền tròn, đường kính             1,5cm).              

 

d) Niêm phong: Tài liệu "Tuyệt mật", "Tối mật" gửi đi, bì trong sau khi dán hồ phải niêm phong chỗ giao điểm các mối chéo phía sau của bì bằng si hoặc bằng giấy mỏng khó bóc. Dấu niêm phong đóng một nửa trên si hoặc trên giấy niêm phong, một nửa trên giấy bì, dùng mực dấu mầu đỏ tươi.

3- Nhận tài liệu mật đến:

Mọi tài liệu mật từ bất cứ nguồn nào gửi đến đều phải qua bộ phận văn thư cơ quan, đơn vị vào sổ "Tài liệu mật đến" để theo dõi và chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết.

Trường hợp tài liệu mật đến mà bì trong có dấu "chỉ người có tên mới được bóc bì" thì văn thư vào sổ số tài liệu ghi ngoài bì và chuyển ngay đến người có tên trên bì. Nếu người có tên trên bì đi vắng thì chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết. Văn thư không được bóc bì.

Mọi tài liệu mật đến sau khi nhận, kiểm tra xong, văn thư phải ký xác nhận vào phiếu gửi và trả lại nơi gửi tài liệu đó.

Trường hợp thấy tài liệu mật gửi đến mà nơi gửi không thực hiện đúng thủ tục bảo mật thì chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết, đồng thời thông tin lại nơi gửi để rút kinh nghiệm. Nếu phát hiện tài liệu mật gửi đến có dấu hiệu bị bóc, mở bao bì, lộ bí mật hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng... thì người nhận phải lập biên bản xác nhận và báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.

4- Thu hồi tài liệu mật:

Những tài liệu mật có đóng dấu "Tài liệu thu hồi", văn thư phải theo dõi, thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng thời hạn. Khi nhận cũng như khi trả phải kiểm tra, đối chiếu đảm bảo tài liệu không bị thất lạc.

5- Vận chuyển tài liệu mật:

Vận chuyển tài liệu mật phải đảm bảo an toàn tuyệt đối theo quy định sau:

- Do cán bộ làm công tác bảo mật hoặc cán bộ văn thư, giao liên của cơ quan, đơn vị thực hiện. Nếu vận chuyển theo đường Bưu điện phải thực hiện theo quy định riêng của ngành Bưu chính - Viễn thông.

- Khi vận chuyển tài liệu mật phải có đủ phương tiện đáp ứng việc bảo quản, mang, giữ; trong mọi trường hợp phải có người có trách nhiệm coi giữ cẩn thận, đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tài liệu mật.

IV. Thèng kª, cÊt gi÷, b¶o qu¶n c¸c tµi liÖu thuéc bÝ mËt Nhµ n­íc:

Điều 8: Việc thống kê, cất giữ, bảo quản tài liệu mật phải được thực hiện theo các quy định sau:

1- Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp phải lập sổ thống kê các loại tài liệu mật do cơ quan, đơn vị mình quản lý theo trình tự thời gian và theo từng độ mật (gồm các tài liệu mật hiện có, phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị hoặc được tiếp nhận từ bên ngoài gửi tới).

2- Tài liệu mật phải được cất giữ, bảo quản nghiêm ngặt tại nơi bảo đảm an toàn tuyệt đối do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định. Không được tự ý mang tài liệu mật ra ngoài cơ quan hoặc mang về nhà riêng. Ngoài giờ làm việc phải cất tài liệu mật vào tủ, bàn, két khoá chắc chắn.

3- Tài liệu mật độ "Tuyệt mật", "Tối mật" phải được cất giữ bảo quản riêng, có người phụ trách do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ định.

4- Cán bộ, công chức ngành kiểm sát đi công tác, hội họp ngoài cơ quan hoặc được làm việc tại nhà riêng cần mang theo tài liệu mật phải được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý, chỉ được mang theo những tài liệu mật có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, phải đăng ký với bộ phận bảo mật của cơ quan, đơn vị; phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình mang đi; khi về cùng cán bộ bảo mật kiểm tra lại và nộp trả cơ quan, đơn vị. Việc bàn giao phải được thể hiện bằng biên bản chi tiết và mỗi bên giữ 01 bản.

5- Tuỳ theo tính chất của từng nơi cất giữ tài liệu mật mà áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp với nguyên tắc phải bảo đảm an toàn tuyệt đối, có nội qui bảo vệ chặt chẽ; không để người không có trách nhiệm ra vào nơi này.

V. b¶o vÖ bÝ mËt Nhµ n­íc trong viÖc phæ biÕn, l­u hµnh, t×m hiÓu, sö dông tµi liÖu thuéc bÝ mËt Nhµ n­íc.

Điều 9: Việc phổ biến, lưu hành, tìm hiểu, sử dụng tài liệu mật phải theo đúng các quy định sau:

1- Phạm vi đối tượng:

a) Độ "Tuyệt mật" chỉ có cá nhân người giải quyết được biết.

b) Độ "Tối mật" chỉ phổ biến đến những người hoặc những đơn vị có trách nhiệm giải quyết.

c) Độ "Mật" được phổ biến đến những người, những đơn vị có quan hệ đến việc thi hành văn bản.

2- Thực hiện ở nơi đảm bảo an toàn, do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định.

3- Người phổ biến, giao nhiệm vụ phải thực hiện đúng nội dung cấp trên giao và có trách nhiệm nhắc người nghe, tìm hiểu giữ bí mật.

4- Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình khi được phép của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật Nhà nước cần phổ biến. Người được nghe, được tìm hiểu, ghi chép, ghi âm, quay phim, chụp ảnh... phải thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người chủ trì; phải bảo quản, sử dụng bí mật Nhà nước được phổ biến như tài liệu gốc.

Điều 10: Khi triển khai thực hiện tài liệu mật, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tài liệu mật phải thông báo cho cá nhân hoặc bộ phận trực tiếp thực hiện biết mức độ mật của tài liệu; người được giao thực hiện không được làm lộ nội dung tài liệu mật cho người không có trách nhiệm biết.

VI. b¶o vÖ bÝ mËt Nhµ n­íc trong th«ng tin liªn l¹c vµ th«ng tin ®¹i chóng.

Điều 11: Mọi nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước trong ngành kiểm sát chuyển nhận bằng các phương tiện thông tin vô tuyến, hữu tuyến, điện báo, Fax... đều phải mã hoá bằng Luật mật mã của cơ yếu; tuyệt đối không sử dụng điện rõ. Không trao đổi nội dung tài liệu mật qua hệ thống điện thoại thông thường.

Điều 12: Mọi trường hợp trao đổi, cung cấp tình hình, số liệu, thông tin có nội dung bí mật Nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và phải chịu trách nhiệm đối với việc cung cấp thông tin. Không được cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước cho cơ quan báo chí. Không được viết bài, đưa tin, bình luận về nội dung các vụ việc mà Viện kiểm sát các cấp đang giải quyết làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả kiểm sát.

Điều 13: Các cơ quan, đơn vị có lưu giữ bí mật Nhà nước thuộc danh mục bí mật Nhà nước của ngành kiểm sát khi cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, phải được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định sau:

1- Bí mật Nhà nước độ "Tuyệt mật" và "Tối mật" do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao duyệt.

2- Bí mật Nhà nước độ "Mật" do Vụ trưởng (hoặc tương đương) các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh duyệt.

3- Cơ quan, đơn vị và người thực hiện chỉ được cung cấp theo đúng nội dung đã được duyệt. Bên nhận thông tin không được làm lộ thông tin và không được cung cấp thông tin đã nhận cho bên khác. Nội dung buổi làm việc về cung cấp thông tin phải được thực hiện chi tiết bằng biên bản để báo cáo với người đã duyệt cung cấp thông tin và nộp lại bộ phận bảo mật của cơ quan, đơn vị.

VII. b¶o vÖ bÝ mËt Nhµ n­íc trong ho¹t ®éng ®èi ngo¹i.

Điều 14: Khi quan hệ tiếp xúc với cơ quan, tổ chức nước ngoài, cá nhân người nước ngoài (ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài) để thi hành công vụ, phải tuân theo các quy định sau:

1- Chỉ được trao đổi những nội dung đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt và phải báo cáo kết quả cuộc tiếp xúc nói trên với thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Ngoài ra không được tiết lộ bí mật Nhà nước nói chung và bí mật Nhà nước của ngành kiểm sát nói riêng.

2- Nếu có yêu cầu phải cung cấp tài liệu mật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, phải tuân thủ nguyên tắc:

a) Bảo vệ lợi ích Quốc gia.

b) Chỉ cung cấp thông tin được cấp có thẩm quyền duyệt đồng ý theo quy định sau:

- Bí mật Nhà nước độ "Tuyệt mật" do Thủ tướng Chính phủ duyệt.

- Bí mật Nhà nước độ "Tối mật" do Bộ trưởng Bộ Công an duyệt.

- Bí mật Nhà nước độ "Mật" do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao duyệt.

Khi cung cấp thông tin phải có biên bản, trong đó bên nhận tin phải cam kết sử dụng đúng mục đích nguồn thông tin nhận được và không tiết lộ cho bên thứ 3.

VIII. B¶o vÖ bÝ mËt Nhµ n­íc trong viÖc tiªu huû tµi liÖu thuéc bÝ mËt Nhµ n­íc.

Điều 15: Mọi trường hợp tiêu huỷ tài liệu mật phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đối với tài liệu mật độ "Tuyệt mật", "Tối mật"); Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự TW (đối với tài liệu mật độ "Mật"). Căn cứ quy định trên, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tài liệu mật liên quan có trách nhiệm xem xét, quyết định việc tiêu huỷ tài liệu mật trong phạm vi quản lý của mình.

Điều 16: Khi tổ chức tiêu huỷ tài liệu mật phải lập hội đồng gồm: Thủ trưởng cơ quan có tài liệu mật làm Chủ tịch hội đồng; đại diện của các đơn vị hoặc bộ phận:Văn phòng, Hành chính, Lưu trữ, người trực tiếp quản lý các tài liệu mật, cán bộ bảo mật, đại diện các cơ quan có liên quan tham gia do Chủ tịch hội đồng quyết định.

Hội đồng tiêu huỷ tài liệu mật có trách nhiệm:

1- Đối với văn bản, tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước không cần thiết đưa vào lưu trữ Nhà nước thì hội đồng lập danh mục và tờ trình báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực của ngành kiểm sát xem xét, quyết định việc tiêu huỷ.

Đối với mật mã, thực hiện tiêu huỷ theo quy định của Ban Cơ yếu Chính phủ.

2- Trong quá trình thực hiện tiêu huỷ tài liệu mật phải bảo đảm:

- Không tiết lộ, để lọt nội dung tài liệu mật.

- Đối với tài liệu mật và văn bản in trên chất liệu giấy phải đốt, xé, nghiền nhỏ tới mức không thể chắp ghép.

- Đối với tài liệu mật là vật mang bí mật Nhà nước (Băng, đĩa, phim... đã sử dụng) phải làm thay đổi toàn bộ hình dạng và tính năng tác dụng để không còn phục hồi, khai thác, sử dụng được.

3- Lập biên bản thống kê đầy đủ danh mục từng tài liệu mật đã tiêu huỷ, trong đó phải ghi rõ số công văn, số bản, trích yếu nội dung tài liệu. Nội dung biên bản phải phản ánh phương thức, trình tự tiến hành và người thực hiện tiêu huỷ tài liệu mật. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia, sau đó nộp lưu tại bộ phận bảo mật của cơ quan, đơn vị.

IX. Cam kÕt b¶o vÖ bÝ mËt Nhµ n­íc.

Điều 17: Cán bộ được cử làm công tác bảo mật phải làm bản cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước để lưu hồ sơ nhân sự cuả cơ quan, đơn vị.

Điều 18: Người được tiếp xúc (nghe phổ biến, nghiên cứu, sử dụng...) tin tức, tài liệu độ "Tuyệt mật", "Tối mật" phải cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước bằng cách lập danh sách ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị, những nội dung bí mật được tiếp xúc, ký tên. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm lập danh sách này, cùng ký tên và nộp lưu tại bộ phận bảo mật của cơ quan, đơn vị chủ quản.

X. KiÓm tra thùc hiÖn c«ng t¸c b¶o vÖ bÝ mËt Nhµ n­íc vµ chÕ ®é b¸o c¸o.

Điều 19:Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ hoặc có nhiệm vụ liên quan đến bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực ngành kiểm sát, thực hiện việc kiểm tra công tác theo định kỳ và đột xuất do cán bộ bảo mật thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

1- Kiểm tra đột xuất: là kiểm tra một số vụ, việc về công tác bảo mật, có thể tiến hành kiểm tra bất cứ lúc nào, nơi nào thấy cần kiểm tra.

2- Kiểm tra định kỳ: là kiểm tra toàn diện về việc thực hiện công tác bảo mật đối với từng bộ phận, từng khâu công tác, ít nhất mỗi năm phải kiểm tra 1 lần.

3- Nội dung các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất do bộ phận hoặc cán bộ tham mưu đề xuất, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra phải có biên bản ghi nhận ưu điểm, khuyết điểm và kiến nghị của người thực hiện kiểm tra, báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và gửi lên cấp trên theo hệ thống ngành dọc.

Điều 20: Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ, hoặc có nhiệm vụ liên quan đến bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực ngành kiểm sát thực hiện chế độ báo cáo theo các hình thức sau:

1- Báo cáo đột xuất: là báo cáo ngay những vụ việc đột xuất nếu gây phương hại đến bí mật Nhà nước như có những hành vi thông báo, chuyển giao, tiết lộ bí mật Nhà nước dưới mọi hình thức cho người không có phận sự; làm mất, thất thoát tài liệu Mật.

Nội dung báo cáo phải ghi đầy đủ địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, đồng thời tiến hành ngay các biện pháp kiểm tra, xác minh, truy xét, thu hồi, ngăn chặn, hạn chế tác hại có thể xảy ra thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.

2- Báo cáo định kỳ: là báo cáo toàn diện công việc thực hiện công tác bảo mật của cơ quan, đơn vị, mỗi năm 1 lần cùng với thời điểm báo cáo công tác năm do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký và được gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Văn phòng) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Chương III

Khen th­ëng, xö lý vi ph¹m

 

Điều 21: Tập thể, cá nhân sẽ được xét khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước, dựa trên các tiêu chí sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ bí mật Nhà nước theo nhiệm vụ được giao.

- Vượt khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ bí mật Nhà nước. Ngăn chặn và khắc phục được hậu quả, tác hại do việc làm lộ, làm mất, thất thoát bí mật Nhà nước do người khác gây ra.

- Phát hiện, tố giác kịp thời các hành vi dò xét, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép bí mật Nhà nước.

Có thành tích đột xuất khác liên quan đến bảo vệ bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực của ngành kiểm sát.

Điều 22:Tập thể, cá nhân vi phạm chế độ bảo vệ bí mật Nhà nước được quy định tại Qui chế này và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành kiểm sát hoặc gây phương hại đến an ninh quốc gia thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Chương IV

®iÒu kho¶n thi hµnh

Điều 23: Việc thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước của ngành kiểm sát là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong và ngoài ngành kiểm sát. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Qui chế này.

Điều 24: Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong toàn ngành kiểm sát.

Điều 25: Ngoài các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước của ngành kiểm sát tại Qui chế này, Viện kiểm sát các cấp phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước; Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước; Thông tư số 12/2002/TT-BCA (A11) ngày 13/9/2002 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ và các quy định của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực bảo vệ bí mật Nhà nước./.

 

 

 Kt. viÖn tr­ëng

ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao

Phã ViÖn tr­ëng

Đã ký: Trần Thu

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  

Từ khóa » B Là Tối Mật